Cần phải đa dạng hoá các “kênh” hợp tác, hoạt động hợp tác quốc tế về CGCN để mở rộng và tăng cường theo nhiều mức độ khác nhau, từ hợp tác với cơ quan quản lý KH&CN của các nước, đến các quỹ nghiên cứu KH&CN, các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội khác. Các nội dung hợp tác cần chủ động gắn chặt với nhu cầu phát triển KH&CN trong nước, trong đó chú trọng đến nhu cầu hợp tác quốc tế của địa phương.
Tăng cường việc hợp tác, trao đổi cán bộ, sinh viên khoa học công nghệ đi học tập và đào tạo ở các quốc gia có trình độ chuyển giao công nghệ phát triển, nhất là đối với các ngành khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia. Tăng cường tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế về chuyển giao công nghệ. Tranh thủ các đối tác quốc tế về tri thức, kinh nghiệm, thông tin khoa học, bí quyết công nghệ, đào tạo nhân lực và hỗ trợ trang thiết bị, góp phần đẩy nhanh quá trình CGCN.
KẾT LUẬN
CGCN đang trở thành nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0. Hoạt động CGCN trong thời gian vừa qua đã góp phần nâng cao trình độ sản xuất của Việt Nam, tăng cường cơ sở vật chất cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Thông qua chuyển giao và ứng dụng công nghệ, Việt Nam đã rút ngắn khoảng cách về trình độ, năng lực công nghệ so với các nước, thậm chí một số lĩnh vực đã có bước tiến vượt bậc như công nghệ thông tin và viễn thông, công nghệ điện toán đám mây, công nghệ vật liệu mới, tự động hóa… Tuy nhiên, vấn đề CGCN cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam. Nếu không biết lựa chọn, giám định công nghệ, Việt Nam có thể tiếp nhận công nghệ lạc hậu, không phù hợp với nhu cầu phát triển đất nước, gây ra các tác động, hậu quả tiêu cực như lãng phí ngân sách, tiêu hao nhiều năng lượng, gây phát thải khí nhà kính, ô nhiễm môi trường…
Chuyển giao công nghệ là một khái niệm xuất hiện trong mấy thập niên gần đây và là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là đối với những nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Việt Nam.
Việc phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về CGCN ở Việt Nam có vai trò quan trọng, giúp Việt Nam đánh giá đúng thực trạng, nhìn ra các ưu điểm cần phát triển và các tồn tại, hạn chế cần khắc phục đề công tác QLNN về CGCN thực sự đóng góp tốt nhất cho sự phát triển của Việt Nam trong thị trường mở cửa và hội nhập với quốc tế đầy cơ hội và thách thức.
Với mong muốn các giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về CGCN để góp phần vào sự phát triển của Việt Nam, tác giả đã hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này với các kết quả: Hệ thống hoá lý luận về công tác QLNN về CGCN, thực hiện thu thập số liệu, phân tích và đánh giá thực trạng công tác QLNN về CGCN và đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về CGCN ở Việt Nam. Tác giả rất mong và cảm ơn sự chỉ bảo và ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp cho luận văn tốt nghiệp này để tác giả dần nâng cao kiến thức và vận dụng tốt vào công tác QLNN về CGCN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 APCTT- Bộ Khoa học và Công nghệ (2001), Cẩm nang Chuyển giao công nghệ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2 Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), Báo cáo tình hình thực hiện chính sách pháp luật về CGCN.
3 Bộ Khoa học và công nghệ (2016), Bảng phân loại lĩnh vực KH&CN, Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2016/QĐ-BKHCN ngày 4/9/2016 của Bộ KH&CN và Quyết định số 37/QĐ-BKHCN ngày 14/01/2016 của Bộ KH&CN đính chính Quyết định 12/2016/QĐ-BKHCN.
4 Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Khoa học và công nghệ và Môi trường Quốc hội (2011), Các chính sách và giải pháp xây dựng, phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đề tài nghiên cứu khoa học khối Đảng Đoàn.
5 Bộ Khoa học và Công nghệ (2018), Báo cáo cung cấp thông tin phục vụ đại biểu Quốc hội, Công văn số 589/BKHCN-VP ngày 12 tháng 3 năm 2018. 6 Bộ khoa học và công nghệ (2019), Báo cáo tổng kết hoạt động khoa học và
công nghệ năm 2018 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2019.
7 Chính phủ (2013), Luật Khoa học Công nghệ, Nhà xuất bản Khoa học và công nghệ.
8 Chính phủ (2006), Luật Chuyển giao công nghệ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và công nghệ.
9 Chính phủ (2017), Luật Chuyển giao công nghệ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và công nghệ.
10 Chính phủ (2010), Quyết định số 418/QĐ-TTg, Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020.
11 CIEM và UNDP (2014), Báo cáo khảo sát về đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam, Hà Nội (Dự án VIE/01/025).
12 Cao Tô Linh (2016), Nghiên cứu về chuyển giao công nghệ giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Hàn Quốc, Tài liệu hội thảo “Mô hình và cơ chế phát triển doanh nghiệp trong các trường đại học Việt Nam”, Đại học Bách khoa Hà Nội.
13 ESCAP (2015), Hỏi – Đáp về chuyển giao công nghệ nước ngoài, đàm phán và thực hiện hợp đồng (An Khang chủ trì biên dịch từ nguyên bản tiếng Anh Training manual on the Acquisition of Foreign Technologies and Negotiation and Execution of Contracts), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
14 Đoàn Đức Lương, Trần Văn Hải (2018) đồng chủ biên; Giáo trình Pháp luật Sở hữu trí tuệ dành cho các trường đại học, cao đẳng khối khoa học xã hội và nhân văn, NXB Đại học Huế.
15 Đỗ Hoài Nam (2015), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động chuyển giao công nghệ để sửa đổi Luật Chuyển giao công nghệ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Khoa học và công nghệ.
16 Lưu Văn Nghiêm (2015), Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
17 Mai Hà, Hoàng Văn Tuyên, Đào Thanh Trường (2015), Doanh nghiệp KH&CN: từ lý luận đến thực tiễn, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
18 Nguyễn Anh Tuấn (2016), “Chuyển giao công nghệ qua FDI: thực tiễn ở một số nước đang phát triển và Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Số 8.
19 Nguyễn Đăng Dậu, Nguyễn Xuân Tài (2015), Giáo trình Quản lý công nghệ. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
20 Nguyễn Hoàng Hải (2014), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm thu hút chuyển giao và nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở kinh nghiệm của Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, đề tài cấp Bộ Khoa học và Công nghệ.
21 Nguyễn Hồng Anh (2017), Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế, chính sách thu hút công nghệ từ khu vực Bắc Mỹ, tiến tới tìm kiếm, xúc tiến chuyển giao công nghệ vào Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Khoa học và Công nghệ.
22 Nguyễn Thanh Tú (2010), Pháp luật cạnh tranh Chuyển giao công nghệ và Hiệp định TRIPS Kinh nghiệm cho Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 23 Nguyễn Thị Quế Anh (2018), Điều chỉnh pháp lí đối với mô hình kinh doanh mới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 – nhận diện một số nhu cầu và giải pháp. Cách mạng Công nghiệp Lần thứ Tư và những vẫn đề đặt ra đối với cải cách pháp luật Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia sự thật.
24 Nguyễn Vân Anh (2012). Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế công nghiệp.
25 Phạm Xuân Dũng, Hồ Mỹ Duệ, Nguyễn Đắc Hưng (2014), Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 26 Phan Tiễn Dũng và cộng sự (2018), Dự án Hình thành và phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ phù hợp với đặc thù của hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, Chương trình hỗ trợ của Bộ Khoa học & Công nghệ đối với Trung tâm phát triển công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam.
27 Phạm Đức Nghiệm (2014), Một số giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp KH&CN ở các địa phương, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 7/2014.
28 Phạm Thị Sen Quỳnh (2015), Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Tổ chức và hoạt động chuyển giao công nghệ: kinh nghiệm của Australia và đề xuất cho Việt Nam, trường Đại học KHXH&NV Hà Nội tổ chức tháng 10/2015.
29 Trần Anh Tú (2014), Nghiên cứu đề xuất nội dung và giải pháp hỗ trợ hoạt động ứng dụng, thương mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ,
Đề tài cập Bộ Khoa học và Công nghệ.
30 Trần Văn Nam (2016), Thực trạng và giải pháp pháp lí thúc đẩy dịch vụ chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, số tháng 3/2016 (46).
31 Trần Văn Nam (2016) và cộng sự, Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy dịch vụ chuyển giao công nghệ, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ Khoa học và công nghệ.
32 Trần Văn Nam (2018), Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ tại Học viện Khoa học xã hội.
33 Trần Văn Hải (2015), Một số vấn đề về thực thi quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong nền kinh tế - Kinh nghiệm trong nước và quốc tế, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
34 Trần Văn Hải (2018), Giáo trình Chuyển giao công nghệ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn.
35 Trần Trọng Nghĩa (2015), Chuyển giao công nghệ của Nhật Bản vào Việt Nam sau khi hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực,
Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội.
36 Trần Ngọc Ca (2017), Bài giảng quản lý công nghệ dành cho đào tạo Thạc sĩ Quản lý KH&CN, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. 37 Trịnh Tùng (2016), Giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp KHCN trên
địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Đề tài NCKH cấp thành phố, Hà Nội.
38 Vũ Cao Đàm (2015), Bài giảng quản lý công nghệ dành cho đào tạo Thạc sĩ Quản lý KH&CN, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội. 39 Vũ Cao Đàm, Đào Thanh Trường (2015), Gợi ý các yếu tố của lộ trình phát
triển ươm tạo doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam hiện nay, Hội thảo khoa học “Xây dựng chính sách hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp KH&CN”, Hà Nội. 40 Shujiro Urata (1998), Japanese Foreign Direct Investment in Asia: Its Impact
on Export Expansion and Technology Acquisition of The Host Economies, Waseda University and Japan Center for Economic Research.
41 Đỗ Hoài Nam (2018), Hoàn thiện môi trường pháp lý về chuyển giao công nghệ, Báo Nhân dân điện tử, <https://www.nhandan.com.vn/nation_news/item/37000002-hoan-thien- moi-truong-phap-ly-ve-chuyen-giao-cong-nghe.html>. [Ngày truy cập: 15 tháng 4 năm 2020].