Ý kiến Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Có 996 28%
Không 1578 45%
Không rõ 933 27%
Tổng số 3507 100%
Nguồn: Bộ KH&CN
Khảo sát về ý định làm việc của người dân trong lĩnh vực KH&CN, kết quả cho thấy chỉ có 28% muốn làm việc trong lĩnh vực KH&CN, 27% không rõ và có đến 45% không muốn làm việc trong lĩnh vực này. (Bảng 2.16).
Bảng 3.17. Đánh giá những vấn đề liên quan đến cơ hội việc làm trong lĩnh vực KH&CN trong lĩnh vực KH&CN Ý kiến Số lượng Tỷ lệ (%) Đồng ý Không đồng ý Không rõ Đồng ý Không đồng ý Không rõ
Có ít cơ hội việc làm trong
lĩnh vực KH&CN 1516 833 1124 44% 24% 32% Không phải tất cả việc làm
đều cần đến kiến thức KH&CN
1688 953 840 48% 27% 24%
Người dân tại Việt Nam thiếu
hiểu biết về KH&CN 1850 744 885 53% 21% 25% Các vấn đề khoa học rất phức
tạp 1999 556 912 58% 16% 26%
Việc tiếp cận trong vấn đề dạy học về khoa học là quá hàn lâm
1496 598 1381 43% 17% 40%
Mức thu nhập trong lĩnh
vực KH&CN không hấp dẫn 1122 726 1624 32% 21% 47%
Nguồn: Bộ KH&CN
Đánh giá những vấn đề liên quan đến cơ hội việc làm trong lĩnh vực KH&CN, kết quả cho thấy: “Có ít cơ hội việc làm trong lĩnh vực KH&CN” (44% đồng ý, 24% không đồng ý, 32% không rõ), “Không phải tất cả việc làm đều cần đến kiến thức KH&CN” (48% đồng ý, 27% không đồng ý, 24% không rõ), “Mức thu nhập trong lĩnh vực KH&CN không hấp dẫn” (32% đồng ý, 21% không đồng ý, 47% không rõ). (Bảng 2.17)
Như vậy có thể nhận thấy lĩnh vực KH&CN nói chung, trong đó có CGCN chưa đủ hấp dẫn để thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc. Trong bối cảnh CMCN4.0 đang thúc đẩy KH&CN phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ NC&PT sẽ ảnh hưởng lớn đối với hoạt động KH&CN nói chung, CGCN nói riêng.
* Về nhận thức đối với CGCN
Nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và công chúng nói chung còn nhiều hạn chế: (i) Doanh nghiệp Việt Nam chưa có ý thức cũng như ít quan tâm đến việc đổi mới, nâng cấp công nghệ; (ii) Kiến thức và hiểu biết đối với KH&CN, CNC, CGCN còn thấp, chưa có sự chủ động tham gia vào các chương trình, hoạt động về KH&CN, CGCN...
Theo kết quả khảo sát tại 1.200 doanh nghiệp Việt Nam của Tổ chức hợp tác kỹ thuật Cộng hoà liên bang Đức (GTZ), chỉ có khoảng 0,1% doanh thu hàng năm của doanh nghiệp được dành cho đổi mới công nghệ, thiết bị. Việc nhập khẩu công nghệ hàng năm của các doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ dưới 10% tổng kim ngạch nhập khẩu và chỉ bằng 1/4 của các nước phát triển. Hạn chế trong đổi mới công nghệ, thiết bị sẽ dẫn đến sản phẩm kém đa dạng, tiêu tốn nguyên liệu, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, ý thức cộng đồng trong doanh nghiệp Việt nam còn rất kém, các doanh nghiệp hoạt động tự phát, thiếu sức mạnh tập thể, thiếu sự liên kết do đó hầu như không có sự chia sẻ về công nghệ, không huy động được sức mạnh tập thể nhằm đổi mới công nghệ. Một bộ phận doanh nghiệp còn có thái độ ỷ lại vào nhà nước, các tổ chức tài trợ trong việc đổi mới công nghệ, cho rằng họ chỉ đầu tư cho đổi mới công nghệ khi có sự tài trợ và bảo lãnh của nhà nước.
Năm 2018, Bộ KH&CN đã tiến hành điều tra nhận thức công chúng về KH&CN, đối tượng khảo sát là 3600 người trong mọi lứa tuổi (từ 15 đến trên 60), ở các trình độ đào tạo, nghề nghiệp, khu vực làm việc khác nhau. Kết quả cho thấy:
Đánh giá về mức độ quan tâm của công chúng đối với KH&NC, chỉ có số lượng rất ít người dân “rất quan tâm” đến các lĩnh vực và vấn đề của KH&CN. Đối với vấn đề “Thị trường KH&CN (Techmart, Techfest, Techdemo...)” - nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động CGCN, chỉ có 4% “rất quan tâm”, trong khi đó có tới 55% “không quan tâm”. Vấn đề “Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất (công nghệ nhân giống in vitro, công nghệ nano trong bảo quản, công nghệ sinh học...)” cũng chỉ có 9% “rất quan tâm”, 44% “quan tâm” và 47% “không quan tâm” (Bảng 2.18).