Bối cảnh xã hội và những ảnh hưởng từ bối cảnh xã hội đến sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên trường CĐSP hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục​ (Trang 27 - 30)

1.2.2 .Quản lý nhà trường

1.3.1. Bối cảnh xã hội và những ảnh hưởng từ bối cảnh xã hội đến sinh

sinh viên và công tác sinh viên

Đào tạo thế hệ sinh viên có phẩm chất đạo đức có hoài bão, năng lực sẽ là nguồn lực quan trọng đóng góp cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. VI vậy SV cần phải được quan tâm giáo dục, đào tạo, trong quá trình đào tạo ở trường cần được các ban ngành đoàn thể quan tâm động viên khích lệ sinh viên học tập. Sinh viên trong các trường là lực lượng trẻ, khỏe có đặc tính nhạy bén, tiếp thu nhanh về khoa học kỹ thuật, khả năng giao tiếp rộng, nhạy cảm với các vấn đề chính trị xã hội.

Đứng trước bối cảnh kinh tế nước ta theo cơ chế thị trường, đất nước mở cửa, hội nhập với thế giới, sự nghiệp giáo dục cũng đang đổi mới mạnh mẽ. Đảng và nhà nước ta đã dành nhiều cho giáo dục, nhiều sự quan tâm đặc.Công tác QLSV của cán bộ giảng viên có vai trò quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên, rèn luyện nhân cách, nếp sống của sinh viên.

Sinh viên ngày nay có rất nhiều cơ hội để phát triển năng lực của bản thân rất nhiều sinh viên đã khẳng định được mình qua các hoạt động của trường, xã hội. Với đặc thù sinh viên sư phạm ngoan ý thức tốt nhưng không phải sinh viên nào cũng nhận thức đúng đắn về quan điểm giáo dục. Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội đã tác động mạnh đến một số sinh viên có cái nhìn sai lệch về bản sắc văn hóa của người Việt, họ sống buông thả, sống ảo quên đi những nét đẹp của văn hóa dân tộc sao nhãng việc học tập, thậm chí có những sinh viên bị kích động lôi cuốn tham gia vào các hành động vi phạm pháp luật, những nguyên nhân đó một phần là do sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội.

Ngày nay rất nhiều sinh viên các trường đại học và cao đẳng nói chung sinh viên CĐSP nói riêng dành quá nhiều thời gian để sử dụng mạng xã hội Facebook mục đích của mỗi sinh viên khác nhau có những sinh viên ý thức và kiểm soát được thời gian sử dụng và sử dụng vào mục đích gì thì mạng xã hội mang lại rất nhiều lợi ích cho họ. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít sinh không biết cách điều phối và sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý và có ích, học sống ảo, suy nghĩ ảo quên đi việc học học luôn buồn phiền với mối quan hệ ảo, so sánh ảo, quên đi những gì trước mắt các mối quan hệ giữa bạn bè và người thân trong gia đình khiến họ quên đi mục tiêu quan trọng của cuộc sống. Thay vì chú tâm vào việc học tập tìm kiếm cơ hội cho tương lai các bạn trẻ lại chăm chú để trở thành những anh hùng bàn phím, thậm chí có những bạn đăng tải những thông tin sai lệch với nhiều mục đích khác nhau.

Nhiều nghiên cửa gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội nhiều thì càng tiêu cực hơn thậm chí còn dẫn tới tình trạng trầm cảm do thiếu ngủ ảo tưởng.

Những năm gần đây các trường CĐSP là những trường đào tạo ra đội ngũ giáo viên nằm trong ngành giáo dục những cũng có không ít sinh viên đã phải đi điều trị tâm lý, hoặc bị lôi cuốn theo lối sống ảo không cần học vẫn có cơ hội việc làm tốt lương cao, không ít sinh viên đã bị lừa đảo qua các trang

mạng xã hội, bỏ học lao vào kiếm tiền một cách không hợp pháp cuối cùng dính vào lưới pháp luật.

Những tác động đó xẩy ra trong giới trẻ đặc biệt là sinh viên đã giúp họ hình thành tư duy rút ngắn ngôn ngữ sử dụng ngôn ngữ bàn phím thay giấy bút xa dần với cách học truyền thông thay vì sử dụng bộ lão để ghi nhớ giờ ghi nhớ bằng điện thoại thông minh. Vì thế sống trong một môi trường ảo, và cái hiện thực ở đây là cái hiện thực ảo, Về môi trường sống, sinh viên thường theo học tập trung tại các trường CĐ nên mối quan hệ với gia đình bị hạn chế. Ở Việt Nam thực tế là trong số họ hiện nay đang diễn ra quá trình phân hoá, với hai nguyên nhân cơ bản: Do sự tác động của cơ chế thị trường dẫn đến khác biệt giàu nghèo; sự mở rộng quy mô đào tạo khiến trình độ sinh viên chênh lệch lớn ngay từ đầu vào. Dù vậy, vẫn có thể nhìn thấy trong đó những đặc điểm tương đồng dưới đây.

Tính thực tế: Ngày nay SV lựa chọn ngành nghề thực tế hơn, nghề chọn đáp ứng nhu cầu thực tế có chuẩn bị kinh nghiệm cho tương lai, có định hướng sau khi tốt nghiệp cao đẳng đại học.

Tính năng động: Hiện nay có rất nhiều sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng chọn phương thức vừa đi học vừa đi làm giúp họ tăng kỹ năng mềm có thêm thu nhập và tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Đấy cũng là nguyên nhân hình thành tư duy kinh tế sinh viên sống thực tế hơn, thích kinh doanh thay vì việc học tập và rèn luyện nhiều sinh viên cùng một lúc học hai trường nên việc học cũng bị chi phối.

Tính cụ thể: Với sinh viên các trường cao đẳng và đại học họ đang có một sự thay đổi trong lý tưởng sống gắn liền với sự định hướng cụ thể. Một thắc mắc được đặt ra là: thế hệ sinh viên hôm nay sống có lý tưởng không? lý tưởng ấy là gì? có phù hợp giữa lý tưởng của cá nhân và lý tưởng của dân tộc, của nhân loại không? Tôi có thể khẳng định là có, nhưng trong họ đang xuất hiện những đặc điểm lý tưởng có tính thế hệ, lý tưởng gắn liền với bối cảnh đất nước và quốc tế rất cụ thể, lý tưởng hôm nay của sinh viên không phải là sự lựa

chọn những mục đích xa xôi, mà hướng đến những mục tiêu cụ thể, gắn liền với lợi ích cá nhân.

Tính cá nhân: Trong sinh viên xuất hiện trào lưu dân chủ hoá, làn sóng công nghệ thông tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân ngày càng rõ, đặc biệt với sinh viên sư phạm có học vấn. Số đông sinh viên tự đề cao lợi ích cá nhân hơn lợi ích tập thể, sống ích kỉ thực dụng không biết chia sẻ với bạn bè và cộng đồng, thờ ơ với tất cả mọi việc xung quanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên trường CĐSP hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục​ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)