Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên trường CĐSP hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục​ (Trang 87 - 90)

1.4.1 .Vai trò và vị trí của quản lý công tác sinh viên trường CĐSP

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác sinh viên

trường CĐSP Hà Tây hiện nay

Để đánh gia thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến QL công tác SV trường CĐSP Hà Tây trong giai đoạn hiện nay, tác giả kết hợp phương pháp điều tra viết và phỏng vấn CB, GV. Kết quả như sau:

Bảng 2.14. Ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QL SV Trường CĐSP Hà Tây

STT Các yếu tố ảnh hưởng Mức độ đánh giá TB Thứ bậc Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng mức TB Ảnh hưởng ít

1 Sự quan tâm, lãnh đạo công

tác SV của BGH nhà trường 44 30 1 2.57 2

2

Cơ chế điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhà trường trong công tác sinh viên

38 26 11 2.36 7

3

Năng lực công tác của cán bộ, chuyên viên Phòng Công tác HSSV

48 27 0 2.64 1

4

Nhận thức, sự quan tâm của CBQL, GV, chuyên viên các khoa, phòng chức năng trong nhà trường

43 31 1 2.56 3

5 Nhận thức, thái độ và sự tham

gia của SV đối với công tác SV 31 41 3 2.37 6

6

Năng lực tham gia công tác SV của các tổ chức Đoàn, Hội trong nhà trường

31 44 0 2.41 5

7 Hệ thống cơ sở VC, tài chính

phục vụ công tác sinh viên 30 42 3 2.36 7

8 Các đặc điểm về môi trường

kinh tế xã hội tại địa phương 19 30 26 1.91 8

9

Xu thế đổi mới giáo dục và đào tạo giáo viên ở trường cao đẳng sư phạm

Kết quả bảng trên cho thấy: điểm trung bình mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác sinh viên trường CĐSP Hà Tây theo ý kiến đánh giá của CB, GV dao động từ 1.91 điểm đến 2.64 điểm. Trong đó các yếu tố: ‘Sự quan tâm, lãnh đạo công tác SV của BGH nhà trường” (2.57 điểm); “Năng lực công tác của cán bộ, chuyên viên Phòng Công tác HSSV” (2.64 điểm); “Nhận thức, sự quan tâm của CBQL, GV, chuyên viên các khoa, phòng chức năng trong nhà trường”; “Xu thế đổi mới giáo dục và đào tạo giáo viên ở trường cao đẳng sư phạm” là các yếu tố được đánh giá cao về mức độ ảnh hưởng. Các yếu tố như: “Hệ thống cơ sở VC, tài chính phục vụ công tác sinh viên”; “Các đặc điểm về môi trường kinh tế xã hội tại địa phương” là các yếu tố có điểm đánh giá mức độ ảnh hưởng thấp hơn các yếu tố khác.

Phỏng vấn Trưởng phòng Công tác SV, cô Quản Thương Lý được biết với kinh nghiệm nhiều năm quản lý công tác SV, cô cho biết: Năng lực công tác của cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lý sinh viên rất quan trọng. Họ là người nắm bắt tình hình diễn biến của sinh viên hàng ngày xử lý rất nhiều công việc liên quan đến sinh viên. Vì vậy cần có kiến thức sâu nắm chắc quy chế đào tạo, quy chế xét điểm rèn luyện… Ngoài ra cần được đào tạo bồi dưỡng nâng cao kỹ năng mềm, phải nắm chắc những văn bản có liên quan đến sinh viên. Với yêu cầu mới về công tác sinh viên hiện nay, cán bộ, chuyên viên phòng đang gặp khó khăn trong xử lý công tác nội vụ, rất cần được tập huấn các nội dung công tác sinh viên trong bối cảnh đổi mới; trang bị, bồi dưỡng về công nghệ thông tin, về phương pháp tiếp cận và tư vấn cho các đối tượng sinh viên,…

“Nhận thức, sự quan tâm của CBQL, GV, chuyên viên các khoa, phòng chức năng” (2.56 điểm) cũng là yếu tố được đánh giá cao về mức độ ảnh hưởng đến quản lý công tác sinh viên của nhà trường. Thực tế, để công tác SV nhà trường thực hiện tốt, cần có sự vào cuộc, sự tham gia của các phòng chức năng, khoa chuyên môn của nhà trường. Hiện nay, sự phối hợp giữa Phòng Công tác HSSV và các Khoa đôi khi thiếu sự nhịp nhàng, nguyên nhân do lực lượng

tham gia công tác sinh viên chủ yếu là phòng công tác sinh viên và một số GVCN ở các khoa. Một bộ phận GV, nhất là GV trẻ chưa quan tâm đúng mức đến các nội dung công tác sinh viên. Sự quan tâm đến công tác sinh viên của khoa chuyên môn có ảnh hưởng, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý công tác sinh viên nhà trường. Các tổ chức Đoàn, Hội trong nhà trường là những lực lượng có thế mạnh trong vận động, đoàn kết sinh viên. Với tâm lý của những người trẻ tuổi, các hoạt động đoàn hội dễ thu hút và có thể tạo mối liên kết để giáo dục sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Do vậy, sự tham gia của các tổ chức Đoàn, Hội trong việc phối hợp với Phòng Công tác HSSV nhà trường là yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác sinh viên nhà trường. Nếu có cơ chế phối hợp hợp lý sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho quản lý công tác sinh viên của trường Cao đẳng SP Hà Tây hiện nay.

Về hệ thống cơ sở VC, tài chính phục vụ công tác sinh viên, nhà trường có tổng diện tích 14 heta chỉ sử dụng được 70% số diện tích. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc học tập và rèn luyện của sinh viên qua việc khảo sát về cơ sở vật chất và phục vụ công tác QLSV của trường. Phỏng vấn một số CBQL Phòng Công tác HSSV, chuyên viên làm công tác sinh viên, thông tin được khẳng định là: cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay đáp ứng tương đối tốt cho công tác QLSV nhất là về điều kiện ở ký túc xá, ý tế, thư viện. Khu KTX vừa được xây dựng năm 2010 nên điều kiện tốt hơn khu ký túc xá cũ. Về thư viện hiện nhà trường đã có thư viện riêng với tổng diện tích 1.900m khang trang có hệ thống máy tính kết nối internet phục vụ sinh viên trong giờ hành chính thư viện được cung cấp 1.800 đầu sách nhưng hầu hết là sách giáo trình ít sách tham khảo. Việc bổ sung, cập nhật sách mới theo chương trình đổi mới hiện nay chưa thực sự đáp ứng nhu cầu học, đọc của SV. Về vấn đề này, cô N.T.T – lãnh đạo nhà trường đề xuất: ‚‘ Những khó khăn về tài liệu học tập cần được khắc phục để phục vụ tốt hơn cho hoạt động học tập, rèn luyện của sinh viên. Phòng Công tác HSSV

trong năm học mới 2020-2021 cần chú ý nghiên cứu phương án để đổi mới, tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý, phục vụ sinh viên. Tăng cường chuyển đổi số trong công tác quản lý, hỗ trợ sinh viên nhà trường.

Yếu tố về xu hướng đối mới giáo dục và đào tạo giáo viên trong trường cao đẳng sư phạm hiện nay được xem là yếu tố tác động lớn đến người học của nhà trường. Qua thống kê mỗi năm nhà trường có đến 15% sinh viên bỏ học hoặc bảo lưu kết quả học tập vì rất nhiều lý do, băn khoăn, lo lắng của SV về cơ hội xin việc,… ảnh hưởng đến tư tưởng SV, tạo ra những thách thức cho công tác QLSV của nhà trường. Ngoài ra, tác động của nền kinh tế thị trường, các yếu tố kinh tế xã hội ở địa phương mặc dù không được đánh giá cao như các yếu tố ảnh hưởng khác nhưng ít nhiều tác động đến định hướng giá trị của SV. Ngoài những mặt ưu điểm thì mặt trái của nền kinh tế thị trường có tác động và xâm nhập vào cuộc sống, hoạt động của SV ngày càng mạnh mẽ. Một bộ phận SV thể hiện những mặt tiêu cực, lệch lạc trong định hướng giá trị (thích sống hưởng thụ, đề cao lợi ích cá nhân kinh tế hơn tinh thần, coi nhẹ giá trị truyền thống, lợi ích trước mắt hơn lợi ích tương lai...) đã ảnh hưởng không nhỏ đến học tập, rèn luyện của SV nhà trường, gián tiếp tác động đến quản lý công tác SV của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên trường CĐSP hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục​ (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)