Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên trường CĐSP hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục​ (Trang 111 - 138)

1.4.1 .Vai trò và vị trí của quản lý công tác sinh viên trường CĐSP

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện

pháp đã đề xuất về công tác quản lý HSSV

3.4.4.1. Về tính cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất

Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của 75 người được khảo sát về mức độ cần thiết của các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây được tập hợp trong bảng 3.1

Bảng 3.1: Đánh giá của CB, GV về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất (n=75 ) STT Biện pháp Mức độ đánh giá TB Thứ bậc Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết 1

Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức về công tác sinh viên cho cán bộ, giảng viên nhà trường

34 37 4 2.40 4

2

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên, GV kiêm nhiệm công tác sinh viên

38 31 6 2.43 3

3

Đổi mới nội dung, phương pháp QLSV và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác sinh viên theo hướng hợp tác và huy động các lực lượng tham gia

31 39 5 2.35 5

4

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp công tác sinh viên theo hướng tăng cường hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên

41 29 5 2.48 2

5

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác sinh viên của nhà trường

Kết quả bảng trên cho thấy, các biện pháp được đánh giá cao tính cấp thiết. Điểm đánh giá trung bình đạt từ 2.35 điểm đến 2.63 điểm. Trong đó, biện pháp được đánh giá cao nhất về tính cấp thiết là “Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác sinh viên của nhà trường” (2.63 điểm). Sự đánh giá này chứng tỏ các biện pháp được đề xuất là cấp thiết trong việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây . Như vậy, các ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp từ phía CBQL, GV là có sự đồng thuận cao và thống nhất khi đánh giá cao tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất.

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất

3.4.4.2. Tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của 75 người được hỏivề tính khả thi của các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác SV ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây được tập hợp trong bảng 3.2.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1 2 3 4 5

Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất (n= 75) STT Biện pháp Mức độ đánh giá TB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi 1

Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức về công tác sinh viên cho cán bộ, giảng viên nhà trường

31 37 7 2.32 4

2

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên, GV kiêm nhiệm công tác sinh viên

28 39 8 2.27 5

3

Đổi mới nội dung, phương pháp QLSV và thực hiện kế hoạch công tác sinh viên theo hướng hợp tác và huy động các lực lượng tham gia

35 31 9 2.35 3

4

Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp công tác sinh viên theo hướng tăng cường hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên

36 30 9 2.36 2

5

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác sinh viên của nhà trường

43 26 6 2.49 1

Kết quả ở bảng 3.4.2 cho thấy:

Điểm trung bình đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất dao động từ 2.27 đến 2.49 điểm. Trong đó, biện pháp “Tổ chức hoạt động nâng cao

nhận thức về công tác sinh viên cho cán bộ, giảng viên nhà trường"; "Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên, GV kiêm nhiệm công tác sinh viên” có điểm đánh giá tính khả thi thấp hơn các biện pháp còn lại. Tuy vậy, tính khả thi của các biện pháp đề xuất vẫn được đánh giá cao.

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

Như vậy, các biện pháp mà tác giả đề xuất để nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây là rất cần thiết và khả thi.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1 2 3 4 5

Kết luận chương 3

Những kết quả nghiên cứu chính trong chương 3 là xác định được các nguyên tắc xây dựng giải pháp quản lý công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây. Các biện pháp được trình bày với các vấn đề cơ bản như: mục tiêu giải pháp, nội dung giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp. Việc tổ chức thực hiện các giải pháp như thế nào để có hiệu quả cũng được tác giả xác định. Năm biện pháp nói trên được tác giả tổ chức khảo nghiệm và được đánh giá cao về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Đó là các biện pháp: 1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức về công tác sinh viên cho cán bộ, giảng viên nhà trường ; 2.Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên, GV kiêm nhiệm công tác sinh viên ; 3. Đổi mới nội dung, phương pháp QLSV và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác sinh viên theo hướng hợp tác và huy động các lực lượng tham gia ; 4. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp công tác sinh viên theo hướng tăng cường hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên; 5.Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác sinh viên của nhà trường. Trong quá trình ứng dụng trong quản lý công tác sinh viên, các biện pháp này cần có sự phối hợp, kết hợp trong thực tiễn để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả việc quản lý công tác SV của Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quản lý Công tác SV là nội dung quản lý quan trọng chủ yếu trong toàn bộ quá trình tổ chức đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục liên quan đến trường cao đẳng sư phạm trong hệ thống đào tạo giáo viên, việc quan tâm tới quản lý công tác SV chính là một trong những định hướng quan trọng để nâng cao chất lượng và uy tín đào tạo của nhà trường. Quan tâm tới công tác SV không chỉ là sự quan tâm tới các mặt hoạt động của SV mà còn phải quan tâm tới đội ngũ cán bộ quản lý Công tác SV, quan tâm tới việc tạo ra sức mạnh đồng bộ, phát huy mọi nguồn lực trong công tác quản lý giáo dục, tìm ra các biện pháp phù hợp để tác động có hiệu quả tới SV.

Để nâng cao chất lượng công tác sinh viên trong trường cao đẳng sư phạm, quản lý công tác SV cần tập trung vào những nội dung cụ thể như: công tác tuyên truyền, giáo dục sinh viên; công tác hành chính cho sinh viên; công tác đánh giá kết quả rèn luyện cho sinh viên; công tác nội trú, ngoại trú; công tác tư vấn, hỗ trợ và thực hiện chính sách cho sinh viên của trường.

Nghiên cứu thực trạng công tác sinh viên tại Trường CĐSP Hà Tây cho thấy: công việc quản lý SV đây là công việc tương đối phức tạp, và tỉ mỉ đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian. Hiện tại nhà trường đang gặp những khó khăn, thách thức là công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn do yêu cầu chuẩn giáo viên tiểu học và trung học cơ, vì vậy công tác Quản lý sinh viên gặp nhiều vấn đề khó khăn cần giải quyết. Từ ưu điểm, hạn chế của công tác SV của Trường Cao đẳng SP Hà Tây, luận văn đã đề xuất được 5 biện pháp quản lý CT HSSV để áp dụng ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây: 1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức về công tác sinh viên cho cán bộ, giảng viên nhà trường ; 2.Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ chuyên viên, GV kiêm nhiệm công tác sinh viên ; 3. Đổi mới nội dung, phương pháp QLSV

và thực hiện kế hoạch công tác sinh viên theo hướng hợp tác và huy động các lực lượng tham gia ; 4. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp công tác sinh viên theo hướng tăng cường hỗ trợ, tư vấn cho sinh viên; 5.Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác sinh viên của nhà trường.

Các biện pháp có kết quả khảo nghiệm tin cậy, đánh giá cao tính cần thiết và khả thi để vận dụng trong thực tiễn, nâng cao chất lượng công tác sinh viên của nhà trường.

2. Khuyến nghị

Từ kết quả nghiên cứu nói trên, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị liên quan đến việc quản lý SV ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây.

2.1. Đối với Ủy ban Nhân Dân thành phố Hà Nội, các ban ngành liên quan

Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng chương trình nghiệp vụ công tác quản lý SV.

Đề nghị các ban ngành liên quan, Công an TP. Hà Nội, địa phương huyện Thường Tín tiếp tục quan tâm rà soát các tụ điểm tệ nạn (tiệm cầm đồ, cafe có tiếp viên nữ, quán nhậu, tiệm internet, lô đề, cho vay nặng lãi...) làm trong sạch môi trường xung quanh, giúp nhà trường ngăn chặn các tác động xấu từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của SV. Góp phần tạo môi trường văn minh, thân thiện, an toàn để SV yên tâm học tập và rèn luyện.

Thực hiện tốt việc xử lý các hiện vi phạm pháp luật của SV phù hợp với các quy tắc cuộc sống hiện hành và có tác dụng thúc đẩy quá trình rèn luyện của người học.

2.2. Đối với Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây

Chỉ đạo chú trọng, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, củng cố kiện toàn các tổ chức chính trị xã hội trong trường, củng cố tổ chức Đoàn TNCS, Hội sinh viên. Cần đa dạng hóa hình thức cụ thể hóa phương pháp và lồng ghép nội dung, hình thức một cách phong phú, hiệu quả nhằm thu hút, tập hợp được SV.

Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, cần quan tâm nhiều hơn về trang bị cơ sở vật chất, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kịp thời cho các cán bộ làm công tác quản lý SV; công tác tư vấn hỗ trợ, có chế độ cho bộ phận quản lý SV ở các Khoa.

Hoàn thiện quy chế quản lý HSV nội trú, ngoại trú; quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của SV mà Bộ trưởng BGD&ĐT Ban hành Chương trình CTSV các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

Tăng cường công tác phối hợp trong và ngoài giữa các tổ chức, đơn vị phòng khoa trong trường và các tổ chức, đơn vị trên địa bàn để làm tốt công tác quản lý SV nội trú, ngoại trú.

Nhà trường tổ chức cho cán bộ Phòng công tác CTSV được giao lưu trao đổi về công tác quản lý SV giữa các trường Cao đẳng, đại học trong cả nước. Chỉ đạo Phòng CT-SV củng cố và đẩy mạnh hoạt động tư vấn hướng nghiệp nghề cho SV.

Nhà trường cần liên hệ, phối hợp, gắn với các trường ngoài công lập để xác định nhu cầu về lao động và tạo cơ hội việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp. Xây dựng cơ chế và chính sách cho cán bộ làm công tác SV như công tác quản lý học sinh ngoại trú.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997), Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú trong các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Thông tư 14/2009/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ Trường Cao đẳng.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế học sinh sinh viên trong các

trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy, (Ban hành

kèm theo quyết định số 42-QĐ/BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007).

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Điều lệ Trường cao đẳng, ban hành kèm theo Thông tư số 01/2015/TT-BGDĐT ngày 15/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

5. Nguyễn Kiên Cường (2019), Tăng cường quản lý sinh viên ngoại trú

ở trường Đại học Lao động Xã hội, Tạp chí Giáo dục, Số Đặc biệt, tháng

5/2019, tr111-tr.115

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị TƯ 8 khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

7. Phạm Minh Hạc (1999), “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế

kỷ XXI”, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Chí Hải (2020), Giải pháp giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục an ninh, quốc phòng trong

công tác sinh viên Trường Đại học An Giang, Tạp chí Giáo dục số 473 tháng 2

năm 2020, tr60-64.

9. Phạm Minh Hùng (2013), Phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu

của sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Tạp chí Giáo dục, số 98, năm

2013, tr29-33.

10. Hoàng Thị Thu Hương (2011)“Quản lý công tác học sinh tại Trường Trung cấp nghề Thái Bình trong giai đoạn hiện nay”

11. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2017) Quản lý công tác sinh viên trường

12. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục - lý luận và

thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia.

13. Nguyễn Văn Lê (1985), Khoa học quản lý nhà trường, NXB thành phố Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Thị Mỹ Lộc- Đặng Quốc Bảo- Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Sỹ ThưQuản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn

15. Nguyễn Bá Minh (2014), Quản lý cơ sở giáo dục trong thời kỳ hội

nhập, Bài giảng chuyên đề cho lớp cao học Quản lý giáo dục

16. Phan Thanh Phú (2010), "Một số biện pháp nâng cao chất lượng

công tác quản lý HSSV ở Trường Đại học Quảng Nam” luận văn thạc sĩ QLGD.

17. Nguyễn Thanh Phú (2012), “Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho

sinh viên sư phạm trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục”, Tạp chí

Giáo dục số 84, tháng 9-2012.

18. Nguyễn Thanh Phú (2013), Thực trạng nhận thức về đạo đức nghề

nghiệp của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước, Tạp chí Giáo dục

số 98 năm 2013, tr44-tr46.

19. Lê Thị Mỹ Phương, Nguyễn Thanh Hùng (2019), Thực trạng Công

tác sinh viên tại trường Đại học sư pham – Đại hoc Huế, Tạp chí Giáo dục, số

đặc biệt tháng 4 năm 2019. tr.111-115.

20. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận

quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục Trung ương I, Hà Nội.

21. Quốc hội (2009), Luật Giáo dục năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) 22. Quốc hội (2019), Luật Giáo dục năm 2019

23. Tô Văn Sông (2007)“Một số biện pháp quản lý Công tác HSSV ở Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Hải Dương trong giai đoạn hiện nay”, luận văn thạc sĩ QLGD trường ĐHSP Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Thanh (2016) Quản lý hoạt động dạy học cho sinh viên Khoa Tiểu Học Trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Tây theo hướng đổi mới chương trình giáo dục mới.

25. Từ điển tiếng Việt.

26. Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1:

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho CBQL, GV)

Để có thông tin đánh giá thực trạng công tác sinh viên từ đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác sinh viên của trường CĐSP Hà Tây trong bối cảnh hiện nay, xin thầy(cô) vui lòng trả lời hoặc đánh dấu (x) vào lựa chọn phù hợp với ý kiến của thầy(cô).

Xin trân trọng cảm ơn!

Câu 1: Xin Thầy(cô) cho ý kiến đánh giá thực trạng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây hiện nay.

STT Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên trường CĐSP hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục​ (Trang 111 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)