1.4.1 .Vai trò và vị trí của quản lý công tác sinh viên trường CĐSP
2.3. Thực trạng công tác sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
2.3.3 Thực trạng công tác hỗ trợ, tư vấn, dịch vụ cho sinh viên trường
Cao đẳng Sư phạm Hà Tây hiện nay
Công tác tư vấn và hỗ trợ SV là một nội dung quan trọng trong công tác sinh viên ở Trường CĐSP Hà Tây. Tìm hiểu về vấn đề này tác giả sử dụng phương pháp điều tra viết (phần phụ lục) để trưng cầu ý kiến của CBQL, chuyên viên, GV, SV nhà trường. Kết quả thể hiện ở bảng sau :
Bảng 2.7. Thực trạng công tác hỗ trợ, tư vấn và dịch vụ cho SV trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây hiện nay
STT Nội dung tư vấn, hỗ trợ sinh viên Đối tượng khảo sát Mức độ đánh giá Tốt Bình thường Chưa tốt SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 Tư vấn, hỗ trợ SV trong học tập CBQL, CV, GV 9 22,5 15 37,5 16 40 SV 48 24 115 57,5 37 18,5 2 Hỗ trợ, giới thiệu việc làm, tư vấn hướng nghiệp CBQL, CV, GV 19 47,5 15 37,5 6 15 SV 118 59 77 38,5 5 2,5 3 Hỗ trợ SV có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập CBQL, CV, GV 21 52,5 15 37,5 4 10 SV 125 62,5 65 32,5 10 5 4 Tư vấn, hỗ trợ SV tham gia các chương trình rèn luyện KNS, các chương trình bổ trợ khác CBQL, CV, GV 10 25 18 45 12 25 SV 74 37 95 47,5 31 15,5 5 Tư vấn, hỗ trợ sinh viên tham gia các hoạt động Đoàn, Hội và các hoạt động xã hội CBQL, CV, GV 17 42,5 18 45 5 12,5 SV 92 46 88 44 20 10 6 Cung cấp các dịch vụ phục vụ hoạt động học tập và rèn luyện cho sinh viên
CBQL, CV, GV
Kết quả khảo sát trên cho thấy: Công tác hỗ trợ sinh viên trong hướng nghiệp việc làm và công tác hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập được đánh giá cao. Theo kết quả phỏng vấn sâu cô Q.T.L - Cán bộ quản lý Phòng Công tác HS-SV, hai công tác này nhà trường nói chung và Phòng rất quan tâm. Hàng năm khi sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp trường mời các nhà tuyển dụng trong thành phố về giao lưu phỏng vấn giúp các em có thêm cơ hội việc làm bên cạnh đó nhà trường thành lập Ban Liên lạc Cựu sinh viên liên tục thống kê và cập nhật tình hình việc làm của sinh viên sau khi ra trường qua GVCN và Ban Liên lạc của lớp từ đó có cách tư vấn công việc phù hợp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Năm học 2019-2020, mặc dù gặp khó khăn do tình trạng dịch bệnh Covid dẫn đến gián đoạn hoạt động học tập và tổ chức các hoạt động trực tiếp nhưng Phòng vẫn tích cực phối hợp với các khoa tổ chức giao lưu cho HSSV nhà trường với nhà tuyển dụng ngoài công lập như: Công ty Beta Education; Công ty Cổ phần giáo dục, đào tạo Victoria; Trung tâm Ngoại ngữ BME thuộc Công ty Cổ phần công nghệ Bình Minh, Công ty Cổ phần Đăng Khoa Thanh Trì Hà Nội...Với sự nỗ lực đó, sinh viên của trường tốt nghiệp những năm gần đây xin việc rất dễ đặc biệt sinh viên khối ngành SP Mầm non. Theo kết quả khảo sát của Phòng Công tác HS-SV, tỉ lệ SV K37 có việc làm sau tốt nghiệp đạt 97.1%, tỉ lệ SV K38 có việc làm sau khi tốt nghiệp 6 tháng là 89,6% (tính đến tháng 6/2020). Tỏng năm học 2029 – 2020, Ban Tư vấn đã giới thiệu việc làm cho 112 SV đi trợ giảng, dạy học và làm gia sư tại các trung tâm ngoại ngữ, trường Mầm non tư thục, Tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, Phòng Công tác HS-SV đặc biệt quan tâm động viên, chia sẻ khó khăn để sinh viên yên tâm học tập. Tìm hiểu thêm về vấn đề này tác giả có phỏng vấn sâu đội ngũ làm công tác GVCN Lớp. Qua phỏng vấn, thông tin được chia sẻ vào đầu khóa học, kỳ học, dưới sự chỉ đạo của BGH nhà trường, Phòng Công tác
HS-SV phối hợp với đội ngũ GVCN lớp nắm bắt thông tin các sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mồ côi cho mẹ, gia đình khó khăn; tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em. Từ đó chuyên viên của phòng kết hợp với GVCN tư vấn, phối hợp đoàn sinh viên hội sinh viên giới thiệu tìm công việc phù hợp giúp sinh viên có thêm thu nhập, báo cáo Ban Giám hiệu xem xét hỗ trợ hàng tháng với các đối tượng trên.
Công tác tư vấn, hỗ trợ sinh viên trong học tập là nội dung công tác được Phòng quan tâm. Cán bộ làm công tác tư vấn được nhà trường tạo điều kiện cho đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nắm bắt kịp thời những thay đổi, nắm vững quy chế đào tạo, tuyển sinh, kế hoạch đào tạo chương trình học của từng khóa để có thể tư vấn hỗ trợ cho SV trong vấn đề học tập, đời sống tâm lý, chế độ chính sách, việc làm… Tuy vậy, kết quả đánh giá mức độ thực hiện nội dung trên của CB, GV, SV còn thấp hơn so với các nội dung khảo sát. Tìm hiểu về điều này, tác giả phỏng vấn sâu cán bộ Phó phòng Công tác HSSV và một số GV làm công tác cố vấn học tập tại các khoa. Thông tin được chia sẻ là do mạng lưới thông tin, tình trạng kết nối giữa GV, CV phụ trách SV với các em SV còn chậm. GVCN, CV phòng chưa ứng dụng CNTT nhiều trong theo dõi, thông tin, kết nối SV. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến SV gặp khó khăn trong việc tự quản lý và theo dõi kết quả, tiến trình học tập của cá nhân. Điều này dẫn đến vẫn để hiện tượng sinh viên học vượt tín chỉ, học không đủ tín chỉ tích lũy theo quy định dẫn đến tình trạng sinh viên phải nợ môn không đủ điều kiện tốt nghiệp. Bên cạnh đó, một số cán bộ làm công tác cố vấn học tập cho biết họ phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên việc tập trung cho việc tư vấn sinh viên không nhiều,…
Đội ngũ cán bộ y tế của trường mỏng nên việc làm thẻ và thăm khám còn chậm nhiều lúc không đáng ứng nhu cầu của sinh viên.
Cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu giải trí của sinh viên được trang bị đầy đủ, trong trường có 02 sân vận động 01 nhà đa năng. 01 nhà thi đấu 02 sân cầu lông, 01 sân bóng bàn dành cho sinh viên tham gia rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.