Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên trường CĐSP hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục​ (Trang 90 - 95)

1.4.1 .Vai trò và vị trí của quản lý công tác sinh viên trường CĐSP

2.6. Đánh giá chung

2.6.1. Ưu điểm

Lãnh đạo nhà trường luôn xác định được QLCTSV là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo của trường. Nhiệm vụ này đã được đưa vào kế hoạch nội dung năm học, trong những năm qua thầy Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo và giám sát cán bộ làm công tác QLSV.

QLCTSV được thực hiện theo đúng quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đội ngũ cán bộ làm công tác QLSV của trường CĐSP HT tâm huyết, Ban Giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo, quan tâm đến vấn đề đổi mới cơ chế nói chung và công tác QLSV nói riêng.

Các nội dung quản lý công tác sinh viên được thực hiện đa dạng. Nhà trường và Phòng Công tác HSSV đã quan tâm đến quản lý, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên nhà trường. Quán triệt những quy định chung của trường về việc QLSV thường xuyên và liên tục vì thế cán bộ, GV nhà trường đặc biệt là cán bộ trực tiếp làm công tác QLSV, GVCN thấy được tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác của mình, bên cạnh đó SV luôn được phổ biến và quán triệt những quy định nội quy về công tác QLSV nên có ý thức thực hiện tốt.

Công tác QL hoạt động học tập và rèn luyện của SV được thực hiện theo đúng kế hoạch và chương trình đào tạo, theo đúng quy chế quy định hiện hành việc xét lên lớp, học tiếp thôi học hàng năm thực hiện nghiêm túc công bằng. Với những trường hợp SV không đủ điều kiện học tiếp hoặc bị cảnh báo về học tập, ý thức không tốt được cán bộ làm công tác QLSV thông báo đến phụ huynh kịp thời để cùng gia đình tìm hướng hỗ trợ SV học tập.

Việc tổ chức phối hợp, kết hợp giữa các bộ phận trong nhà trường như phối hợp giữa Phòng Công tác HSSV với phòng Đào tạo, giữa Phòng Công tác HSSV với đoàn thanh niên, hội sinh viên, với các khoa chuyên môn để thực thi các nội dung công tác SV ngày càng được quan tâm và phối hợp hiệu quả hơn. Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao; Công tác tổ chức hành chính trong SV; Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ của nhà nước với những SV có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi, con thương binh, bệnh binh, chất độc ra cam con người có công với cách mạng; biểu dương khen thưởng kịp thời với những SV có thành tích cao trong học tập và rèn luyện, nghiên cứu khoa học, xử lý kỷ luật những trường hợp SV vi phạm nội quy quy định của SV được quan tâm và có kế hoạch cụ thể, công khai kế hoạch và kết quả đánh giá thực hiện các nội dung đó trong nhà trường.

Nhà trường đã xác lập được mối liên hệ với công an huyện trên địa bàn SV cư trú để tiện theo dõi nắm bắt tình hình sinh hoạt của SV.

2.6.2 Hạn chế

Bên cạnh những nội dung về QLCT SV của trường CĐSP Hà Tây những năm qua đã làm được thì vẫn còn những hạn chế nhất định trong công tác này.

Việc xây dựng các nội dung quản lý công tác SV của nhà trường chưa được thống nhất và thực hiện đồng bộ dẫn đến việc phối hợp trong công tác QLSV giữa Phòng Công tác HSSV với các khoa chuyên môn đôi khi chưa được nhịp nhàng, một số chuyên viên, GVCN, GV ở một số khoa, phòng chưa thực sự phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác QLSV.

Việc cập nhật thông tin, rà soát SV nội trú, ngoại trú chưa kịp thời, còn mang tính hình thức do đội ngũ làm công tác SV nội trú, ngoại trú còn mỏng. Một số cán bộ, GV chưa sát sao chưa bám sát văn bản liên quan đến công tác SV, phương pháp và kỹ năng nghiệp vụ công tác sinh viên còn hạn chế. Một bộ phận chuyên viên, GVCN còn lúng túng trong công tác tư vấn, tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho SV. Nguyên nhân là do việc tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ làm công tác QLSV và cộng tác viên làm công tác sinh viên còn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.

Công tác QLSV còn mang nặng hình thức mệnh lệnh áp đặt, hành chính, chưa linh hoạt cán bộ làm công tác QLSV còn chưa khéo léo trong cánh giải quyết công việc.

Công tác y tế, thể dục thể thao và các chế độ chính sách cho SV đã được thực hiện nhưng chưa thực sự đáp ứng nhu cầu, thu hút sự quan tâm và tham gia của phần lớn sinh viên.

Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quản lý công tác sinh viên còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy được hiệu quả trong công tác sinh viên.

*Nguyên nhân của các hạn chế:

Thực trạng và những hạn chế trong công tác QLSV của trường CĐSP Hà Tây là do nhiều nguyên nhân có cả khách quan và chủ quan.

Một bộ phận cán bộ, chuyên viên, GV nhất là GVCN còn nhận thức chưa toàn diện yêu cầu về đổi mới công tác sinh viên hiện nay trong Trường CĐSP. Điều này dẫn đến một bộ phận cán bộ, chuyên viên, GV chưa tích cực tham gia các hoạt động công tác sinh viên của nhà trường.

Đội ngũ cán bộ làm công tác QLSV lúng túng, khó khăn trong tiếp cận và tư vấn, định hướng sinh viên trong các mặt công tác, nhất là những nội dung liên quan đến tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ, cập nhật thông tin, tổ chức hoạt động giáo dục cho sinh viên. Thêm vào đó, số chuyên viên chuyên trách về công tác sinh viên ít, chủ yếu phải kiêm nghiệm nhiều việc, dẫn đến sự phân tán, thiếu tập trung cho công việc một số cán bộ.

Công tác phối hợp giữa Phòng với các lực lượng GD thực hiện công tác sinh viên còn nhiều khó khăn, thiếu sự hợp tác, hỗ trợ cần thiết. Nguyên nhân do cơ chế phối hợp, việc phân định trách nhiệm trong các nội dung công tác sinh viên và quản lý công tác sinh viên còn có một số điểm chưa rõ ràng. Việc kiểm tra các hoạt động QLSV của phòng CTSV chưa định kỳ còn mang tính hình thức chưa có quy trình kiểm tra. Phòng Công tác HSSV chưa phát huy vai trò trong việc tư vấn, định hướng, xây dựng kế hoạch chuyển đổi tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác sinh viên và các mặt hoạt động của công tác sinh viên.

Những nguyên nhân cơ bản này dẫn đến việc quản lý SV của trường còn tồn tại những bất cập và hạn chế. Những bất cập, hạn chế là vấn đề mà nhà trường và Phòng Công tác HSSV cần quan tâm để tìm kiếm các biện pháp giải quyết, góp phần tạo những chuyển biến theo hướng tích cực đáp ứng được mục tiêu yêu cầu của công tác QLSV của trường trong giai đoạn hiện nay.

Kết luận chương 2

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy Trường Cao đẳng SP Hà Tây đã quan tâm đến quản lý công tác sinh viên. Kết quả phân tích thực trạng quản lý công tác sinh viên của trường cho thấy, Phòng Công tác HSSV của nhà trường đã quan tâm và thực hiện các nội dung quản lý công tác sinh viên đa dạng, vấn đề lập kế hoạch quản lý, tổ chức thực hiện và đánh giá các nội dung công tác sinh viên. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý công tác sinh viên đã thể hiện những điểm mạnh và điểm hạn chế nhất định. Từ đó cho thấy, quản lý công tác sinh viên nhà trường cần khắc phục một số khó khăn, hạn chế như: Cần tạo sự đồng thuận, sự tích cực tham gia công tác sinh viên của CB, GV nhà trường; Khắc phục hạn chế, khó khăn về yếu tố con người trong quản lý công tác sinh viên; Đổi mới công tác tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ cho sinh viên nhà trường; Khắc phục khó khăn trong khâu kết nối thông tin, cập nhật thông tin sinh viên trong quản lý,… Kết quả nghiên cứu chương 2 là căn cứ quan trọng để tác giả đề xuất biện pháp quản lý công tác sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM HÀ TÂY TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên trường CĐSP hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục​ (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)