Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên trường CĐSP hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục​ (Trang 42 - 45)

1.4.1 .Vai trò và vị trí của quản lý công tác sinh viên trường CĐSP

1.6.1. Yếu tố chủ quan

Quản lý công tác sinh viên là một nội dung quản lý không thể thiếu trong công tác quản lý nhà trường cao đẳng sư phạm hiện nay. Quản lý công tác này chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan:

Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý công tác sinh viên của nhà trường: Khi xem xét yếu tố chủ quan của quản lý cấp phòng, năng lực của trưởng phòng là ảnh hưởng, tác động mạnh nhất đến chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động cấp

phòng. Sự quan tâm và nhận thức, năng lực lãnh đạo, tổ chức, gây ảnh hưởng đến các thành viên, nhất là đội ngũ chuyên viên làm công tác quản lý sinh viên và các lực lượng phối hợp sẽ tác động lớn đến tính kế hoạch, tính thống nhất, số lượng và chất lượng, chiều hướng phát triển của công tác SV của nhà trường. Định hướng giá trị, cách ứng xử của người quản lý ảnh hưởng đến các thành viên khác, nhất là giáo viên. Thực tiễn chỉ ra rằng, với bản chất của hoạt động quản lý thì thách thức lớn nhất của quản lý là làm việc với con người và thông qua con người. Chính vì vậy, mục đích, cũng là vai trò quan trọng nhất của các nỗ lực quản lý, điều hành là tăng cường cam kết, trách nhiệm, và hứng khởi trong đội ngũ cán bộ làm công tác SV, GV làm công tác kiêm nhiệm và SV.

Năng lực công tác của đội ngũ cán bộ phòng CTHSSV, GV kiêm nhiệm công tác SV của nhà trường cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả quản lý công tác SV của nhà trường. Đội ngũ cán bộ, Giáo viên phụ trách SV ở các khoa là lực lượng triển khai công tác sinh viên, là những người thực thi, triển khai các quyết định quản lý của Trưởng phòng, Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu. Nếu CB, GV nhận thức đúng đắn, có năng lực công tác tốt thì công tác sinh viên sẽ đạt hiệu quả và chất lượng. Các phẩm chất và năng lực CB, GV phụ trách SV cần có để đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động công tác SV ở trường CĐSP như nhiệt tình, trách nhiệm, năng lực đánh giá và chẩn đoán đối với SV, năng lực xây dựng kế hoạch hoạt động, năng lực tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục SV, năng lực tư vấn, hỗ trợ SV; năng lực kết nối, huy động SV... Yếu tố năng lực và phẩm chất của đội ngũ chuyên viên, CB phụ trách SV là một trong những căn cứ để BGH, trưởng phòng CTHSSV ra những quyết định về quản lý công tác SV.

Đặc điểm văn hóa của nhà trường với các giá trị cốt lõi trong các hoạt động của nhà trường cùng với các đặc điểm đặc trưng, riêng biệt cũng ảnh hưởng đến quản lý công tác SV của nhà trường. Công tác SV chỉ có hiệu quả khi xây dựng được trong nhà trường một môi trường văn hóa tôn vinh các giá trị sống - yếu tố cốt lõi, gốc rễ của vấn đề. Môi trường giáo dục thân thiện, tích cực, cán bộ, quản lý là những tấm gương, các mối quan hệ trong nhà trường giữa GV với GV, GV với SV, giữa SV với SV, giữa nhà trường với phụ huynh,

với cộng đồng,... tạo nên môi trường để nuôi dưỡng các nội dung tuyên truyền, giáo dục, quản lý sinh viên của nhà trường.

Điều kiện vật chất, tài chính của nhà trường ảnh hưởng đến công tác SV và quản lý công tác SV. Các quyết định quản lý liên quan đến chỉ đạo, tổ chức, triển khai chỉ thực thi được khi có kinh phí để tổ chức, duy trì, đảm bảo kết quả các mặt hoạt động của công tác SV. Phòng CTCTHSSV cần xin ý kiến chỉ đạo, tham mưu, phối hợp với bộ phận phụ trách tài chính của NT để tham mưu với Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu để cân nhắc, đối chiếu giữa khả năng thực tế của nhà trường với mong muốn tổ chức các hoạt động sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Tất cả các hoạt động trong kế hoạch CTSV từ đầu khóa đến cuối khóa, từ tuyên truyền, giáo dục đến việc thực hiện chính sách SV, hỗ trợ, tư vấn SV,... đến vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ làm CTSV, kiểm tra, đánh giá các mặt hoạt động

công tác SV cần có sự tính toán và đầu tư kinh phí. Các thiết bị, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ các mặt công tác SV cần

được bố trí đảm bảo khoa học, tiện dụng, an toàn. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu giáo dục, hoạt động của SV như thư viện, phòng tự học, sân bãi thể dục thể thao… Thực tế, không thể yêu cầu đội ngũ chuyên viên, giáo viên phụ trách CTSV và các thành viên trong nhà trường quan tâm, nâng cao chất lượng CTSV khi các cơ sở vật chất cần thiết để hỗ trợ thực hiện điều đó lại quá thiếu thốn hoặc không có.

Sinh viên là đối tượng chịu tác động của các hoạt động, các mặt công tác sinh viên. Các đặc điểm về nhận thức, thái độ và xu hướng hoạt động, động cơ học tập, tính phức tạp trong các mối quan hệ xã hội của SV tạo ra những đặc điểm riêng biệt của SV từng trường. Do vậy mỗi trường trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, nhu cầu của SV trường mình để tìm kiếm, tác động giáo dục SV sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Ở độ tuổi thanh niên, đây là đội tuổi tâm sinh lý phát triển mạnh tích khám phá nhưng thiếu kinh nghiệm nên việc đánh giá cuộc sống xã hội còn hạn chế nông nổi nên dễ bị có thái độ cực đoan. Nhận thức chưa đầy đủ dễ bị kích động và lôi kéo. Do vậy, đặc điểm đầu vào của SV

với các yếu tố hoàn cảnh sống, các mối quan hệ xã hội của SV là yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác sinh viên của trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên trường CĐSP hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục​ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)