Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên trường CĐSP hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục​ (Trang 100)

1.4.1 .Vai trò và vị trí của quản lý công tác sinh viên trường CĐSP

3.2. Đề xuất biện pháp quản lý công tác SV Trường CĐSP Hà Tây

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ,

chuyên viên, GV làm công tác sinh viên và phát triển mạng lưới cộng tác viên cho công tác sinh viên

3.2.2.1. Mục đích biện pháp

Đảng và nhà nước ta từ trước đến nay đều đánh giá cao việc xây dựng đội ngũ cán bộ QLSV trong các trường đại học và cao đẳng, xây dựng xác lập phương hướng, chiến lược cho đội ngũ làm công tác QLSV của trường đại học và cao đẳng. Năng lực, phương pháp công tác của CBQL, chuyên viên làm công tác sinh viên là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ, quyết định chất lượng công tác này. Do vậy, biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên, GV làm công tác sinh viên và phát triển mạng lưới cộng tác viên cho công tác sinh viên” nhằm mục tiêu nâng cao năng lực bộ máy quản lý và triển khai công tác sinh viên của nhà trường. Qua đó xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác sinh viên có đủ năng lực đáp ứng những đòi hỏi, thách thức mới trong công tác sinh viên của nhà trường. Từ việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ QL CTSV tại trường CĐSP Hà Tây sẽ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ công tác sinh viên, góp phần thực hiện có chất lượng mục tiêu đào tạo của nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Đội ngũ làm công tác QLSV bên cạnh việc đảm bảo về số lượng, hợp lý về cơ cấu cần phải nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác QLSV mới đủ sức đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo ngày càng phát triển của xã hội.

- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác sinh viên cho cán bộ, chuyên viên Phòng Công tác SV, đội ngũ chuyên viên hành chính kiêm GVCN các khoa. Các nội dung bồi dưỡng phải hướng đến giải quyết các vấn đề của

công tác sinh viên hiện nay như : giải quyết chế độ chính sách, Kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục tập thể, truyền thông, ứng dụng công nghệ số trong quản lý, tổ chức hoạt động sinh viên; kỹ năng phối hợp, huy động cộng đồng tham gia công tác sinh viên ; kỹ năng tổ chức tư vấn, hướng nghiệp cho sinh viên,…

- Phát triển mạng lưới cộng tác viên về công tác SV ở các khoa, các tổ chức giáo dục trong nhà trường như GV trẻ kiêm nhiệm ở các khoa, Sinh viên là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Hội,…

3.2.2.3. Cách thực hiện

Phòng Công tác HSSV tư vấn cho BGH Trường CĐSP Hà Tây để xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình bồi dưỡng tại chỗ trên cơ sở đánh giá, khảo sát về năng lực tham gia công tác sinh viên của CB, GV nhà trường.

Tổ chức mời các báo cáo viên, chuyên viên cao cấp đến trường trao đổi, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm. Từ đó, tổ chức các buổi seminar, tập huấn chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm từ đó giúp CB, GV, CV tiếp thu kiến thức vận dụng trong công việc, tổ chức hoạt động, giải quyết các vấn đề nảy sinh, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác sinh viên, phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin tốt hơn.

Xây dựng kế hoạch tham mưu nhà trường thường xuyên cho cán bộ làm công tác sinh viên đi bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ chuyên môn đồng thời bồi dưỡng, phát triển cán bộ làm công tác sinh viên theo chiến lược thông qua hoạt động và bằng hoạt động công tác sinh viên thời vụ hoặc thường xuyên.

Cử cán bộ phụ trách công tác QLSV đi giao lưu học tập các trường đào tạo có uy tín trong nước.

Tham mưu cho cán bộ làm công tác QLSV dự các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, tùy thuộc vào khối lượng công việc nhà trường giao.

Đẩy mạnh phong trào tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kế hoạch cho cán bộ QLSV tham gia nghiên cứu học tập.

Phòng tác sinh viên cần tham mưu cho lãnh đạo trường ban hành chuẩn đánh giá theo những năng lực cần có của người làm công tác QLSV của trường.

3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

- Phát huy tinh thần trách nhiệm trong công việc của CB, CV, GV trong diện bồi dưỡng.

- Đảm bảo điều kiện về kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng, kinh phí và phụ cấp đối với cán bộ nhận nhiệm vụ bồi dưỡng.

- Hỗ trợ tài liệu phục vụ việc học tập.

- Trang bị tốt cơ sở vật chất cho việc bồi dưỡng.

3.2.3. Đổi mới nội dung phương pháp quản lý sinh viên, thực hiện kế hoạch công tác sinh viên theo hướng hợp tác và huy động các lực lượng tham gia

3.2.3.1. Mục đích biện pháp

Xây dựng kế hoạch là khởi đầu của mọi hoạt động, mọi chức năng QL của nhà trường. Căn cứ vào kế hoạch để thực hiện công việc theo đúng quy trình, không có kế hoạch cụ thể nhà trường sẽ không có cơ sở để tổ chức nguồn nhân lực thể biết phải tổ chức nhân lực khác. Không có kế hoạch, các cấp QL của nhà trường sẽ không thực hiện công việc, không phân công công việc cụ thể cho từng đối tượng quản lý, không nắm bắt được thời gian tổ chức thực hiện các nội dung của quản lý.

Vì vậy mục tiêu của việc lập kế hoạch là tăng cường công tác xây dựng kế hoạch QL công tác HSSV ngay từ đầu năm học một cách đồng bộ giữa kế hoạch của lãnh đạo và giữa các đơn vị trong nhà trường; cung cấp nguồn nhân lực đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ và tổ chức thực hiện QL công tác SV có hiệu quả nhất; đảm bảo sự điều chỉnh, bổ sung kế hoạch quản lý SV một cách thống nhất, đồng bộ, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời gian cụ thể.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Nội dung của biện pháp là: Lập kế hoạch triển khai công tác SV từng khóa học và từng năm học tức là cụ thể hóa mục tiêu CT SV thành hành động, chỉ rõ các công việc cần làm, thời gian thực hiện, bộ phận thực hiện, các điều

kiện và yêu cầu thực hiện công việc đó. Lập kế hoạch triển khai CT SV của nhà trường cần bám sát và hướng tới mục tiêu của công tác này.

Từ mục tiêu đã xác định, nhà trường lập kế hoạch thực hiện từng nội dung CT SV hướng tới hoàn thành mục tiêu đó. Đối với mỗi nội dung của công tác, nhà trường cần chỉ ra những công việc cần làm, và những điều kiện, yêu cầu về mặt thời gian, nguồn lực để thực hiện công việc đó. Gồm các bước như sau:

Ổn định tổ chức bộ máy trực tiếp làm công tác QLSV.

Xây dựng kế hoạch trong việc chỉ đạo thực hiện các nội dung công tác học sinh, qua đó phối kết hợp QLCTSV đối với sinh viên năm thứ nhất và sinh viên mới nhập học từ đầu năm học. Đối với sinh viên năm thứ 2 nhà trường chỉ đạo phòng công tác quản lý HSSV.

Các kế hoạch chiến lược về quản lý công tác HSSV cần được nhà trường nghiên cứu và triển khai thực hiện như kế hoạch đào tạo.

Nội dung kế hoạch quản lý SV phải có sự liên thông, liên kết với kế hoạch khác của nhà trường (đào tạo, phát triển đội ngũ, xây dựng cơ sở vật chất,…) tạo nên hoạt động đồng bộ trong việc đào tạo nguồn nhân lực, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và khu vực.

3.2.3.3. Cách thực hiện

Thừa lệnh Hiệu trưởng, Phòng Công tác HSSV nhà trường xây dựng dự thảo kế hoạch công tác sinh viên trong năm học theo hướng thúc đẩy hợp tác và phối hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường.

Tổ chức xin ý kiến đóng góp của các thành viên nhà trường, các phòng chức năng, khoa chuyên môn về kế hoạch công tác sinh viên trong năm học. Xử lý thông tin, các ý kiến đóng góp cho kế hoạch một cách nghiêm túc, thông báo công khai trên trang Web và bằng văn bản.

Khi tổ chức xây dựng dự thảo kế hoạch công tác HSSV, cần bám sát mục tiêu công tác SV của nhà trường trong suốt quá trình lập kế hoạch. Đồng thời, sử dụng các nội dung công tác SV trong nhà trường làm khung sườn cho bản

dự thảo kế hoạch. Khi đã có kế hoạch công tác SV từng khóa học, xây dựng các kế hoạch công tác SV từng năm học để dễ dàng theo dõi, thực hiện và kiểm tra. Gồm các bước như sau:

Căn cứ vào định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của nhà trường, xác định mục tiêu công tác sinh viên cho mỗi khóa học, năm học, kỳ học.

Xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung công tác sinh viên; Có kế hoạch trong việc tiếp nhận SV mới và tổ chức khai giảng; bế giảng cho HSSV theo các nội dung quy định của BGD&ĐT, của nhà trường.

Chi tiết hóa chức năng, nhiệm vụ công tác SV, trách nhiệm phối hợp với các phòng ban chức năng, các khoa để tiếp nhận, quản lý HSSV.

Sau khi kế hoạch được thông qua, cần được tổ chức truyền thông, thông báo kế hoạch công tác sinh viên cho các lượng lượng giáo dục trong nhà trường. Đội ngũ GVCN đôn đốc sinh viên thực hiện theo kế hoạch hoạt động của nhà trường.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

- Cán bộ quản lý nhà trường, Phòng Công tác HSSV nhận thức được vai trò và các lực lượng tham gia phối hợp thực hiện công tác sinh viên của nhà trường. - Cán bộ quản lý có năng lực xây dựng kế hoạch công tác sinh viên và có uy tín trong công tác.

- Các thành viên trong nhà trường đồng thuận và tích cực tham gia góp ý cho kế hoạch công tác sinh viên.

3.2.4. Tổ chức chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp quản lý công tác sinh viên theo hướng tăng cường tư vấn, hỗ trợ sinh viên

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Nhận thức tốt, xây dựng kế hoạch tốt, nhưng nội dung và phương pháp công tác không đổi mới, không phù hợp với sinh viên thì khó có thể nâng cao chất lượng và hiệu quả mặt công tác này.

Trong bối cảnh đổi mới đào tạo cao đẳng sư phạm trong hệ thống đào tạo sư phạm hiện nay, công tác sinh viên của nhà trường cần được đổi mới

về nội dung, tăng cường tư vấn, hỗ trợ sinh viên để sinh viên có được môi trường, được tạo điều kiện tốt nhất trong học tập và rèn luyện chuyên môn, NVSP tại trường.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Nội dung của biện pháp tập trung vào hai vấn đề:

Tổ chức phân tích mục tiêu, yêu cầu mới đối với công tác sinh viên ở trường cao đẳng sư phạm, trên cơ sở đó xác định và cập nhật những nội dung mới, cần lưu ý cho công tác sinh viên của nhà trường.

Thống nhất phương pháp công tác chuyên nghiệp, hiệu quả trong đó tăng cường tư vấn, hỗ trợ, đồng hành cùng sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường.

Để thực hiện những nội dung trên, Phòng Công tác HSSV cần quan tâm đến việc phân công công tác, tổ chức phối hợp thực hiện các mặt công tác SV giữa phòng với hệ thống GVCN của các khoa, cán bộ phụ trách SV của nhà trường. Bên cạnh đó, chú ý đến việc giám sát, kiểm tra, đánh giá, thu thông tin phản hồi kịp thời. Tổ chức thực hiện các chỉ đạo của HT, BGH về các nội dung công tác SV của cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch định hướng hoàn thành mục tiêu công tác SV của nhà trường.

Cụ thể hóa việc tổ chức thực hiện công tác quản lý SV bằng Quy chế - SV của nhà trường, bằng các quy định cụ thể của Phòng chức năng, các khoa chủ quản và các đơn vị liên quan. Thường xuyên cập nhật, bổ sung các quy định để phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

Phòng công tác sinh viên bán sát quy chế HSSV tham mưu xây dựng kế hoạch chỉ đạo giám sát việc thực hiện của cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lý sinh viên của trường

Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý SV. Tổ chức các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ làm công tác

QLSV, động viên khích lệ những cán bộ, chuyên viên có năng lực, trình độ, phẩm chất, kỹ năng, kinh nghiệm làm công tác quản lý SV, nhằm phát huy sức mạnh tập thể của cả hệ thống chính trị trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của nhà trường.

3.2.5. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, triển khai công tác sinh viên của nhà trường khai công tác sinh viên của nhà trường

3.2.5.1 Mục đích biện pháp

Ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố quan trọng để thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nội dung quản lý công tác sinh viên hiện nay trong các trường đại học, cao đẳng. Biện pháp Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, triển khai công tác sinh viên ở Trường CĐSP Hà Tây nhằm nâng cao chất lượng công tác sinh viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và nhu cầu của người học trong bối cảnh hướng đến chuyển đổi số hiện nay.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm hỗ trợ trong quản lý dữ liệu sinh viên, quản lý sinh viên nội trú, quản lý sinh viên ngoại trú.

- Ứng dụng các phần mềm hỗ trợ liên lạc, cập nhật thông tin sinh viên, tổ chức các hình thức kết hợp trong giáo dục, tổ chức các hoạt động, các diễn đàn cho sinh viên.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng các tiện ích, phục vụ sinh viên trong học tập, vui chơi, giải trí

3.2.5.3. Cách thực hiện

Phòng Công tác HSSV xin ý kiến BGH, tham mưu cho BGH chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các quy định về quản lý, triển khai, khai thác, ứng dụng CNTT hợp lý phù hợp với điều kiện phát triển của trường hiện nay.

Tham mưu, đề xuất với BGH về phương tiện, thiết bị, đầu tư hệ thống băng thông rộng, kinh phí cần để triển khai ứng dụng CNTT trong công tác sinh viên nhà trường. Xây dựng kế hoạch về ứng dụng CNTT theo lộ trình

trên cơ sở đánh giá các điều kiện và nguồn lực hiện nay của nhà trường phục vụ công tác SV.

Thống nhất hệ thống các ứng dụng, tổ chức số hóa và tiếp tục số hóa dưa liệu liên quan đến hồ sơ sinh viên, cán bộ làm công tác sinh viên, cộng tác viên, cơ sở vật chất phục vụ công tác sinh viên.

Xây dựng kế hoạch và trình Ban Giám hiệu về phương án phát triển các tiện ích phục vụ hoạt động sinh viên và công tác sinh viên.

Đề xuất BGH cho phép và xây dựng các phương án tổ chức hệ thống thông tin và quản lý thông tin công tác sinh viên một cách thống nhất trên nền tảng ứng dụng một số phần mềm.

Xây dựng phương án bồi dưỡng, hỗ trợ cán bộ, chuyên viên, cộng tác viên phát triển năng lực công nghệ thông tin để ứng dụng hiệu quả trong công tác sinh viên.

Tuyên truyền, giáo dục, giám sát SV, cán bộ tăng cường ứng dụng CNTT, sử dụng hiệu quả các phần mềm, có ý thức giữ gìn các hạng mục, các phương tiện, thiết bị trong các hoạt động công tác sinh viên.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

- Phòng có sự phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng của nhà trường như Phòng hành chính tổng hợp xây dựng kế hoạch phân bố, sử dụng hợp lý, hiệu quả kiểm tra chặt chẽ không để thất thoát hư hỏng.

- Tạo lập được uy tiến công tác, sự tin tưởng của lãnh đạo trường về nội dung tham mưu, BGH nhà trường quan tâm, đầu tư kinh phí để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý SV.

- CBQL, CV, GV làm công tác sinh viên có sự đồng thuận, quyết tâm đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác sinh viên.

3.3. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp quản lý

Để làm tốt công tác QL giáo dục SV ở Trường Cao đẳng Sư phạm Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên trường CĐSP hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục​ (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)