Thực trạng quản lý công tác tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên trường CĐSP hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục​ (Trang 71)

1.4.1 .Vai trò và vị trí của quản lý công tác sinh viên trường CĐSP

2.4. Thực trạng quản lý công tác sinh viên trường Cao đẳng Sư

2.4.1. Thực trạng quản lý công tác tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo

giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường CĐSP Hà Tây hiện nay

Xác định công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên là nhiệm vụ quan trọng trong công tác sinh viên của nhà trường, là phòng chức năng về công tác sinh viên, lãnh đạo phòng đã quan tâm, quản lý, tổ chức công tác này gắn với chức năng, nhiệm vụ của phòng. Để giáo dục tư chính trị tưởng đạo đức lối sống và các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao, trường CĐSP HT đã huy động tất cả các nguồn lực vào cuộc để giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên như Đảng ủy, Ban lãnh đạo trường, đoàn thanh niên, hội sinh viên, cán bộ giáo viên, cán bộ phòng CTSV, ban quản lý Ký túc xá và đặc biệt là đội ngũ GVCN, đó là những lực lượng đề ra nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cũng như tổ chức thực hiện các chế độ trong đó, Ban giám Hiệu, Phòng công tác sinh viên, cán bộ đoàn, ban quản lý ký túc xá, GCVN là quan trọng.

 Công tác giáo dục chính trị tư tưởng:

Đây là một trong những công tác được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm, công tác này được thực hiện dưới nhiều hình thức.

Để đánh giá thực trạng công tác này tác giả đã sử dụng phiếu điều tra với 75 CBQL, GV, GVC, kết quả như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, CV, GV về thực trạng quản lý công tác tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống

cho sinh viên trường CĐSP Hà Tây

STT Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá

TB Thứ

bậc Tốt BT Chưa tốt

1

Lập kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV theo năm học phù hợp với nhiệm vụ chính trị của đơn vị

41 26 8 2.44 1

2

Tổ chức xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, phổ biến nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV và các lực lượng có liên quan

39 27 9 2.40 2

3

Tổ chức phối hợp với các Đoàn thể, phòng chức năng, khoa chuyên môn triển khai kế hoạch tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên

33 28 14 2.25 3

4

Tổ chức bồi dưỡng CB, CV và đội ngũ GVCN năng lực tham gia công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên

17 39 19 1.97 6

5

Chỉ đạo việc động viên, khuyến khích và phát huy vai trò SV trong các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng

25 38 12 2.17 4

6

Kiểm tra, đánh giá mức độ tham gia và kết quả các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho SV.

24 29 22 2.03 5

7

Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên

Kết quả khảo sát 7 nội dung ở bảng trên cho thấy: các nội dung khảo sát được đánh giá với điểm trung bình về mức độ thực hiện từ 1,91 điểm đến 2,44 điểm. Trong đó, các nội dung được đánh giá thực hiện ở mức độ tốt là: Lập kế hoạch giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV theo năm học phù hợp với nhiệm vụ chính trị của đơn vị (2.44 điểm); “Tổ chức xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, phổ biến nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV và các lực lượng có liên quan” (2.40 điểm). Các nội dung chưa được đánh giá cao về mức độ thực hiện là: “Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên” (1.91 điểm); “Tổ chức bồi dưỡng CB, CV và đội ngũ GVCN năng lực tham gia công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên” (1.97 điểm).

Thực tế, đầu năm học, Phòng Công tác HSSV dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường đã xây dựng mục tiêu, kế hoạch tổ chức hoạt động tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng và các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên nhà trường. Từ đó, Phòng tiến hành xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn, phổ biến nội dung giáo dục tư tưởng cho SV nhà trường. Việc tổ chức triển khai đã được chú ý phối hợp nhiều hình thức như: Tổ chức cho sinh viên cuộc thi tìm hiểu về các môn lý luận chính trị như “Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; hội thi “sinh viên tìm hiểu pháp luật”; Tổ chức cho sinh viên nghiên cứu, quán triệt nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước, nghe báo cáo thời sự trong và ngoài nước; Tổ chức tuần sinh hoạt công dân đầu năm, đầu khóa theo nội dung chương trình của Bộ Giáo dục, báo cáo chính trị kinh tế trong và ngoài nước, phổ biến các quy chế về học tập, chương trình và kế hoạch đào tạo, thực hành, nghiên cứu khoa học, quy chế sinh viên các chế độ chính sách có liên quan đến công tác phòng chống tệ nạn xã hội…

Tác giả phỏng vấn cán bộ làm công tác quản lý sinh viên ở khoa Tiểu học và Khoa Mầm non - Cô L.T.H chuyên viên QLSV Khoa Tiểu Học, Cô

L.T.T chuyên viên QLSV khoa Mầm non thông tin được chia sẻ là việc xây dựng văn bản và phổ biến có diễn ra hàng năm nhưng việc thực hiện các văn bản đôi khi thiếu sự tổng kết, đánh giá. Quan sát SV trong buổi học chính trị đầu năm của tuần sinh hoạt công dân, tác giả nhận thấy nhiều sinh viên chưa tập trung nghe báo cáo viên thuyết trình, nhiều em còn làm việc riêng như dùng điện thoại, nói chuyện riêng,… Một số chuyên viên phòng Công tác HSSV, GVCN chưa sát sao trong việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, động viên SV tham gia các hoạt động sinh hoạt chính trị, các hoạt động tập thể,…

2.4.2. Thực trạng quản lý điểm học tập và rèn luyện của sinh viên trường CĐSP Hà Tây

Đối với Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây công tác tổ chức quản lý điểm học tập và rèn luyện của SV luôn được nhà trường quan tâm và chỉ đạo sát sao bởi SV sau khi ra trường chính là sản phẩm tạo nên thương hiệu của nhà trường. Vì vậy hiện nay quy trình quản lý điểm học tập và rèn luyện của SV tương đối đi vào nề nếp.

Kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.9. Thực trạng quản lý công tác học tập và rèn luyện của sinh viên Trường CĐSP Hà Tây

STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá TB Thứ

bậc Tốt BT Chưa tốt

1

Tổ chức tìm hiểu/ khảo sát hứng thú, nhu cầu, nguyện vọng tham gia các hoạt động giáo dục, rèn luyện của SV

22 36 17 2.07 6

2

Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, rèn luyện cho SV trong năm học, kỳ học.

38 27 10 2.37 3

3 Quán triệt thực hiện quy chế,

4

Tham mưu, xây dựng cơ chế phối hợp với các phòng chức năng, khoa trong quản lý học tập và rèn luyện của SV nhà trường

22 38 15 2.09 5

5

Xây dựng và ban hành các tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên

44 23 8 2.48 1

6

Tổ chức đánh giá công tác theo dõi học tập, đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên và thực hiện chế độ báo cáo nhà trường theo quy định

29 44 2 2.36 4

7

Hướng dẫn và Tổ chức thực hiện các hoạt động thi đua, khen thưởng sinh viên theo quy định

19 30 26 1.91 7

Kết quả khảo sát bảng 2.10 việc quản lý công tác điểm học tập và rèn luyện của phòng Công tác HSSV được cán bộ, giáo viên đánh giá khá cao. Điểm trung bình các nội dung đánh giá dao động từ 1.91 điểm đến 2.48 điểm. Đây là mức điểm khá cao, trong đó các nội dung như “Quán triệt thực hiện quy chế, nội quy học tập đối với SV” và “Xây dựng và ban hành các tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên” được đánh giá cao hơn các nội dung khác.

Công tác xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, rèn luyện cho SV của Phòng Công tác SV được thực hiện trong năm học, kỳ học. Phòng cũng quan tâm và ban hành các văn bản Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động thi đua, khen thưởng sinh viên theo quy định. Hướng dẫn xét điểm rèn luyện, khen thưởng gửi về các khoa lấy ý kiến sau đó đưa ra hội đồng thống nhất thông qua văn bản, đưa về các khoa và hướng dẫn các khoa, giám sát việc thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên do các khoa triển khai. Kết quả phỏng vấn sinh viên Đ.T.K.T khoa Mầm Non, sinh viên B.Q.D khoa Tiểu học, các em chia sẻ: Văn bản và hướng dẫn

tính điểm rèn luyện cho SV rõ ràng, giúp các em tự đánh giá và tự điều chỉnh để phấn đấu hoàn thiện hơn, học tập tốt hơn. Việc tổ chức đánh giá và công nhận kết quả đánh giá kết quả rèn luyện theo lớp có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục tự đánh giá ở SV.

Công tác tham mưu, xây dựng cơ chế phối hợp với các phòng chức năng, khoa trong quản lý học tập và rèn luyện của SV nhà trường được đánh giá chưa tốt. Qua quan sát, tác giả nhận thấy thực trạng công tác phối kết hợp trong các bộ phận của trường chưa được tốt còn mang tính hình thức chưa nhìn thẳng vào thực tế còn hiện tượng né tránh. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên chủ yếu phòng công tác sinh viên xây dựng kế hoạch khoa và GVCN thực hiện, chưa thấy sự vào cuộc mạnh mẽ của các phòng ban chức năng, đoàn hội trong nhà trường.

Ngoài việc thực hiện nghiêm túc các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo như QĐ 42/2007/QĐ-BGDĐT và QĐ 60/2007/QĐ-BGDĐT về Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chính quy thì Phòng đã nghiên cứu, phối hợp với Phòng Đào tạo nhà trường còn ban hành văn bản quy định về việc thực hiện nội quy học tập và rèn luyện của SV.

Để quản lý điểm học tập của SV, phòng Công tác Chính SV phối hợp với các đơn vị như phòng Đào tạo, Đoàn trường, quán triệt GVCN thường xuyên theo dõi sự chuyên cần của SV và kiểm tra việc thực hiện nề nếp học tập của SV trên lớp như giờ giấc ra vào lớp, thực hiện đeo thẻ SV, không hút thuốc lá trong khu vực trường. Nhà trường quy định rõ, nếu SV đến muộn sau 3 phút khi chuông báo giờ học bắt đầu sẽ không được vào trường, bộ phần bảo vệ sẽ đóng cổng và hết tiết thứ nhất mới cho SV vào trường. Các tiết sinh hoạt đều được ghi chép vào Sổ biên bản sinh hoạt lớp và nộp về Phòng Công tác SV vào cuối tháng. Phòng Công tác SV chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu, tình hình và ý kiến của các lớp trình BGH.

Mặt khác, Phòng Công tác HSSV thông qua sự hỗ trợ, kêu gọi sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường để phối

hợp với tại thư viện nhà trường bổ sung thêm một số loại tài liệu, sách báo chuyên ngành, cung cấp internet miễn phí để SV dễ dàng tiếp cận và truy cập tài liệu phục vụ công việc nghiên cứu và học tập. Ngoài ra, hàng năm Phòng tham gia tổ chức đối thoại giữa Ban Giám hiệu với SV; hàng tháng Phòng phối hợp với Ban lãnh đạo khoa và GVCN, Đoàn TNCS Hô Chí Minh của nhà trường tổ chức gặp gỡ, nghe các phản hồi từ phía SV. Qua đó, Phòng nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các SV cũng như kịp thời giải quyết được những kiến nghị hợp lý của SV, phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác sinh viên nội trú, ngoại trú và các nội dung công tác SV khác.

Để góp phần xây dựng tốt đời sống văn hóa trong trường học, nhân các ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm học, Đoàn trường và đơn vị phụ trách công tác SV cũng đã tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội tình nguyện nhằm lôi cuốn SV tham gia vào các hoạt động vui chơi lành mạnh. Đây là cơ hội cho SV được giao lưu, học tập nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các lớp, chi đoàn trong toàn trường đồng thời, khơi dậy tinh thần trách nhiệm của SV vào các hoạt động xã hội nhân đạo, từ thiện.

Mặc dù, nhà trường đã quan tâm, chỉ đạo sát sao; đơn vị phụ trách công tác SV đã nỗ lực hết mình tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV vẫn còn một số khó khăn, chưa thực sự hiệu quả. Cụ thể như:

Một bộ phận SV còn chưa chủ động trong việc học tập và rèn luyện, chưa xác định đúng đắn mục tiêu học tập cho bản thân, còn có thái độ dựa dẫm, trông chờ, ỷ lại. Công tác phối kết hợp một số bộ phận đôi khi chưa được tốt. Tài chính và các nguồn lực khác phục vụ cho học tập và rèn luyện của SV đôi khi còn thiếu.Thực trạng quản lý công tác tổ chức hành chính cho sinh viên trường CĐSP Hà Tây.

2.4.3. Thực trạng quản lý công tác tổ chức hành chính cho sinh viên trường CĐSP Hà Tây

Để tìm hiểu về nội dung này tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với cán bộ quản lý, giảng viên, GVCN kết quả thu được bảng sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, CV, GVCN về thực trạng quản lý công tác tổ chức hành chính cho SV trường CĐSP Hà Tây

STT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá TB Thứ

bậc Tốt BT Chưa tốt

1

Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, phổ biến thủ tục hành chính của nhà trường đối với SV

45 26 4 2.55 1

2

Xây dựng quy trình giải quyết thủ tục hành chính SV theo hướng tinh giản, khoa học.

41 27 7 2.45 2

3 Xây dựng hệ thống thông tin sinh viên 40 28 7 2.44 3 4

Xây dựng mạng lưới đội ngũ cán bộ, chuyên viên, cộng tác viên làm công tác sinh viên

16 29 30 1.81 6

5

Tổ chức thu thông tin và phản hồi thông tin đánh giá, cải tiến hệ thống hành chính phục vụ SV

24 38 13 2.15 4

6

Tổ chức đổi mới, cải tiến công tác tổ chức hành chính theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT

18 33 24 1.92 5

Kết quả ở bảng trên cho thấy, các nội dung đánh giá về quản lý công tác hành chính cho sinh viên được đánh giá mức độ thực hiện từ 1.81 điểm đến 2.55 điểm. Trong đó, các nội dung được đánh giá cao là “Xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn, phổ biến thủ tục hành chính của nhà trường đối với SV”; “Xây dựng quy trình giải quyết thủ tục hành chính SV theo hướng tinh giản, khoa học”. Các nội dung chưa được đánh giá tốt về mức độ thực hiện là “Xây dựng mạng lưới đội ngũ cán bộ, chuyên viên, cộng tác viên làm công tác

sinh viên” (1.81 điểm); “Tổ chức đổi mới, cải tiến công tác tổ chức hành chính theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT” (1.92 điểm).

Nghiên cứu hệ thống các hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính cho sinh viên và hệ thống các mẫu văn bản hành chính liên quan đến công tác sinh viên, công tác học vụ của nhà trường cho thấy: công tác này được nhà trường, phòng Công tác HSSV rất chú trọng. Công tác tổ chức đổi mới, cải tiến công tác tổ chức hành chính theo hướng tăng cường ứng dụng CNTT được đánh giá thấp hơn so với các công tác khác. Tìm hiểu nguyên nhân về vấn đề này, tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác sinh viên trường CĐSP hà tây trong bối cảnh đổi mới giáo dục​ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)