1.2.2 .Quản lý nhà trường
1.2.3. Công tác sinh viên trường Cao đẳng sư phạm
Sinh viên là người học đã tốt nghiệp THCS, trung học phổ thông hoặc tương đương đã dự thi và trúng tuyển vào trường Cao đẳng.
Trong quá trình được đào tạo tại các cơ sở đào tạo, HSSV được trải nghiệm trong môi trường học tập rèn luyện mới, không gian hoạt động rộng hơn. So với học sinh THPT, SV có sự mở rộng hơn về các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh sự giám sát quản lý của gia đình, SV còn chịu sự giám sát của thầy cô, môi trường ở cao đẳng, đại học rộng, kiến thức đa dạng phong phú các loại hình hoạt động học tập, rèn luyện. Môi trường các em được trưởng thành phát triển về trí tuệ, thể chất cá nhân, từ đó xuất hiện những nhu cầu mới về vật chất, nhu cầu về học tập tích lũy kiến thức chuyên môn cho bản thân.
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa các thành tốt liên quan trong công tác QLSV
Công tác sinh viên là các tác động giáo dục và quản lý sinh viên của nhà trường nhằm giúp cho sinh viên học tập tốt, rèn luyện tốt hình thành phẩm chất, năng lực, công tác SV là quản lý các nhiệm vụ học tập của SV theo đúng chương trình kế hoạch đã định, và thực hiện đúng các quy chế quy định hiện hành, tổ
Các đơn vị phòng ban trong nhà trường phận có liên quan Môi trường xã hội Giảng viên Đoàn TN, Hội SV Gia đình Sinh viên
chức giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức lối sống cho SV, tổ chức quản lý vật chất và tinh thần cho sinh viên. [23]
Quản lý sinh viên các trường cao đẳng và đại học có nhiệm vụ điều hành, phối hợp các lực lượng trong nhà trường nhằm thực hiện công tác giáo dục, tư tưởng đạo đức tác phong nghề nghiệp, ý thức tham gia các hoạt động mục đích góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo và yêu cầu phát triển của xã hội trong các trường cao đẳng và đại học.
Quản lý sinh viên thực chất là quản lý con người nên đòi hỏi tính khoa học và tính nghệ thuật cao trong quá trình quản lý. Hiệu quả của quản lý sinh viên được đo bằng kết quả thực hiện các mục tiêu của công tác sinh viên là “Mục đích đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.