Thực hiện đường lối đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước, Luật Giáo dục năm 2019 đã chỉ rõ: "Phương pháp đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều
kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng" [22]
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (Nghị quyết 29/NQTW) khẳng định: “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục cao đẳng và đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế”.
Theo quan điểm của Nghị quyết 29, việc đổi mới phương pháp đào tạo trình độ trình độ đại học phải coi trọng việc nâng cao năng lực tự học, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, từ đó tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng.
Về mặt chương trình và giáo trình cao đẳng, đây là nội dung thể hiện mục tiêu giáo dục cao đẳng; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu
trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo phải bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác.
Các giáo trình giáo dục cao đẳng phải cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục đại học phải đáp ứng các yêu cầu về phương pháp giáo dục cao đẳng.
Với những yêu cầu trên, mục tiêu chung của giáo dục cao đẳng sư phạm là nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế nói chung ngành giáo dục nói riêng.
Đào tạo người học phải tâm huyết với nghề yêu nghề mến trẻ, có đạo đức phẩm chất chính trị, có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; đáp ứng nhu cầu xã hội.
Quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo cao đẳng là phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan.
Từ đó, đào tạo trình độ để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo.
Từ nhận thức đó, sinh viên cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục cao đẳng, bảo đảm cơ chế tự chủ gắn với nâng cao trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; tập trung đầu tư xây dựng một số trường, khoa, chuyên ngành mũi nhọn, chất lượng cao.
Dựa trên cơ sở đó phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng. Từ đó, đổi mới hệ thống theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học,
trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; chuẩn hoá, hiện đại hoá giáo dục và đào tạo.
Trên cơ sở này, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế.
Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Đổi mới quản lý các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường tính tự chủ và và phát huy trách nhiệm giải trình của các cơ sở. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các trường cao đẳng sư phạm trong bối cảnh hiện nay.
Đối với việc đánh giá kết quả đào tạo cao đẳng và đại học cần theo hướng chú trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp; năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ; năng lực thực hành, năng lực tổ chức và thích nghi với môi trường làm việc.
Công tác quản lý sinh viên hiện nay được xã hội dư luận và nhiều phụ huynh, lãnh đạo các trường ĐH và CĐ quan tâm. Vì thế mô hình quản lý sinh viên trước đây không còn phù hợp. Việc đổi mới quản lý công tác SV là một trong những yêu cầu cần thiết và cấp bách được đặt ra cho các trường ĐH Và cao CĐ nói chung trường CĐSP nói riêng. Để làm như vậy, việc đầu tiên phải làm là nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của công tác quản lý sinh viên cho toàn bộ cán bộ giảng viên nhà trường, toàn bộ cán bộ giảng viên tham gia vào công tác giáo dục và quản lý sinh viên, đặc biệt là cán bộ làm công tác QLSV của nhà trường đặc biệt là các cán bộ, giảng viên trực tiếp quản lý sinh viên ở các khoa nhận thức được tầm quan trọng của công tác QLSV trong bối cảnh hội nhập, tác động của cơ chế thị trường gắn liền với sự phát triển của nhà trường để tất cả các thành
viên trong nhà trường hiểu sâu sắc ý nghĩa của công tác quản lý sinh viên không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, phòng công tác sinh viên mà là trách của toàn bộ cán bộ giảng viên nhân viên trong trường.
Cần nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ làm công tác quản lý sinh viên phải xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý SV chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiệm yêu nghề bắt kịp được với xu thế hội nhập.
- Đưa công nghệ thông tin vào việc quản lý sinh viên của nhà trường nhằm tăng cường hiệu quả quản lý.
1.4. Công tác sinh viên trường cao đẳng sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục mới giáo dục