2.1 .Vài nét về Trung tâm đào tạo Viettel
2.3. Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại TTĐTVT
2.3.3. Phân tích kết quả điều tra, khảo sát về thực trạng công tác triển
khai và quản lý dạy học trực tuyến tại TTĐTVT
2.3.3.1. Nhiệm vụ triển khai và quản lý hoạt động DHTT tại TTĐTVT được quan tâm đặc biệt
Việc triển khai và quản lý hoạt động DHTT trong giai đoạn hiện nay tại TTĐTVT là rất quan trọng do nhu cầu đào tạo cần áp dụng hình thức này ngày càng mở rộng và đón nhận được sự ủng hộ đông đảo của cán bộ, nhân viên trong TĐVTQĐ. Kết quả điều tra, khảo sát với 18 ý hỏi của câu 1 trong phiếu điều tra cho thấy trung bình có 22,67/204 người “rất đồng ý” (chiếm 11,11%) và hơn 127/204 người “đồng ý” (chiếm ~62,53%) đã tham gia điều tra phản ánh thực trạng và đánh giá cao vai trò của hoạt động DHTT tại TTĐTVT. Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy tỷ lệ người
73
được hỏi trả lời “Không có ý kiến”, “Không đồng ý” và “Phản đối” chiếm tổng tỷ lệ trung bình lên đến 26,36%. Điều này cho thấy còn có nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên chưa thực sự quan tâm đến vấn đề được hỏi hoặc không hiểu rõ vấn đề được hỏi hoặc chỉ đồng tình với câu hỏi ở một khía cạnh nào đó.
Biểu đồ kết quả điều tra dưới đây cho thấy sự hài lòng về vai trò, mức độ ảnh hưởng của DHTT tại TTĐTVT:
Hình 2.3.Tỷ lệ đánh giá vai trò của việc triển khai và quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm đào tạo Viettel
2.3.3.2. Mục tiêu triển khai DHTT được rõ ràng
Dạy học trực tuyến đã đạt được mục tiêu hỗ trợ hiệu quả người học tự học và tự kiểm tra, đánh giá kiến thức. Với ý hỏi về hệ thống đào tạo trực tuyến hỗ trợ tốt cho cán bộ, nhân viên tự học và tự kiểm tra, đánh giá, kiểm nghiệm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, có tới 93,14% người được hỏi trả lời đồng ý và 67,65% người được hỏi cho rằng “Nội dung của bài giảng trên hệ thống đã phù hợp cho việc tự học của học viên”. Như vậy, hệ thống
74
DHTT được xem như là kênh thông tin, PPDH được hầu hết mọi cán bộ, nhân viên được hỏi lựa chọn để trau dồi kiến thức, nâng cao ý thức tự học tốt hơn. Biểu đồ dưới đây cho thấy tỷ lệ hài lòng:
Hình 2.4. Tỷ lệ hài lòng về hỗ trợ tự học, tự kiểm tra đánh giá
2.3.3.3. Bài giảng chưa có mục tiêu rõ ràng
Có 80,39% người được hỏi đồng ý là các bải giảng trên hệ thống có mục tiêu rõ ràng, bên cạnh đó còn có gần 20% không có ý kiến gì và không đồng ý. Mặc dù chỉ có 57,84% người được hỏi trả lời nội dung các bài giảng điện tử trên hệ thống rất phong phú và đa dạng, nhưng người học mới chỉ cho thấy khả năng tận dụng những bài giảng được cung cấp. Như vậy, với số lượng bài giảng ít ỏi nhưng nội dung bài giảng chưa chỉ rõ mục tiêu môn học, bài học rõ ràng trong khi nhu cầu còn rất đa dạng. Điều này cho thấy chất lượng của đội ngũ biên soạn bài giảng điện tử còn hạn chế.
75
Hình 2.5. Tỷ lệ hài lòng về mục tiêu môn học, bài học
2.3.3.4. Nhận thức của học viên về tham gia HTTT chưa được đầy đủ
Về câu hỏi “2. Trung bình mỗi ngày đồng chí dành bao nhiêu thời gian để học tập trên hệ thống đào tạo trực tuyến…”, có 78,43% người được hỏi dành dưới 01 giờ, 20,59% từ 01 đến 02 giờ và có rất ít người dành được hơn 02 giờ để tham gia HTTT. Điều này cho thấy quỹ thời gian dành cho học tập nâng cao trình độ của cán bộ, nhân viên là không có nhiều, phần lớn là tận dụng lúc rảnh rỗi hoặc cuối giờ làm việc.
76
Hình 2.6. Thời lƣợng dành cho học tập trực tuyến
Hơn nữa, với câu hỏi “10. Trong quá trình học trực tuyến trên hệ thống, khi gặp vấn đề về nội dung bài học cần trợ giúp giải đáp…”, 81,67% người được hỏi định hướng tìm nguồn thông tin trợ giúp để giải quyết vấn đề, tuy nhiên vẫn còn có 18,33% tỏ ra buông xuôi và ít quan tâm đến việc giải quyết triệt để vấn đề khó khăn trong học tập.
2.3.3.5. Nhận thức của cán bộ, nhân viên, học viên về ý nghĩa của quản lý HTTT chưa được đầy đủ
Do phải thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là sản xuất kinh doanh và phát triển mạng lưới viễn thông, việc có không ít cán bộ, nhân viên, học viên chưa đề cao vai trò và nhận thức đầy đủ về hoạt động DHTT là khó tránh khỏi. Kết quả điều tra về kết quả học tập của người học tại ý hỏi “1.15. Kết quả thi của cán bộ, nhân viên có vai trò quan trọng đối với cán bộ quản lý tại đơn vị” cho thấy 77,45% người được hỏi thấy được ý nghĩa của kết quả kiểm tra, tuy nhiên vẫn còn hơn 22% tỏ ra thiếu quan tâm hoặc không sử dụng gì đến kết quả này. Với ý hỏi “1.16. Kết quả thi của cán bộ, nhân viên được áp dụng vào đánh giá chất lượng lao động tại đơn vị”, cũng chỉ có 64,71% người được hỏi có sử dụng kết quả thi của cán bộ, nhân viên vào đánh giá chất lượng lao động.
77
2.3.3.6. Công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chưa phản ánh trung thực trình độ nhận thức của người học
Với ý hỏi “1.14. Kết quả kiểm tra, đánh giá phản ánh trung thực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ”, chỉ có 53,92% người được hỏi tin vào kết quả đạt được. Điều này cho thấy hệ thống chưa cho thấy độ tin cậy cao và cần được cung cấp một công cụ đánh giá trực tuyến để tự ôn luyện, tự đánh giá thông qua các bài kiểm tra trực tuyến trước khi đi đến bài kiểm tra đánh giá cuối cùng.
Về hình thức tổ chức kiểm tra, đánh gia, có tới 78,43% người được hỏi nhất trí với hình thức tổ chức thi trắc nghiệm trên hệ thống tập trung tại các địa điểm có giám thị coi thi và giám sát qua cầu truyền hình, trong khi đó vẫn có 52,94% cho rằng cần kết hợp thi tự luận và trắc nghiệm trên hệ thống, và 33,33% cho rằng cần tổ chức thi tự luận trên giấy kết hợp thi trên hệ thống. Như vậy việc lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá chưa đạt được sự nhất trí cao, cần có sự kết hợp giữa các hình thức để đạt hiệu quả tối ưu thay vì chỉ tổ chức thi trắc nghiệm trên hệ thống như hiện nay.
Tóm lại, từ các kết quả điều tra, khảo sát thu thập được, tác giả có được những thông tin quan trọng về thực trạng triển khai và quản lý hoạt động DHTT tại TTĐTVT. Các kết quả điều tra sẽ giúp tác giả có những đánh giá khách quan và trung thực về thực trạng trên, thông qua đó tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động DHTT của TTĐTVT sẽ được trình bày ở chương 3.