Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm đào tạo Viettel trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 91)

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên về ý nghĩa của hoạt động dạy học trực tuyến

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

 Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học viên về vai trò, lợi ích, ý nghĩa của ứng dụng CNTT&TT trong dạy học trực tuyến, hiểu đúng bản chất DHTT như là một phương pháp QLGD, quản lý đào tạo và tiếp cận tri thức mới phù hợp với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của người học và nâng cao chất lượng đào tạo.

 Tạo sự nhất trí cao của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên, trên cơ sở đó đẩy mạnh việc triển khai rộng khắp hoạt động DHTT của TTĐTVT tới tất cả các cơ sở làm việc của TĐVTQĐ.

81

 Tạo sự thích thú, chủ động và tích cực ở mỗi học viên khi tham gia học, trên cơ sở đó đẩy mạnh nội dung học tập và lôi cuốn học viên.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Nhận thức có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo hoạt động. Nhận thức là tiền đề, cơ sở của hành động, nhận thức đúng thì hành động mới đúng. Tác giả chọn lựa và đề xuất biện pháp “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học viên về hoạt động dạy học trực tuyến” xem như là biện pháp có vị trí quan trọng hàng đầu và mang tính quyết định cho việc phát triển DHTT của TTĐTVT.

Về mặt lý luận, việc thay đổi PPDH cần phải đạt được sự đồng thuận rất cao trong toàn bộ hệ thống nhà trường bởi nó còn phụ thuộc vào mục tiêu và nội dung dạy học. Việc phát triển phương pháp DHTT tại TTĐTVT đã được thực hiện hơn 4 năm qua và đều được cụ thể hóa bằng các báo cáo, kế hoạch công tác của TTĐTVT. Như vậy, nhận thức của các cán bộ, giáo viên, nhân viên về tổ chức DHTT đã thống nhất. Tuy nhiên, vẫn còn có những biểu hiện nhận thức chưa đầy đủ hoặc không để ý tới của một số bộ phận không nhỏ cán bộ, nhân viên làm công tác đào tạo.

Bộ máy tham gia hoạt động đào tạo của TTĐTVT bao gồm cả các cấp quản lý, nhân viên ở các cơ quan, đơn vị trong TĐVTQĐ do vậy những thành phần tham gia hoạt động này cần phải quan tâm, nắm rõ vai trò của CNTT&TT trong việc đổi mới phương pháp QLGD, đổi mới PPDH thì mới có thể thúc đẩy việc triển khai DHTT đạt hiệu quả cao.

Nhận thức được các vấn đề đó, mỗi người cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là cấp quản lý cần có chiến lược phù hợp nhằm ứng dụng CNTT&TT vào giáo dục và đào tạo. Người giáo viên cần vận dụng linh hoạt các PPDH có sử dụng thiết bị và công nghệ tin học.

Học viên là chủ thể rất quan trọng quyết định tới sự thành công hay không thành công trong việc triển khai hoạt động DHTT tại TTĐTVT. Tổ

82

chức truyền thông các chủ trương, chính sách, kế hoạch đào tạo của TTĐTVT về việc DHTT là rất cần thiết. TTĐTVT cần cụ thể hoá các chủ trương, chính sách bằng cách kế hoạch hành động, đồng thời xây dựng các quy định đánh giá ý thức tự giác, tự nguyện tham gia học tập, biến trách nhiệm học tập thành động lực cá nhân.

Việc trang bị và nâng cao nhận thức trong việc tiếp cận với CNTT&TT để phục vụ học tập, tự học, tự nghiên cứu của học viên cũng là một nội dung cần quan tâm. Bởi lẽ, người học chưa thấy sự hứng thú trong HTTT, một phần là do kỹ năng, hiểu biết về sử dụng thiết bị CNTT&TT hay sử dụng phần mềm bị hạn chế. Thực tế điều tra của tác giả qua câu hỏi “9. Đồng chí tự đánh giá khả năng thành thạo khi thao tác với giao diện của hệ thống nói chung và của bài học nói riêng” đã cho thấy gần 10% số người được hỏi trả lời “Hơi khó dùng”. Do vậy khi họ làm chủ được các thao tác thì sẽ nảy sinh mong muốn khám phá, nhận thấy sự cần thiết của việc chủ động, tự giác trong chiếm lĩnh tri thức, tận dụng tối đa những điều kiện hiện có để học tập, tìm kiếm những nguồn thông tin tin cậy trên mạng Internet nhằm củng cố kiến thức và nâng cao trình độ.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

Trước hết, thường xuyên tổ chức tuyên truyền hoặc cử cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia các chương trình hội thảo, các lớp bồi dưỡng về ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục, về DHTT v.v.. nhằm nâng cao hiểu biết về triển khai và ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới phương pháp quản lý, dạy học.

Ngoài ra, TTĐTVT cần tổ chức một số hoạt động như sau:

 Tổ chức các buổi hội thảo, hướng dẫn triển khai các nghị quyết, chỉ thị, văn bản hướng dẫn ứng dụng CNTT&TT, quản lý việc ứng dụng CNTT&TT trong cơ sở đào tạo, các hình thức tổ chức DHTT.

 Mời chuyên gia, giảng viên về nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm triển khai DHTT để học hỏi kinh nghiệm, vận dụng thực tiễn.

83

 Cung cấp đầy đủ thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm DHTT để gây thiện cảm, trao đổi thông tin, phương pháp đăng ký học trực tuyến v.v..

 Xây dựng các đề tài nghiên cứu về DHTT và giao nhiệm vụ cho từng đơn vị hoặc cá nhân để tìm hiểu lý thuyết và đề xuất các biện pháp triển khai thực tiễn tại đơn vị.

 Tổ chức hướng dẫn cho toàn thể học viên cách sử dụng, thao tác trên hệ thống phần mềm DHTT bằng các hình thức như gửi tài liệu hướng dẫn sử dụng tới từng học viên qua địa chỉ Email hoặc bằng bản cứng, đính kèm tài liệu hướng dẫn sử dụng vào hệ thống phần mềm ở tại màn hình đăng nhập hoặc mục Trợ giúp, tổ chức lớp học để hướng dẫn trực tiếp. Cách làm này theo tác giả là tối ưu nhất bởi hầu hết các hệ thống phần mềm phổ biến hiện nay đều thân thiện với người dùng nên cần phải hướng dẫn người học biết thao tác trên phần mềm trước. Tiếp đến là tổ chức hướng dẫn sử dụng các thiết bị máy vi tính và mạng Internet. Do đối tượng người học rất đa dạng cả về lứa tuổi, vùng miền, trình độ v.v.. nên việc tổ chức hướng dẫn này cần phải phân nhóm đối tượng để đạt hiệu quả cao nhất.

 Tổ chức các buổi truyền thông về chủ trương, chính sách phát triển nguồn nhân lực trong ngắn hạn và dài hạn, và kế hoạch tổ chức dạy học. Ngoài ra, khi triển khai các kế hoạch học tập, cần phổ biến, quán triệt sâu rộng nội dung kế hoạch tới từng học viên. Qua thực hiện điều tra với câu hỏi “11. Đồng chí nêu được các quy định đánh giá kết quả học tập khi phải hoàn thành bài học hay bài thi trên hệ thống”, tác giả đã thu thập được số liệu chứng minh có tới trên 36% người học không nắm rõ hoặc không biết hình thức dánh giá kết quả học tập, bài thi. Như vậy có thể thấy, công tác tuyên truyền, phổ biến kế hoạch còn bất cập.

 Xây dựng và áp dụng các quy định, quy chế đánh giá ý thức tham gia học tập đối với học viên, trách nhiệm đôn đốc học tập của cán bộ phụ trách lớp và đơn vị chủ trì, phối hợp tổ chức lớp học. Sau mỗi khoá đào tạo,

84

TTĐTVT cần tổ chức rút kinh nghiệm triển khai một cách nghiêm túc nhằm điều chỉnh phù hợp các quy định cũng như kiểm điểm trách nhiệm tham gia tổ chức lớp học của các cá nhân, đơn vị liên quan.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm đào tạo Viettel trong giai đoạn hiện nay (Trang 87 - 91)