Biện pháp 4: Quản lý hồ sơ học tập trực tuyến của học viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm đào tạo Viettel trong giai đoạn hiện nay (Trang 98 - 100)

2.1 .Vài nét về Trung tâm đào tạo Viettel

3.2.4.Biện pháp 4: Quản lý hồ sơ học tập trực tuyến của học viên

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến

3.2.4.Biện pháp 4: Quản lý hồ sơ học tập trực tuyến của học viên

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

 Lưu trữ hồ sơ kết quả học tập của học viên một cách hệ thống;  Đảm bảo tra cứu, báo cáo hồ sơ học tập đầy đủ, đúng và chính xác;  Làm cơ sở để người học phấn đấu nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến;

92

 Làm cơ sở để các cơ quan, đơn vị đánh giá chất lượng lao động của cơ quan, đơn vị mình.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

Lưu trữ hồ sơ các hoạt động hàng ngày của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội là việc làm rất cần thiết và rất phổ biến. Các hoạt động liên quan tới ứng dụng CNTT cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, việc lưu trữ các thao tác của người dùng trên hệ thống phần mềm nhằm quản lý một cách khoa học đang là yêu cầu bài toán quản lý mà không ít cơ sở đào tạo đặt ra trong đó có TTĐTVT bởi công tác quản lý hồ sơ HTTT tại TTĐTVT chưa đảm bảo tính khoa học. Theo tác giả, một bộ hồ sơ học tập của học viên được lưu trữ cần có các mục nội dung sau:

 Thông tin, tài khoản người dùng;

 Các khoá học đã, đang tham gia, chưa tham gia, kết quả học tập;  Đề xuất cá nhân về nội dung học tập, chương trình học v.v..;  Thời lượng, thời điểm, số lần tham gia từng khoá học;

 Trao đổi tương tác với giáo viên, học viên khác;  Các bài thi, kiểm tra v.v..

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện

(1) Lưu trữ hồ sơ kết quả học tập của học viên một cách hệ thống

Trước tiên là xây dựng mẫu hồ sơ kết quả học tập của học viên bao gồm các mục nội dung ở mục 3.2.4.2 trong đó sắp xếp các mục nội dung này theo thứ tự ưu tiên nhất định. Sau đó tin học hoá mẫu hồ sơ này, đưa lên hệ thống phần mềm, tổ chức tạo nguồn dữ liệu của báo cáo, cho phép người dùng có quyền triết xuất báo cáo hồ sơ học tập của từng học viên. Định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần tiến hành sao lưu dữ liệu nhằm đảm bảo dữ liệu người dùng được an toàn sẵn sàng phục vụ tra cứu khi cần.

(2) Đảm bảo tra cứu, báo cáo hồ sơ học tập đầy đủ, đúng và chính xác

Xây dựng công cụ tra cứu, tìm kiếm và xuất báo cáo cho từng học viên hoặc cho cả nhóm học viên theo các tiêu chí tuỳ biến. Việc xây dựng

93

cơ sở dữ liệu, xác định chính xác nguồn dữ liệu cho mẫu báo cáo và tạo các truy vấn chính xác sẽ cho phép tra cứu và xuất báo cáo đầy đủ, đúng và chính xác.

(3) Làm cơ sở để người học phấn đấu nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến

Hồ sơ học tập được xem như là bản học bạ để người học nhìn lại kết quả học tập của bản thân. Bản học bạ trực tuyến có điểm khác so với học bạ thông thường ở chỗ người học có thể tra cứu bất cứ lúc nào không chỉ xem lại kết quả đã đạt được mà còn có cả tiến trình học tập đang thực hiện và các thao tác khác. Một điểm tác giả đề xuất trong hồ sơ học tập của người học là bổ sung khung tiêu chuẩn kiến thức, kỹ năng của mỗi chức danh công việc để mỗi người học/cán bộ, nhân viên nắm được con đường nghề nghiệp của mình để phấn đấu vươn lên và tìm kiếm cơ hội thăng tiến.

(4) Làm cơ sở để các cơ quan, đơn vị đánh giá chất lượng lao động của cơ quan, đơn vị mình.

Hồ sơ học tập không chỉ dành cho việc tra cứu của riêng người học mà còn là cơ sở để cơ sở đào tạo, doanh nghiệp sử dụng quản lý nhân sự, đánh giá chất lượng lao động và đề bạt, bổ nhiệm vị trí công tác. Hiện nay, việc đánh giá chất lượng lao động tại TĐVTQĐ chủ yếu dựa vào kết quả thi tại thời điểm đánh giá do TTĐTVT báo cáo mà chưa áp dụng đánh giá cả quá trình học tập, do vậy kết quả đánh giá chưa mang tính toàn diện. Nếu tổng hợp kết quả học tập cả quá trình của người học và sử dụng kết quả đó để đánh giá chất lượng lao động chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao và chính xác hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm đào tạo Viettel trong giai đoạn hiện nay (Trang 98 - 100)