So sánh hoạt động DHTT với hoạt động dạy học giáp mặt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm đào tạo Viettel trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 42)

1.3.2.1. Ưu điểm

a) Hoạt động dạy học trực tuyến

* Xét về các đối tượng của hoạt động dạy học

+ Nội dung dạy học: Nội dung học tập được phân chia thành các đối tượng tri thức riêng biệt theo từng lĩnh vực, ngành nghề rõ ràng. Điều này giúp cho người học có thể lựa chọn những khóa học phù hợp với nhu cầu học tập của mình. Học viên có thể truy cập những đối tượng này qua các đường dẫn đã được xác định trước, sau đó sẽ tự tạo cho mình các kế hoạch học tập, thực hành, hay sử dụng các phương tiện tìm kiếm để tìm ra các chủ đề theo yêu cầu. Nội dung môn học được cập nhật, phân phối dễ dàng, nhanh chóng dẫn đến hiệu quả tiếp thu bài của người học được nâng lên vì có tài liệu mới nhất.

31

+ Phương pháp dạy học: Người học được tiếp cận một PPDH làm thay đổi vai trò của người học - vai trò trung tâm trong QTDH.

+ Học viên: Hệ thống E-Learning hỗ trợ học theo khả năng cá nhân, theo thời gian biểu tự lập nên người học có thể chọn phương pháp học thích hợp cho riêng mình, có thể chủ động thay đổi tốc độ học cho phù hợp với bản thân, giảm căng thẳng và tăng hiệu quả học tập. Bên cạnh đó, khả năng tương tác, trao đổi với nhiều người khác cũng giúp việc học tập có hiệu quả hơn. Người học có thể theo dõi quá trình và kết quả học tập của mình.

+ Giáo viên: Giáo viên có thể theo dõi quá trình học tập của học viên dễ dàng nhờ các dữ liệu thao tác trên hệ thống được tự động lưu lại trên máy chủ theo thời gian thực. Giáo viên có thể đánh giá các học viên thông qua cách trả lời các câu hỏi kiểm tra, thời gian trả lời những câu hỏi đó, kết quả bài kiểm tra để đánh giá học lực của mỗi học viên. Giáo viên chỉ cần xây dựng bài giảng điện tử một lần và có thể sử dụng trong dài hạn, trong khi giảm được thời gian lên lớp.

+ Quá trình dạy học nói chung:

E-Learning giúp giảm chi phí học tập. Bằng việc sử dụng các giải pháp học tập qua mạng, các cơ sở đào tạo có thể giảm được các chi phí dạy học như tiền lương phải trả cho giáo viên, tiền thuê phòng học, chi phí đi lại và ăn ở của học viên, góp phần tăng hiệu quả công việc. Việc trang bị những chiếc máy tính có thể truy cập vào hệ thống DHTT thông qua mạng Internet để thực hiện việc học tập qua mạng là hết sức dễ dàng. Giáo viên và học viên có thể truy cập vào khóa học ở bất cứ chỗ nào, trong bất cứ thời điểm nào mà không nhất thiết phải trùng nhau chỉ cần có máy tính có thể kết nối hệ thống.

* Xét về tính mục đích của hoạt động dạy học

 Tự định hướng: Người học tự chọn khóa học phù hợp nhất đối với trình độ, sở thích, mục tiêu của bản thân, hoặc một công ty có thể yêu cầu công ty cung cấp dịch vụ DHTT thiết kế khóa học theo yêu cầu của công ty, theo định hướng hay theo nhu cầu kiến thức nhân viên.

32

 Tự điều chỉnh: Người học có thể tự điều chỉnh, cân đối thời gian, thời lượng, khối lượng kiến thức, có thể học từ từ hay nhanh do thời gian mình tự sắp xếp hay do khả năng tiếp thu kiến thức của mình. Hơn nữa, người học có thể lựa chọn nội dung học, thứ tự nội dung trong bài.

 Linh hoạt: Từ khi đăng ký học đến lúc hoàn tất, người học có thể học theo thời gian biểu mình định ra, không bị gò bó bởi thời gian và không gian, nghĩa là người học có thể học mọi lúc, mọi nơi nhờ phương tiện kỹ thuật CNTT&TT. Đặc biệt là cho phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, xem lại những phần đã học, trao đổi linh hoạt với những người cùng học hoặc người dạy ngay trong quá trình học.

 Đồng bộ: Đồng bộ giữa giáo trình và bài giảng điện tử trực tuyến vì các bài giảng điện tử được xây dựng, mô phỏng và thiết kế dựa trên giáo trình sẵn có.

 Phổ biến: E-learning thu hút ngày càng nhiều đối tượng tham gia vào QTDH, đặc biệt trong bối cảnh xã hội hoá thông tin, nhu cầu đào tạo ngày càng đa dạng và tăng lên quá tải so với khả năng của không ít cơ sở đào tạo. Hơn nữa, nhu cầu học tập của các thế hệ đi trước vốn chưa được tiếp cận phương pháp mới này cũng làm gia tăng số lượng người HTTT.

 Hiệu quả: Học trực tuyến giúp cá nhân người học và cơ sở đào tạo không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn đáp ứng được nhu cầu của mình.

b) Hoạt động dạy học giáp mặt

+ Nội dung dạy học: Là những kiến thức cơ sở hoặc có trong sách vở do người thầy truyền đạt hoặc đúc rút từ kinh nghiệm bản thân.

+ Phương pháp dạy học: Tập trung hoàn toàn vào giáo viên, người dạy trở thành trung tâm trực tiếp truyền đạt kiến thức cho người học. Để kiểm tra mức độ hiểu biết của người học thì thầy phải trực tiếp hỏi bài và trao đổi với học trò. Người thầy thực hiện quản lý lớp học, đảm nhiệm trực tiếp tất cả mọi hoạt động có liên quan đến lớp học đều do thầy chủ trì.

33

+ Học viên: Người học hết sức thụ động, nghe giảng bài và làm bài tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thường là có rất ít sáng tạo.

+ Giáo viên: Đóng vai trò chủ đạo và chủ động trong QTDH, thực hiện hai nhiệm vụ chính là truyền đạt kiến thức và quản lý học viên.

+ Quá trình dạy học nói chung:

Trong quá trình học tập, học viên ít được đưa ra ý kiến của mình về việc giảng dạy của thầy giáo. Học sinh học một cách thụ động, thầy bảo gì làm nấy. Điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập, thầy giáo thì không biết rõ học sinh của mình muốn học theo hình thức nào còn học viên thì cảm thấy nhàm chán với phương pháp giảng dạy của thầy.

1.3.2.2. Nhược điểm

a) Hoạt động dạy học trực tuyến

 Do PPDH truyền thống đã đi sâu vào tiềm thức của người dạy và người học nên việc áp dụng PPDH có sử dụng thiết bị công nghệ cao sẽ gây không ít khó khăn về cách học, dạy và tiếp cận ứng dụng các công nghệ mới.

 Do môi trường học tập phân tán nên mối liên hệ gặp gỡ giữa giáo viên và học viên bị hạn chế, thông thường chỉ đạt được một mục đích dạy học là truyền đạt tri thức.

 Giáo viên phải mất rất nhiều thời gian và công sức để soạn tài liệu, bài giảng cho phù hợp với phương thức học tập E-Learning. Các bài giảng phải được kiểm duyệt rất chặt chẽ về logic nội dung, bố cục trình bày, tương tác âm thanh, hình ảnh và lời giảng v.v..

 E-Learning được triển khai nhằm vào số đông đối tượng học mà không phải tất cả các đối tượng học cho cùng một nội dung, trong đó người học chắc chắn sẽ gặp phải sự khác biệt về tâm lý, văn hoá vùng miền nên chất lượng dạy học bị ảnh hưởng.

 Đây là một ứng dụng công nghệ thông tin nên việc thay đổi cập nhật, nâng cấp hệ thống là tất yếu nên cơ sở đào tạo phải cân nhắc phương án đầu

34

tư nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Một số khó khăn khi triển khai hệ thống như tốc độ đường truyền, cấu hình máy chủ, máy trạm, giao diện tương tác, văn hoá, tiêu chuẩn áp dụng v.v..

Tuy không thể hoàn toàn thay thế được phương thức dạy học truyền thống, E-Learning cho phép giải quyết nhu cầu học tập của người học và nhu cầu đào tạo của người lao động tăng lên của các cơ sở đào tạo.

b) Hoạt động dạy học giáp mặt

+ Lớp học: Phải có phòng học, không gian và kích thước phòng giới hạn, Lớp học phải đồng bộ, cách học phải đồng bộ.

+ Học viên: Thông thường phải cùng trình độ nhận thức, có giới hạn về số lượng tham gia/lớp, phải đến lớp ngồi nghe giảng, tham gia lớp học vào thời khoá biểu nhất định.

1.3.2.3. Khả năng thay thế lẫn nhau của hai PPDH

Mỗi PPDH đều có những ưu điểm và nhược điểm. Như phân tích ở trên, DHTT có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với dạy học giáp mặt nhưng hai phương pháp này không hoàn toàn thay thế hay phủ định nhau mà hỗ trợ, bổ sung cho nhau làm tăng tính đa dạng của PPDH bởi một số lý do sau:

 PPDH truyền thống phổ biến và phù hợp với tất cả người học. Người học cảm thấy an toàn hơn khi được nghe giảng trực tiếp, được giải quyết vấn đề trực tiếp với giáo viên. Đối với những học viên không tự giác, ít chủ động học tập thì cách học truyền thống ít nhiều cũng có tác động đến họ khi được học trực tiếp với giáo viên trên lớp và tiếp xúc với bạn học. Giáo viên trực tiếp quan sát được thái độ, năng lực học của mỗi học viên qua tiếp xúc trực tiếp. Trong khi đó, phương pháp DHTT rất hạn chế về mối quan hệ tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học viên, đòi hỏi học viên phải thực sự có nhu cầu và tự giác học cao.

 Xét về nội dung học, không phải bất kỳ nội dung học nào cũng dễ dàng được biên soạn thành bài giảng điện tử. Nhiều môn học, ngành học có

35

phần nội dung mang tính thực hành cao, tính thực tế cao nên khó có thể dùng áp dụng phương pháp DHTT để giảng dạy được, ví dụ: các ngành liên quan đến chế tạo, ngành y khoa, hội hoạ v.v...

Phương pháp DHTT hiện nay và trong tương lai gần vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn PPDH truyền thống, mà cần phải có sự kết hợp linh hoạt với nhau để đạt hiệu quả tốt nhất cho QTDH.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm đào tạo Viettel trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 42)