Vai trò của dạy học trực tuyến

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm đào tạo Viettel trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 44)

Dạy học trực tuyến ngày càng trở nên quan trọng và đang dần làm thay đổi mô hình học tập, cách thức tiếp cận tri thức của nhiều đối tượng tiềm năng như học sinh, sinh viên, viên chức nhà nước... trong giai đoạn hiện nay. Nó đang làm cho việc học tập trở nên thú vị hơn, hấp dẫn hơn và thuyết phục hơn. Một số vai trò của DHTT có thể được kể ra như:

1.3.3.1. Môi trường dạy học mọi lúc mọi nơi

Không giống như PPDH truyền thống, DHTT là kênh cung cấp kiến thức rất linh hoạt về thời gian và địa điểm cho cả người học và người dạy. Họ có thể tham gia QTDH vào bất kỳ thời điểm nào trong khung thời gian của khoá học và hoàn toàn chủ động sắp xếp thời gian học tập, giảng dạy của mình. Người học và người dạy cũng chủ động lựa chọn địa điểm, sử dụng thiết bị kỹ thuật được kết nối với hệ thống máy chủ giống như người dùng truy cập mạng Internet. Đây là môi trường tốt để người dạy và người học phát huy hết khả năng học chủ động dạy - học về cả không gian và thời gian, đặc biệt mở ra cơ hội cho những người vì một lý do nào đó (ví dụ như quá bận rộn, tật nguyền…) không thể theo học các lớp học truyền thống. Người học có thể đọc tài liệu, nghe giảng, xem hình, làm bài thi bất kỳ khi nào và người dạy có thể theo dõi tiến trình học tập, trao đổi hỏi đáp của người học bất kỳ thời gian nào miễn là có máy tính kết nối hệ thống. Do tính linh hoạt này, người học không phải đi những quãng đường dài để theo học tại những địa điểm nhất định, hay phải lên lớp đúng giờ. Như vậy DHTT đã xóa nhòa các ranh giới địa lý, ràng buộc thời gian để mang giáo dục đến với mọi người.

36

1.3.3.2. Môi trường dạy học đa phương tiện

Xét về mặt nội dung của hoạt động DHTT, bài giảng có thể bao gồm văn bản, đồ hoạ, âm thanh, video và một số dạng tương tác khác. Thông thường các bài giảng được biên soạn trên các công cụ phần mềm theo chuẩn SCORM sẽ được lồng ghép các kỹ sảo về âm thanh, hình ảnh v.v.. để làm bài học trở nên sinh động và lôi cuốn. Đối với PPDH truyền thống, người dạy cũng chỉ vận dụng công cụ phần mềm thông dụng như Microsoft PowerPoint để hỗ trợ giảng dạy, trong đó thể kết hợp văn bản, hình ảnh, các liên kết âm thanh, video rời rạc. Đối với phương pháp DHTT, tất cả các đa phương tiện trên có thể được tích hợp và mô phỏng đồng thời khi bài giảng được đóng gói và xuất bản. Phương pháp này cho phép mô phỏng các tình huống thực tế trong đời sống, các bài tập thí nghiệm như thí nghiệm mạnh điện, thí nghiệm kết nối cuộc gọi điện thoại v.v.. thay vì phải ra thực địa để thí nghiệm trước khi có các hình ảnh minh hoạ. Như vậy người học có thể truy cập tới rất nhiều nguồn tài nguyên ứng dụng đa phương tiện để phục vụ cho quá trình học tập.

1.3.3.3. Người học chủ động học tập

Xưa nay, người học qua nhiều thế hệ vốn đã rất quen thuộc với PPDH giáp mặt, trong đó vai trò chủ động của người học còn rất lu mờ. DHTT ra đời đã và đang khiến cho việc học tập thụ động bị lấn át. Người học dần dần phải nâng cao trách nhiệm học tập, chủ động tìm tòi, khám phá tri thức. Thứ nhất, người học chủ động nơi học và cách học. Người học không nhất thiết phải đến tập trung trong các lớp học để nghe thầy giảng theo kiểu đọc và chép, mà có thể ở tại nhà học và đơn giản hoá cách ghi chép để tập trung vào sự tương tác, học lý thuyết kết hợp với thực hành ảo. Thứ hai, người học có thể sắp xếp, lựa chọn thời gian học tập. Người học đồng thời vừa học, vừa làm, tranh thủ thời gian dỗi để nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Điều này được nhận thấy rõ đối với các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội triển khai DHTT đối với cán bộ, nhân viên của mình. Thứ ba, người học chủ động kiểm soát lộ

37

trình học tập của bản thân. Người học dễ dàng nắm được toàn bộ nội dung chương trình khoá học, các học phần cần phải hoàn thành, đã hoàn thành để có định hướng học tập tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm đào tạo Viettel trong giai đoạn hiện nay (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)