2.1 .Vài nét về Trung tâm đào tạo Viettel
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Sử dụng từng biện pháp phù hợp trong từng tình huống cụ thể và kết hợp hài hòa các biện pháp sẽ quản lý hiệu quả hoạt động DHTT tại TTĐTVT trong giai đoạn hiện nay.
94
Hình 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất
Biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên về ý nghĩa của hoạt động dạy học trực tuyến” - Là tiền đề để xây dựng và phát triển các biện pháp khác, trong đó trọng tâm hướng tới người học, làm cho người học hiểu được lợi ích của ứng dụng CNTT&TT trong dạy học như là một phương pháp tiếp cận tri thức mới, và tạo sự thích thú, chủ động, tích cực học tập. Thực hiện tốt biện pháp này sẽ giúp nhận thức đúng và đầy đủ về DHTT, qua đó tạo sự nhất trí cao của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên.
Biện pháp 2: “Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình tổ chức dạy học trực tuyến”. Biện pháp này nhằm quy trình hóa, kiểm soát chặt chẽ và đầy đủ các công việc trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến, đồng thời tạo sự nhất trí cao về các nội dung công việc để thống nhất hành động.
Biện pháp 3: “Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình đánh giá kết quả dạy học trực tuyến”. Kết quả học tập là sản phẩm đầu ra của QTDH do vậy kết quả này phản ánh càng chính xác thì càng tốt. Để đạt được điều này thì cần có quy trình kiểm soát liên quan.
Biện pháp 4: “Quản lý hồ sơ học tập trực tuyến của học viên”. Hồ sơ học tập là kho dữ liệu tổng hợp về người học cần được lưu trữ nhằm
Quản lý dạy học trực tuyến Quy trình hoá tổ chức dạy học Quy trình hoá việc đánh giá KQHT Quản lý hồ sơ học tập Nâng cao nhận thức
95
phục vụ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra cũng như tra cứu kết quả học tập, hơn nữa nó còn là hồ sơ nghề nghiệp, cơ sở đánh giá chất lượng lao động.
Như vậy, để bảo đảm việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng DHTT của TTĐTVT đạt hiệu quả cao cần triển khai đồng bộ các biện pháp trên.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Để khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại TTĐTVT được đề xuất ở trên, tác giả đã lấy ý kiến đánh giá của 30 cán bộ quản lý trực tiếp tham gia vào triển khai DHTT tại các đơn vị trong TĐVTQĐ thông qua phiếu điều tra về các biện pháp sau:
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên về ý nghĩa của hoạt động DHTT;
Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình tổ chức DHTT;
Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình đánh giá kết quả DHTT;
Quản lý hồ sơ học tập trực tuyến của học viên.
Trong quá trình khảo sát bằng mẫu khảo sát (theo Phụ lục 2), tác giả đưa vào nội dung biện pháp các giải pháp cụ thể để làm rõ nghĩa hơn khi tiến hành thu thập dữ liệu. Kết quả thu được 30/30 phiếu trả lời. Cụ thể:
96
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
TT Các biện pháp đề xuất Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả
thi Khả thi Không khả thi
1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên về ý nghĩa của hoạt động dạy học trực tuyến
1.1
Tổ chức các buổi hội thảo, hướng dẫn triển khai các nghị quyết, chỉ thị, văn bản hướng dẫn ứng dụng, quản lý việc ứng dụng CNTT&TT và các hình thức tổ chức DHTT tại TTĐTVT
74,0% 26,0% 0,0% 79,0% 21,0% 0,0%
1.2 Mời chuyên gia, giảng viên trao đổi kinh nghiệm triển khai DHTT để học hỏi
kinh nghiệm, vận dụng thực tiễn 46,5% 50,5% 3,0% 46,5% 50,5% 3,0% 1.3 Cung cấp đầy đủ thông tin giới thiệu, hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm
DHTT để thu hút người tham gia 81,6% 15,3% 3,1% 85,1% 12,3% 2,6%
1.4
Xây dựng các đề tài nghiên cứu về DHTT và giao nhiệm vụ cho từng đơn vị hoặc cá nhân để tìm hiểu lý thuyết và đề xuất các biện pháp triển khai thực tiễn tại đơn vị
13,0% 74,7% 12,3% 18,0% 68,4% 13,6%
1.5 Tổ chức hướng dẫn cho toàn thể học viên cách sử dụng, thao tác trên hệ thống
phần mềm dạy học trực tuyến 92,0% 6,2% 1,8% 86,4% 8,5% 5,1% 1.6 Tổ chức các buổi truyền thông về chủ trương, chính sách phát triển nguồn
97 TT Các biện pháp đề xuất Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả
thi Khả thi Không khả thi
1.7
Xây dựng và áp dụng các quy định, quy chế đánh giá ý thức tham gia học tập đối với học viên, trách nhiệm đôn đốc học tập của cán bộ phụ trách lớp và đơn vị chủ trì, phối hợp tổ chức lớp học
90,0% 8,6% 1,4% 79,0% 16,5% 4,5%
2 Tăng cƣờng xây dựng và triển khai quy trình tổ chức dạy học trực tuyến
2.1 Tổng hợp nhu cầu đào tạo 76,0% 21,0% 3,0% 83,0% 11,0% 6,0%
2.2 Kiểm tra đảm bảo cơ sở vật chất 37,0% 43,2% 19,8% 75,0% 18,0% 7,0%
2.3 Xây dựng kế hoạch dạy học 54,0% 42,0% 4,0% 47,0% 49,0% 4,0%
2.4 Tổ chức và quản lý học tập 35,0% 53,0% 12,0% 43,3% 50,4% 6,3%
2.5 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 81,5% 15,8% 2,7% 51,0% 46,2% 2,8%
3 Tăng cƣờng xây dựng và triển khai quy trình đánh giá kết quả DHTT
3.1 Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng bài giảng điện tử, ngân hàng câu
hỏi, kết cấu đề thi 55,0% 41,0% 4,0% 58,0% 36,0% 6,0% 3.2 Đánh giá hiệu quả của kênh hỗ trợ giải đáp thắc mắc, trao đổi giữa người học
và người dạy hoặc giữa người học với người học 34,0% 52,0% 14,0% 15,0% 59,0% 26,0% 3.3 Tổng hợp, phân tích kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch triển khai
DHTT của các đơn vị liên quan 62,8% 33,4% 3,8% 67,3% 21,0% 11,7% 3.4 Tổ chức kiểm tra, đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của người học thông
98 TT Các biện pháp đề xuất Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả
thi Khả thi Không khả thi
3.5 Tổng kết, thi đua khen thưởng các cá nhân, đơn vị có thành tích triển khai
DHTT 35,6% 64,4% 0,0% 21,6% 78,4% 0,0%
4 Quản lý hồ sơ học tập trực tuyến của học viên
4.1 Lưu trữ hồ sơ kết quả học tập của học viên một cách hệ thống và có khoa học 71,0% 29,0% 0,0% 53,0% 43,0% 4,0%
4.2 Đảm bảo tra cứu, báo cáo hồ sơ học tập đầy đủ, đúng và chính xác 66,0% 32,0% 2,0% 22,5% 64,0% 13,5%
4.3 Làm cơ sở để người học phấn đấu xây dựng nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến 44,0% 32,0% 24,0% 35,0% 54,0% 11,0%
99
Bảng 3.2. Kết quả xếp hạng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất TT Các biện pháp đề xuất Tính cần thiết Tính khả thi Tỷ lệ điều tra Xếp hạng Tỷ lệ điều tra Xếp hạng 1
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên về ý nghĩa của hoạt động dạy học trực tuyến
95,4% 1 95,2% 1
2 Tăng cường xây dựng và triển khai quy
trình tổ chức dạy học trực tuyến 91,7% 4 94,8% 3
3
Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình đánh giá kết quả dạy học trực tuyến
94,8% 2 91,3% 2
4 Quản lý hồ sơ học tập trực tuyến của
học viên
92,8% 3 91,6% 4
Từ bảng tổng hợp kết quả điều tra ở trên, ta có thể thấy các ý kiến tương đối thống nhất và đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý mà tác giả đã đề xuất. Tỷ lệ đánh giá mức độ cần thiết và khả thi trung bình đều trên 90%, không có biện pháp nào là không cần thiết. Ở bảng 3.2, tác giả thực hiện xếp hạng về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, trong đó biện pháp 1 được đánh giá là biện pháp ưu tiên hàng đầu.
Tiểu kết chƣơng 3
Trên cơ sở nghiên cứu về cơ sở lý luận của quản lý hoạt động DHTT tại chương 1 và nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động DHTT tại TTĐTVT trong giai đoạn hiện nay, tại chương 3 này, tác giả đã đề xuất 04 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng DHTT tại TTĐTVT. Cụ thể:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên về ý nghĩa của hoạt động DHTT;
100
Biện pháp 2: Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình tổ chức DHTT;
Biện pháp 3: Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình đánh giá kết quả DHTT;
Biện pháp 4: Quản lý hồ sơ học tập trực tuyến của học viên.
Khi đề xuất các biện pháp, tác giả dựa trên và đảm bảo đúng các nguyên tắc cơ bản như: Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. Trong mỗi biện pháp, tác giả đều chỉ rõ mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện.
Thông qua phân tích kết quả khảo nghiệm, khẳng định các biện pháp đề xuất là rất cần thiết và rất khả thi. Việc triển khai đồng bộ các biện pháp trên chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng DHTT tại TTĐTVT.
101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang được ứng dụng rộng rãi vào lĩnh vực giáo dục, trong đó có DHTT. Đây là một nhu cầu rất cần thiết trong dạy học và QLGD. Hoạt động DHTT tại TTĐTVT cũng như một số cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam mới được triển khai trong những năm gần đây và đã thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên trong quá trình triển khai DHTT ở TTĐTVT còn có một số hạn chế như:
Chưa tăng cường xây dựng và triển khai quy trình tổ chức DHTT; Chưa tăng cường xây dựng và triển khai quy trình đánh giá kết quả DHTT;
Chưa quản lý hồ sơ học tập của từng học viên một cách khoa học; Chưa hệ thống hoá các biểu mẫu báo cáo.
Chưa quy hoạch tài khoản người dùng, tài khoản quản trị các cấp. Năng lực thiết kế bài giảng của đội ngũ số hoá tài liệu còn hạn chế; Tương tác giữa người học và người dạy chưa có v.v..
Tác giả đã chọn lựa đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm đào tạo Viettel trong giai đoạn hiện nay” để góp phần giải quyết một số tồn tại trên trong giai đoạn hiện nay và trong những năm tới.
Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động DHTT và quản lý DHTT trong các cơ sở đào tạo, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các nội dung: sự khác biệt của DHTT với dạy học giáp mặt, vai trò của DHTT, các nội dung quản lý hoạt động DHTT v.v..
Luận văn đã phân tích thực trạng hoạt động DHTT tại TTĐTVT trong giai đoạn hiện nay, phân tích những ưu điểm, nhược điểm, thuận lợi, khó
102
khăn và nguyên nhân trong triển khai hoạt động này. Luận văn đặc biệt nhấn mạnh đến công tác quản lý hoạt động DHTT, trong đó đề cập tới thực trạng, yêu cầu và nội dung quản lý DHTT nhằm phân tích bức trang tổng thể về DHTT tại TTĐTVT.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý DHTT, nhằm nâng cao chất lượng DHTT, tác giả đã đề xuất 04 biện pháp:
(1) Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên về ý nghĩa của hoạt động dạy học trực tuyến;
(2) Biện pháp 2: Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình tổ chức DHTT;
(3) Biện pháp 3: Tăng cường xây dựng và triển khai quy trình đánh giá kết quả DHTT;
(4) Biện pháp 4: Quản lý hồ sơ HTTT của học viên.
Những kết quả khảo nghiệm, phân tích kết quả, số liệu thu thập được cho thấy các biện pháp quản lý đề xuất đều đạt mức độ cần thiết và khả thi cao.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trước hết, Bộ cần ban hành các quy định, quy chế, hướng dẫn triển khai DHTT, giúp các cơ sở đào tạo có căn cứ hành lang pháp lý khi triển khai DHTT. Các quy định, quy chế đó cần đặc biệt tập trung tới công tác quản lý hoạt động DHTT để tránh hiện tượng học hộ, thi hộ qua đó nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu của người học.
Bộ cần xây dựng cơ chế quản lý, đầu tư nguồn tài chính, đánh giá hiệu quả triển khai DHTT để hỗ trợ các cơ sở đào tạo triển khai việc tổ chức DHTT, tuy nhiên cần khuyến khích sự chủ động đầu tư của các cơ sở đào tạo. Sau một vài năm hoạt động, cần đánh giá lại hiệu quả triển khai để rút kinh nghiệm sâu sắc, qua đó sẵn sàng đình chỉ các cơ sở triển khai kém
103
hiệu quả, gây lãng phí. Hơn nữa, từ những kinh nghiệm có được, Bộ cần chỉ đạo triển khai thí điểm một số mô hình DHTT ở một số loại hình cơ sở đào tạo khác nhau để xây dựng mô hình DHTT trọng điểm quốc gia và triển khai rộng rãi tới các cơ sở đào tạo.
2.2. Đối với Trung tâm đào tạo Viettel
Đề ra chủ trương, chính sách và kế hoạch phát triển hệ thống DHTT trong dài hạn từ 3 đến 5 năm. Tổ chức truyền thông, quán triệt các chủ trương, chính sách và kế hoạch trên tới mọi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên để học nhận thức đầy đủ về tổ chức, quản lý DHTT và nhiệm vụ học tập.
Quy trình hoá các hoạt động DHTT để kiểm soát chặt chẽ các khâu thao tác trên hệ thống và quản lý hiệu quả hồ sơ học tập của người học.
Thành lập Ban chỉ đạo DHTT có nhiệm vụ quản lý, quy hoạch, xây dựng chính sách, điều phối và theo dõi tổng hợp kết quả triển khai DHTT.
Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức dạy học ở các cơ sở Chi nhánh tỉnh/thành phố, Công ty dọc v.v.., đặc biệt tăng cường thanh tra trong các kỳ thi có đánh giá, phân loại chất lượng lao động nhằm đánh giá chất lượng dạy học và hiệu quả triển khai.
Thực hiện nghiên cứu phân quyền tài khoản người dùng, tài khoản quản trị kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức thi và giao cho cá nhân phụ trách nhằm gắn trách nhiệm rõ ràng và xây dựng kế hoạch cấp tài khoản người dùng cho từng cán bộ, nhân viên.
104
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Ngọc An - Đồng Thị Thanh Phƣơng. Quản trị nguồn nhân
lực. Nhà xuất bản Thống kê, 2006.
2. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.
3. Nguyễn Đức Chính, “Chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục”, Tập bài giảng, Trường đại học Giáo dục- ĐHQG Hà Nội, 2008.
4. Nguyễn Đức Chính. Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2002.
5. Nguyễn Đức Chính. Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo dùng cho các trường ĐH Việt nam, 2000.
6. Nguyễn Đức Chính,“Chất lượng và Quản lý chất lượng trong Giáo dục”,
Tập bài giảng, 2011.