Cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động DHTT tại TTĐTVT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm đào tạo Viettel trong giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 66)

2.1 .Vài nét về Trung tâm đào tạo Viettel

2.2. Hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm đào tạo Viettel

2.2.1. Cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động DHTT tại TTĐTVT

 Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi). Theo điều 45, khoản 2: “Các hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: a) Vừa làm vừa học; b) Học từ xa; c) Tự học có hướng dẫn”; và khoản 4: “Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng

53

việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học”;

 Quyết định số 164/2005/QĐ-TTg ngày 04/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Phát triển giáo dục từ xa giai đoạn 2005 – 2010”: “Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập thông qua việc áp dụng các phương tiện thông tin và truyền thông” và “phát triển phương thức giáo dục từ xa ở các trường đại học, cao đẳng. Phấn đấu đến năm 2010 có ít nhất 20% sinh viên học tập theo phương thức giáo dục từ xa”;

 Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

 Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về việc đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020;

 Luật Công nghệ thông tin ban hành ngày 29/6/2006;

 Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ;

 Chỉ thị số 6578/CT-VTQĐ ngày 10/6/2008 của Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội về triển khai E-learning;

 Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên Internet;

 Chỉ thị số 58/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012;

Như vậy, việc triển khai các hoạt động DHTT tại TTĐTVT đều tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước và của đơn vị chủ quản nhằm ứng dụng CNTT&TT sâu rộng trong hoạt động dạy học của TTĐTVT.

54

2.2.2. Thực trạng triển khai dạy học trực tuyến

Tới nay, một giải pháp cơ bản về DHTT đã được TTĐTVT triển khai trong nhiều năm qua đó là sử dụng DHTT dựa trên nền tảng Web/Internet. TTĐTVT bắt đầu triển khai thí điểm đào tạo bằng công nghệ Web/Internet từ năm 2008. Tuy nhiên chỉ mang tính bổ trợ cho hoạt động đào tạo của TTĐTVT, cụ thể hệ thống DHTT chỉ là môi trường cung cấp nguồn tài liệu, ngân hàng câu hỏi và phục vụ tổ chức thi cho số ít học viên.

Từ cuối năm 2008 đến nay, do nhu cầu cần đào tạo của TĐVTQĐ tăng mạnh nên đã đòi hỏi cần có chiến lược phát triển hệ thống DHTT mang tính bền vững. Từ đầu năm 2009, TTĐTVT đã triển khai mạnh các khoá đào tạo trên hệ thống DHTT và nhận được sự tham gia, ủng hộ nhiệt tình của đông đảo cán bộ, nhân viên của TĐVTQĐ. Đây được xem là một bước ngoặt lớn trong đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng đào tạo của TTĐTVT.

2.2.2.1. Những điểm mạnh

a) Các lãnh đạo đã định hướng triển khai hình thức DHTT rõ ràng. Thay vì triển khai hàng loạt các hình thức DHTT có thể có như DHTT qua điện thoại, DHTT qua hội nghị truyền hình, TTĐTVT chỉ tập trung triển khai duy nhất một hình thức DHTT qua hệ thống E-learning dựa trên nền tảng Web. Hệ thống DHTT được đầu tư với số vốn cố định ban đầu để mua bản quyền sử dụng cho 1000 user là 1 tỷ đồng (trung bình 1 triệu đồng/user). Sau hơn 04 năm triển khai đầu tư mở rộng, hiện nay hệ thống có thể đáp ứng tốt 5000 user hoạt động đồng thời. Ngoài năng lực của hệ thống phần mềm, các thiết bị phần cứng như máy chủ, đường truyền, máy tính trạm hoàn toàn phục vụ tốt cho DHTT, đặc biệt là thi trực tuyến. Nhờ định hướng đúng đắn này mà huy động được lực lượng khai thác triệt để năng lực của hệ thống, tận dụng tài sản sẵn có của các cơ quan, đơn vị và tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí.

55

b) Đội ngũ cán bộ, nhân viên tham gia triển khai DHTT có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện tại.

Trong tổng số 65 cán bộ, giáo viên, nhân viên của TTĐTVT có 15 cán bộ, nhân viên trực tiếp tham gia triển khai DHTT. Trong số đó có 06 thạc sỹ (03 kỹ thuật, 03 kinh doanh) và 09 cử nhân, kỹ sư với 3 năm kinh nghiệm triển khai DHTT.

Sau hơn 4 năm, đội ngũ trên đã xây dựng và triển khai được 65 bài giảng điện tử, trung bình mỗi bài 3 giờ và có tới gần 300.000 lượt người tham gia. Các bài giảng điển hình có thể kể đến gồm:

+ Luật giao thông, Luật viễn thông, Luật khiếu nại, Luật tố cáo; + Văn hoá doanh nghiệp, Quản trị nhân sự;

+ Kinh doanh dịch vụ bưu chính, viễn thông; + Tổng quan kỹ thuật viễn thông, mạng Viettel; + Hướng dẫn lắp đặt trạm thu phát sóng di động v.v.. c) Các cán bộ, nhân viên tích cực học tập qua mạng

Trước nhu cầu được học, được trang bị thêm kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của 26.000 cán bộ, nhân viên, việc tổ chức các khoá đào tạo trên theo hình thức lớp học giáp mặt là hoàn toàn bất khả thi, đặc biệt khi số cán bộ, nhân viên này phân tán khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tiếp cận được tri thức qua mạng Internet được xem là PPDH mang lại hiệu quả cao nhất trong môi trường kinh doanh viễn thông đầy biến động. Phương pháp này đã và đang được đông đảo cán bộ, nhân viên của TĐVTQĐ hưởng ứng tham gia. Họ có thể tận dụng lúc thời gian rảnh rỗi để học tập bên cạnh việc kinh doanh đầy ngổn ngang.

d) Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ QTDH có chất lượng cao

(1) Máy vi tính:

Tất cả các cán bộ, giảng viên và giáo viên của TTĐTVT đều được trang bị máy vi tính để tiện cho việc nghiên cứu, trình chiếu bài giảng điện

56

tử, phục vụ giảng dạy tại các phòng học, hội trường học tập lý thuyết và phòng thí nghiệm. Ngoài ra, TTĐTVT có 02 phòng học, mỗi phòng được trang bị 45 bộ máy vi tính để bàn có kết nối Internet tốc độ cao. Phòng học có đủ thiết bị chiếu sáng, âm thanh, điều hoà và các trang thiết bị phục vụ dạy học khác. Tại các cơ sở Chi nhánh, Công ty dọc cũng được trang bị tối thiểu 10 máy vi tính có kết nối Internet tốc độ cao dành riêng cho học tập. Với quy mô đào tạo hiện nay, số máy vi tính cấu hình cao hiện có phục vụ cho hoạt động đào tạo đã đảm bảo đủ phục vụ cho người dạy và người học.

(2) Máy chủ:

Hiện nay, TTĐTVT đang sử dụng 02 máy chủ chỉ để vận hành hệ thống DHTT, trong đó có 01 máy chủ phục vụ vận hành trực tiếp, máy chủ còn lại dùng để dự phòng, sao lưu dữ liệu và chuyển đổi bảo mật khoá học. Hai máy chủ này do Sun Microsystem cung cấp có thể phục vụ đồng thời tới 5000 người dùng.

(3) Đường truyền:

TTĐTVT sử dụng đường truyền cáp quang kết nối mạng Internet với tổng dung lượng truyền dẫn thiết kế tối đa là 1GB/s – tốc độ đường truyền được xem là tốt nhất trong các cơ sở giáo dục đại học hiện nay.

(4) Hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến:

Hệ thống phần mềm DHTT (giao diện người dùng tại Phụ lục 3) của TTĐTVT được phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình Java do đối tác Tập đoàn GK Corporation triển khai. Đây là hệ thống phần mềm được Việt hoá và có độ tin cậy rất cao. Hệ thống phần mềm DHTT được đầu tư triển khai tới các cơ sở làm việc của TĐVTQĐ. [28].

e) Có chế tài đối với người học tham gia và hoàn thành khoá học Chế tài là hành lang pháp lý để áp đặt người học phải tham gia và hoàn thành khoá học. Chế tài được văn bản hoá trong kế hoạch tổ chức khoá học. Nó cho biết điều kiện tham gia, điều kiện hoàn thành khoá học và hình thức xử phạt nếu không tham gia, hoặc có tham gia nhưng không

57

hoàn thành. Thông thường các chế tài này liên quan tới kết quả thi đua học tập, thi đua sản xuất kinh doanh của đơn vị và thu nhập của cán bộ, nhân viên tham gia.

2.2.2.2. Những điểm yếu

a) Năng lực thiết kế bài giảng của đội ngũ số hoá tài liệu còn hạn chế Trung bình mỗi tháng đội ngũ số hoá tài liệu gồm 02 người chỉ soạn được 1,5 bài giảng điện tử. Đây có thể coi là con số khiêm tốn so với số đầu tài liệu lên kế hoạch trong chiến lược xây dựng kho tri thức học liệu mở.

b) Việc triển khai khoá học trên hệ thống chưa được giao trách nhiệm rõ ràng. Thông thường việc này được thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên mà không theo một thứ tự hay phân luồng công việc nào dẫn đến việc quy trách nhiệm cho cá nhân phụ trách còn rất lỏng lẻo.

c) Tương tác giữa người học và người dạy chưa có

Các khoá học triển khai hệ thống hầu hết là các bài giảng đơn thuần được cung cấp và gán cho tài khoản của những học viên thuộc thành phần tham gia. Sau khi nhận được thông báo kế hoạch học tập bằng văn bản thì, học viên vào hệ thống để đăng ký khởi tạo khoá học. Tuy nhiên, trong quá trình học, học viên hoàn toàn không có kênh trao đổi trực tiếp hay gián tiếp với người dạy để làm sáng tỏ vấn đề. Thay vào đó là gửi các ý kiến đóng góp, câu hỏi cho đơn vị tổ chức qua diễn đàn của khoá học.

d) Chất lượng máy vi tính kết nối Internet chưa tốt. Mặc dù các máy tính đều được cấu hình cao, đảm bảo hỗ trợ tốt công việc hàng ngày nhưng khi lắp đặt và kết nối Internet để phục vụ thi, kiểm tra thì còn xảy ra nhiều trường hợp bị ngắt kết nối trong lúc đang làm bài thi. Sự cố này sẽ làm mất bài thi và gây ảnh hưởng tâm lý của thí sinh. Ngoài ra, đơn vị tổ chức còn phải mất thêm thời gian để tổ chức thi lại.

e) Ý thức của một số cán bộ, nhân viên và học viên về DHTT còn hạn chế. Những đối tượng này thường xem nhẹ việc tự học, chưa muốn xây dựng tinh thần tự ở cho chính bản thân và đơn vị. Theo thói quen, họ

58

thường lấy lý do không biết rõ kế hoạch, nên để nhắc nhở thì sẽ tham gia học.

g) Quá trình tổ chức DHTT thường xen vào quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm tận dụng thời gian để cán bộ, nhân viên nâng cao nghiệp vụ nên đơn vị tổ chức phải đôn đốc tham gia học rất nhiều, thời gian khoá học thường bị kéo dài.

2.2.2.3. Nguyên nhân

Một số nguyên nhân gây ra sự yếu kém và khó khăn trên là do:

 Đội ngũ cán bộ, nhân viên tham gia thiết kế bài giảng điện tử xuất phát từ ngành nghề kinh doanh và kỹ thuật nên việc thiết kế bài giảng mang đậm tính chất sư phạm khó có thể đạt được. Bên cạnh đó, việc sử dụng chưa thành thạo các công cụ hỗ trợ biên soạn bài giảng như DirectorFlash, Toolbook, Adobe v.v.. đã kéo dài thời gian hoàn thành bài giảng đạt chất lượng nên số đầu bài giảng đưa vào giảng dạy còn rất khiêm tốn.

 Thông thường mỗi khoá học có tới khoảng 800-1000 học viên tham gia, mỗi nhóm học viên do một cán bộ phụ trách có thể phải hoàn thành tất cả hoặc một vài Module của bài giảng. Ngoài ra các cán bộ phụ trách lại sử dụng chung tài khoản quản lý khoá học do vậy một khoá học có nhiều người phụ trách dùng chung tài khoản sẽ là kẽ hở về an ninh bảo mật và an toàn thông tin. Khi để lọt lộ thông tin thì rất khó quy trách nhiệm rõ ràng.

 Các khoá học trên hệ thống hiện nay chưa được gán chức năng diễn đàn hoặc chat do vậy không có quan hệ trao đổi tương tác giữa người học và người dạy một cách có hệ thống để kiểm soát thông tin. Chức năng diễn đàn thường chỉ để tiếp nhận các ý kiến đóng góp chung mà không gán cho một khoá học cụ thể nào.

 Một trong những nguyên nhân khiến kết nối Internet với máy tính không đảm bảo đồng bộ là do điểm tiếp xúc giữa đầu cắm mạng Internet với máy tính không được tốt, chất lượng kết nối đầu cuối kém. Ngoài ra, có

59

thể kể đến chất lượng tín hiệu đường truyền kém do điều kiện thời tiết xấu tại các vùng miền.

 Hầu hết cán bộ, nhân viên phải tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh là chính. Thời gian dành cho việc học tập nghiên cứu rất ít. Trong khi đó lại chưa có một hệ thống các quy trình liên quan tới tổ chức DHTT và đánh giá kết quả dạy học.

 Chưa đặt nhiệm vụ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vào nhiệm vụ trọng tâm, trong đó gắn trách nhiệm của cán bộ quản lý đối với kết quả học tập, chất lượng của đội ngũ cán bộ, nhân viên thuộc phạm vi quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại Trung tâm đào tạo Viettel trong giai đoạn hiện nay (Trang 59 - 66)