Phương hướng, mục tiêu và lộ trình phát triển kinh tế nông nghiệp theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 81 - 85)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phương hướng, mục tiêu và lộ trình phát triển kinh tế nông nghiệp theo

theo mô hình nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020

4.1.1. Bối cảnh kinh tế chung ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Phổ Yên nghiệp của huyện Phổ Yên

Việt Nam đang trên đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng ở tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung cũng như trong nông nghiệp nói riêng. Giai đoạn sắp tới nước ta bắt đầu thực hiện dầy đủ các cam kết với các tổ chức thương mại như WTO, TPP Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam có cơ hội lớn khi tham gia vào môi trường kinh tế toàn cầu, trong đó, cơ hội để hàng nông sản xâm nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, phát huy ưu thế của nền nông nghiệp nhiệt đới trong buôn bán toàn cầu, tăng thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, gia nhập các tổ chức thương mại thế giới cũng tạo ra nhiều khó khăn và thách thức khi nông nghiệp nông thôn phải đối mặt với sự thâm nhập mạnh của các loại nông sản đa dạng, giá rẻ, chất lượng cao. Nông nghiệp huyện Phổ Yên còn nhiều tồn tại, hạn chế do đó phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Các sản phẩm của huyện sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh ngay trên sân nhà, đầu ra của nông sản thiếu ổn định.

Khó khăn là rất lớn song đã có hiệu ứng tốt của quá trình hội nhập. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đang chuyển hướng theo nhu cầu thị trường và phát huy lợi thế so sánh của các vùng sản xuất. Gia tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích là mục tiêu quan trọng trong sản xuất của người nông dân. Phát triển nông nghiệp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội nông thôn và bảo vệ môi trường.

4.1.2. Phương hướng

Từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Phổ Yên trong thời gian qua cho thấy những vấn đề đặt ra trong thời gian tới cần tập trung giải quyết là:

- Chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện quy hoạch nông thôn mới đồng bộ, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển dịch vụ ở nông thôn, đặc biệt đối với phát triển các loại hình dịch vụ và du lịch sinh thái.

- Tiếp tục tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn. Tiến hành xây dựng các mặt hàng nông sản phù hợp với thế mạnh của địa phương để phát triển ngành nông nghiệp, nâng tỷ trọng, giá trị sản xuất nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế.

- Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đây là nhiệm vụ đầu tiên, cần phải làm trước, để làm cơ sở cho phát triển kinh tế nông thôn ở huyện Phổ Yên.

- Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn và thực thi hệ thống các chính sách thích ứng cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

- Tăng cường chuyển giao, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ lệ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong ngành nông nghiệp sao cho sản phẩm sản xuất ra có chất lượng hơn, an toàn hơn mà giá thành lại rẻ hơn. Chỉ có như vậy, các sản phẩm của địa phương mới cạnh tranh được trên thị trường lớn.

Muốn vậy, phải kiên trì theo đường lối của Đảng, Nhà Nước, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, việc phát triển kinh tế nông thôn phải phù hợp với kinh tế thị trường định

hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Kinh tế nông thôn là một bộ phận cấu thành trong nền kinh tế quốc dân do vậy, phát triển kinh tế nông thôn phải nằm trong tổng thể phát triển kinh tế của đất nước. Trong kinh tế nông thôn, việc mở rộng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Đồng thời xây dựng phát triển kinh tế nông thôn gắn với sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường tiêu thụ. Toàn dân phải thống nhất rằng, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trong xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp của toàn dân, trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng của các thành phần kinh tế. Nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn được Đảng và Nhà Nước ta đặt cho vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Vì vậy, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, của các thành phần kinh tế, của mọi tầng lớp nhân dân; các cấp ủy Đảng và chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai rò chủ thể trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Huy động mọi nguồn lực của xã hội tổ chức triển khai thực hiện các nội dung về xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí quốc gia ở tất các xã trong huyện, chú trọng các tiêu chí về phát triển lực lượng sản xuất và các tiêu chí củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất; trong đó có sự hỗ trợ đầu tư của Nhà Nước trên cơ sở thực hiện lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có sự tham gia của nhân dân, doanh nghiệp trên địa bàn để xây dựng nông thôn mới ở từng xã trong huyện. Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trong xây dựng nông thôn mới phải gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ vững chắc an ninh, quốc phòng là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài của quốc gia. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của bên ngoài. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo, nâng cao đời sống vật

chất và tinh thần của nhân dân; thực hiện tốt việc gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an ninh nông thôn.

4.1.3. Mục tiêu

* Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, huyện Phổ Yên là một trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam của tỉnh Thái Nguyên với cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu và đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Gia tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích là mục tiêu quan trọng trong sản xuất của người nông dân. Phát triển nông nghiệp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội nông thôn và bảo vệ môi trường.

* Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ phát triển kinh tế ước tính theo GDP tăng bình quân hàng năm giai đoa ̣n 2011- 2015 và 2016- 2020 trên địa bàn dự kiến đạt theo thứ tự là 20,2% và 18,6%. (Cơ cấu GDP các ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ - Nông nghiệp trên địa bàn năm 2010 ước tính là 56,7% - 24,6% - 18,7%; đến năm 2015 là 63,5% - 25,0% - 11,5% và năm 2020 là 64,6% - 29,0% - 6,4%).

- Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ - Nông nghiệp trên địa bàn năm 2010 tương ứng là 68,7% - 16,5% - 14,8%; đến năm 2015 là 74,2% - 18,0% - 7,8% và năm 2020 là 74,0% - 21,5% - 4,5%.

- GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 66,9 triệu đồng năm 2015 và 218,7 triệu đồng năm 2020.

- Tỷ lệ hộ nghèo đạt dưới 5% sau năm 2015.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 55% vào năm 2015 và đạt trên 65% vào năm 2020.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2011- 2015 là 0,9- 0,8%; giai đoạn 2016- 2020 dưới 0,8%.

- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 8% vào năm 2020. - Bảo đảm vững chắc an ninh quốc phòng trên toàn địa bàn.

- Hoàn thành việc xây dựng 3 thị trấn đạt đô thị loại V, trong đó có thị trấn Nam Phổ Yên và thị trấn Ba Hàng là đô thị loại IV. Phát triển thêm 6 thị trấn mới là đô thị loại V ở: Hồng Tiến, Đồng Tiến, Nam Tiến, Trung Thành, Đắc Sơn, Tân Hương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)