Kiến nghị với các cấp địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 105 - 110)

4. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Kiến nghị với các cấp địa phương

- Chính quyền địa phương cần hết sức hỗ trợ nông dân phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện để người nông dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, hỗ trợ thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

- Tổ chức tốt việc phát huy các cơ sở tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, các trang trại tại địa phương. Chính quyền địa phương các cấp cần tổ chức tốt việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho các gia đình, cá nhân có đủ tiêu chí trang trại để giúp họ được hưởng các chính sách ưu đãi mà nhà nước quy định.

Kết luận chương 4

Việt Nam đang trên đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng ở tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung cũng như trong nông nghiệp nói riêng. Khó khăn là rất lớn song đã có hiệu ứng tốt của quá trình hội nhập. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi đang chuyển hướng theo nhu cầu thị trường và phát huy lợi thế so sánh của các vùng sản xuất. Gia tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích là mục tiêu quan trọng trong sản xuất của người nông dân. Phát triển nông nghiệp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội nông thôn và bảo vệ môi trường. Khó khăn là rất lớn song đã có hiệu ứng tốt của quá trình hội nhập. Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu thị trường và phát huy lợi thế so sánh của các vùng sản xuất. Gia tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích là mục tiêu quan trọng trong sản xuất của người nông dân. Phát triển nông nghiệp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội nông thôn và bảo vệ môi trường. Tác giả đưa ra 7 hệ thống giải pháp mang tính toàn diện, giúp phát triển kinh tế nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên: Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Giải pháp xây dựng và hoàn thiện quy hoạch nông thôn; Giải pháp xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội; Giải pháp đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn; Giải pháp phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực của toàn xã hội; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, các cấp quản lý Nhà Nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị xã hội ở nông thôn nhất là Hội nông dân. Để những giải pháp đó thực sự phát huy hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới cần sự vào cuộc của các ban ngành đoàn thể, sự đồng sức đồng lòng của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

KẾT LUẬN

Nhân loại đã đạt được những bước tiến dài trong quá trình phát triển và đã mang đến cho mọi người những điều kiện vật chất và tinh thần ngày càng cao. Người nông dân Việt Nam cũng góp một phần nhỏ bé trong công cuộc phát triển đó, đưa nền nông nghiệp Việt Nam ra thế giới, hiện nay Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo. Đó là những thành tích đáng mừng. Nhà Nước ta đặt nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nông thôn mới, trong đó phát triển kinh tế nông nghiệp là vấn đề cấp bách. Xây dựng nền kinh tế nông nghiệp phát triển cao và ổn định là chìa khóa để giảm thiểu và giải quyết tốt các vấn đề xã hội, phát triển văn hóa và xây dựng thành công chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.

Huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, một trong những huyện miền núi phía bắc cũng không nằm ngoại lệ, huyện đang cố gắng phát triển, xây dựng trên nền tảng cơ sở địa phương, học hỏi kinh nghiệm của các huyện bạn, huy động sức mạnh toàn dân và kêu gọi sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Thực trạng kinh tế nông nghiệp nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, đáng khen ngợi như: Giá trị sản xuất nông nghiệp cũng như chất lượng và năng suất sản phẩm tăng nhanh và đều qua các năm, có nhiều bước tiến mới về chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, các làng nghề được khôi phục, phát triển các trang trại sản xuất chăn nuôi lớn, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội. Kết cấu kinh tế hạ tầng được đầu tư tạo diện mạo mới cho nông thôn ở Phổ Yên. Phương thức canh tác cũng có sự thay đổi tiến bộ; ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, từng bước hiện đại hóa các khâu của quá trình sản xuất, sự phát triển của các loại hình tổ chức sản xuất và đa dạng của các thành phần kinh tế ở khu vực

nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển. Tuy nhiên ở huyện Phổ Yên, vẫn còn nhiều hạn chế cho thấy sự phát triển thiếu bền vững như: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa vững chắc, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp, hàm lượng trí tuệ, khoa học, công nghệ trong sản phẩm còn thấp, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp, chất lượng chưa cao. Từ những thành tựu đạt được và những hạn chế, khó khăn đã nêu ra, trên cơ sở chủ trương, chính sách chỉ đạo của Nhà Nước, dựa vào phân tích ảnh hưởng về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của huyện, thực trạng phát triển trong những năm qua, các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng, đặt ra một số vấn đề mà huyện Phổ Yên cần tập trung giải quyết để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn hiệu quả bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, người nông dân phải là chủ thể giữ vai trò chủ đạo, sáng tạo trong lao động cùng với sự vào cuộc của các ban ngành trung ương xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, tạo hành lang để kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta, tập 1 Nxb Hà Nội, 1993.

2. Chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1994.

3. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,2001.

4. Nghị quyết 06/NQ- TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị (Khóa VIII)“Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Phát triển kinh tế hợp tác xã và kinh tế trang trại gia đình ở Việt Nam (1999), Tập I. Hội khoa học kinh tế Việt Nam.

6. Phạm Vân Đình, Cần tạo điều kiện tốt cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội, 1994.

7. Tổng cục Thống kê 2007, Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản 2006,.

8. UBND huyện Phổ Yên (2006), Báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất huyện Phổ Yên đến 2010 và tầm nhìn đến 2015.

9. Niên giám thống kê huyện Phổ Yên năm 2014.

10. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000), Một số chủ trương, chính sách mới về công nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp.

11. Nguyễn Sinh Cúc (2001), Phân tích điều tra nông thôn năm 2000.

12. Đỗ Quang Quý (2001), Nghiên cứu kinh tế nông hộ theo hướng sản xuất hàng hóa vùng ven, tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ kinh tế, đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Minh Thọ (2000), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân vùng cao Bắc Thái, Luận án Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp.

14. Lê Trọng (1995), Kinh tế hợp tác của nông dân trong kinh tế thị trường, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)