Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
* Dân số
Tổng số dân của huyện trong những năm vừa qua có sự biến động không lớn, trong đó, cơ cấu dân số phân theo giới tính nam và nữ khá đồng đều. Do quá trình đô thị hóa, do sự đầu tư của các công ty có vốn nước ngoài mà dân số của huyện có sự chuyển dịch một bộ phận từ nông thôn sang thành thị. Tuy nhiên, số dân ở nông thôn vẫn luôn chiếm khoảng 90% tổng số dân.
Bảng 3.2. Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn
Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
I, Dân số (Người) 2008 136 746 67346 69 400 11 712 125 034 2009 137 815 68553 69 262 12 267 125 548 2010 138 817 68853 69 964 12 587 126 230 2011 139 410 68938 70 472 12 832 126 578 2012 140 352 69404 70 948 12 919 127 433 2013 140 816 69633 71 183 12 962 127 854 2014 146 243 72317 73 926 17 049 129 194 II, Tốc độ tăng (%) 2009 100,8 101,79 99,80 104,74 100,41 2010 100,7 100,4 101,0 102,6 100,5 2011 100,4 100,1 100,7 101,9 100,3 2012 100,7 100,7 100,7 100,7 100,7 2013 100,3 100,3 100,3 100,3 100,3 2014 103,9 103,9 103,9 131,5 101,0 III, Cơ cấu (%) 2008 100 49,25 50,75 8,56 91,44 2009 100 49,74 50,26 8,90 91,10 2010 100 49,60 50,40 9,07 90,93 2011 100 49,45 50,55 9,20 90,80 2012 100 49,45 50,55 9,20 90,80 2013 100 49,45 50,55 9,20 90,80 2014 100 49,45 50,55 16,66 88,34
* Cơ sở hạ tầng
- Về giao thông
Mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện Phổ Yên gần trục Quốc lộ 3 dài 13 km chạy qua trung tâm huyện theo hướng Bắc Nam. Từ trục Quốc lộ 3 này là các đường xương cá đi đến trung tâm các xã, thị trấn và các khu vực dân cư. Tổng chiều dài đường liên huyện là 27 km, bao gồm các tuyến Ba Hàng - Tiên Phong, đường 261 (Ba Hàng - Phúc Thuận). Từ Quốc lộ 3 đi Chã và từ đường 261 đi Thành Công, các tuyến này hiện nay đều là đường cấp phối.
Đường liên xã có khoảng 19 km, liên thôn 30 km. Trong phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hiện nay, nhiều tuyến đã được bê tông hoá theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên qua địa bàn huyện Phổ Yên chủ yếu vận chuyển than và quặng sắt, đoạn qua huyện dài khoảng 19 km.
Có 2 tuyến giao thông thủy thuộc 2 hệ thống sông: sông Công (đoạn qua địa bàn huyện dài 68 km) và sông Cầu (dài 17 km).
- Thuỷ lợi
Công trình đầu mối trên địa bàn huyện có 3 công trình lớn là Hồ Suối Lạnh, Bình Sơn và trạm bơm Cống Táo. Ngoài ra, còn có trên 20 trạm bơm lớn, nhỏ. Kênh Hồ Núi Cốc cấp I với tổng chiều dài trên 18 km đã được kiên cố hoá, kênh nhánh cấp 2+3 dài 240 km, kênh hồ đập dài 36 km kênh chính, 23 km kênh nhánh tập trung ở các xã Phúc Thuận, Minh Đức, Thành Công, Vạn Phái. Trong 5 năm qua đã bê tông hoá được 250 km kênh mương nội đồng, xây dựng thêm được một số trạm bơm dầu, bơm điện. Từ kết quả của công tác thuỷ lợi đã đưa diện tích 2 vụ lên gần 4.000 ha.
- Hệ thống điện, thông tin, liên lạc
Hiện nay, 100% số xã, thị trấn trong huyện đã được sử dụng điện lưới quốc gia, số hộ dùng điện đạt 100%. Mạng lưới điện hiện còn bộc lộ những bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và sinh hoạt.
Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông của của huyện khá hoàn chỉnh. Đến nay, mạng điện thoại cố định đã phủ 18/18 xã, thị trấn, sóng điện thoại di động phủ 13/15 xã, thị trấn.
- Hệ thống giáo dục, y tế
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện Phổ Yên trong 5 năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở sớm 1 năm so với kế hoạch.
Phổ Yên luôn là đơn vị dẫn đầu trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Hiện nay đã có 19 trường được công nhận đạt chuẩn (trong đó có 2 trường mầm non, 16 trường tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở). Song song với sự phát triển nhanh về quy mô giáo dục, chất lượng và hiệu quả giáo dục của huyện cũng được nâng lên rõ rệt.
Phổ Yên là huyện có hệ thống Y tế tương đối hoàn chỉnh. Toàn huyện có 1 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa, 17 trạm y tế với tổng số 160 giường bệnh, 1.671 cán bộ y tế.
Hiện nay có 2 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, ngành Y tế huyện đang xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
* Điểm mạnh:
Kết thúc năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 20,2% thu nhập bình quân theo đầu người của huyện Phổ Yên đạt 50 triệu đ/người. Cơ cấu kinh tế đạt: Công nghiệp xây dựng 66,5% - thương mại dịch vụ 22,3% - nông lâm nghiệp 11,2%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 300 tỷ đồng. Trong khi
đó, hơn 2 năm về trước, năm 2011, cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên mới chỉ là công nghiệp 59% - dịch vụ 23% - nông nghiệp 18%.
Với chính sách thu hút đầu tư thông thoáng và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trong những năm qua huyện Phổ Yên đã tiếp nhận 72 dự án với tổng vốn đầu tư trên 165 nghìn tỷ đồng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục qua từng năm. Chắc chắn với sự đổi mới mạnh mẽ trong cách điều hành quản lý của lãnh đạo Huyện ủy - HĐND - UBND huyện cùng với phát huy nội lực, tinh thần đoàn kết, huyện Phổ Yên sẽ đủ điều kiện để trở thành TX công nghiệp - trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên.
* Điểm yếu
Với xuất phát điểm là một huyện thuần nông nghiệp, cùng với quá trình hội nhập và phát triển, với tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế như hiện nay của huyện Phổ Yên, tình hình liên quan đến an ninh trật tự cũng sẽ có nhiều tác động. Huyện Phổ Yên sẽ phải đối mặt với một số thay đổi tất yếu như: Việc thu hút đầu tư, số lượng dự án đầu tư trên địa bàn tăng liên quan đến công tác thu hồi giải phóng mặt bằng; lưu lượng người từ nơi khác đến tăng cao. Những vấn đề này nếu không được giải quyết một cách triệt để, linh hoạt sẽ là một rào cản lớn và làm cho huyện Phổ Yên rơi vào tình trạng như một số huyện khác. Do vậy, cần có một cơ chế chính sách hợp lý, sự đồng thuận đoàn kết và hợp tác của người dân với chính quyền địa phương.