Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 46 - 50)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

* Về vị trí địa lý

Phổ Yên là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, có vị trí địa lý phía Nam giáp huyện Sóc Sơn- thành phố Hà Nội, phía Tây giáp thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công, phía Đông giáp huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang. Đặc điểm nổi bật của huyện Phổ Yên là có đường Quốc lộ số 3 Đường cao tốc Hà nội Thái Nguyên và đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy dọc từ Nam lên Bắc, mang lại cho huyện nhiều thuận lợi về kinh tế - xã hội. Với vị trí địa lý như trên, huyện Phổ Yên có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành huyện lỵ trung tâm của tỉnh Thái Nguyên.

Sơ đồ 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên

* Về đất đai, địa hình

- Về đất đai

Diện tích tự nhiên của huyện Phổ Yên tính đến thời điểm năm 2014 là 25.886,90 ha, phân theo mục đích sử dụng như sau:

Đất nông nghiệp: 19.662,24 ha, chiếm 75,95%; Đất phi nông nghiệp: 6.125 ha, chiếm 23,66%; Đất chưa sử dụng: 99,66 ha, chiếm 0,38%.

Như vậy, diện tích đang sử dụng vào các mục đích chiếm phần lớn tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất và phân loại đất tự nhiên huyện Phổ Yên năm 2014 được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.1: Diện tích đất năm 2014 phân theo loại đất và phân theo xã, phường, thị trấn

ĐVT: Ha Xã, thị trấn Tổng diện tích đất theo địa giới hành chính Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất nông nghiệp khác Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa TỔNG SỐ 25886,90 81128,48 6747,43 6939,37 270,82 69,36 6125,00 99,66 Khu vực thị trấn 902,89 318,85 229,08 28,83 13,26 3,26 349,24 15,24 TT Ba Hàng 183,15 56,68 53,70 0,00 5,06 2,76 121,47 0,00 TT Bãi Bông 350,65 109,29 77,59 28,83 6,80 0,00 119,23 15,24 TT Bắc Sơn 369,09 152,88 97,79 0,00 1,40 0,50 108,54 0,00 B. Khu vực nông thôn 24984 80810 6518 6911 258 66 5776 84 Thuận Thành 563,38 186,80 136,32 4,03 22,47 0,00 316,90 1,86 Trung Thành 905,13 428,52 357,78 0,00 9,03 0,00 425,47 5,53 Tân Phú 478,18 263,63 204,07 0,00 4,64 0,00 203,92 1,27 Đồng Cao 647,41 372,78 318,62 0,00 13,11 0,51 233,28 4,43 Tiên Phong 1493,48 847,42 678,61 18,63 27,11 0,00 289,82 12,16 Tân Hương 926,79 455,88 408,75 8,99 18,05 10,20 359,44 3,29 Nam Tiến 831,04 514,31 409,06 11,45 5,34 0,00 129,19 0,23 Đồng Tiến 1042,30 481,46 437,46 27,60 5,36 0,00 453,74 0,80 Hồng Tiến 1840,00 73718 655,69 215,40 21,03 2,96 538,49 12,24 Đắc Sơn 1442,82 776,72 666,21 61,69 8,28 43,28 230,82 1,97 Vạn Phái 1075,72 492,47 419,68 94,78 2,48 0,00 319,01 2,90 Thành Công 3288,96 755,53 650,81 929,88 73,81 0,00 676,15 10,78 Minh Đức 1809,20 681,27 483,21 479,23 30,95 9,15 252,23 5,17 Phúc Thuận 5254,95 656,56 547,17 2872,48 3,27 0,00 628,99 11,19 Phúc Tân 3384,65 178,28 144,91 2186,38 12,63 0,00 718,31 10,60

- Về địa hình

Huyện Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Với địa hình thấp từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 13,8m điểm cao nhất là 153m, điểm thấp nhất là 8m. Địa hình của huyện được chia thành ba vùng:

Phía Đông và Đông Bắc: Sản xuất nông nghiệp với các cây trồng ngắn hạn là chính, kết hợp với chăn nuôi.

Phía Tây và Tây Bắc: Do có địa hình đồi núi nên phát triển trồng trọt cây dài ngày và cây lâm nghiệp.

Phía Nam: Địa hình trũng, thường chịu ảnh hưởng của những trận úng vào mùa mưa, vùng này sản xuất những loại cây ngắn ngày, đặc biệt là rau và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

* Khí hậu

Phổ Yên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

a. Chế độ nhiệt. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C, tổng tích ôn 8.0000C, nhiệt độ tối cao trung bình 27,20C, nhiệt độ tối thấp trung bình 20,20C, tháng 7 là tháng nóng nhất (28,50C), tháng 1 là tháng lạnh nhất (15,60C). Số giờ nắng cả năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ đạt 115 Kcal/cm2.

b. Chế độ mưa. Mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 91,6% lượng mưa, mùa mưa trùng với mùa lũ nên thường gây úng lụt cho vùng thấp của huyện.

c. Lượng bốc hơi. Trung bình năm đạt 985,5 mm, trong năm có 5- 6 tháng lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa.

* Chế độ thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn các sông qua địa phận Phổ Yên phụ thuộc chủ yếu vào vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực sông Công và sông Cầu.

Mùa lũ trên 2 hệ thống sông Công và sông Cầu thường trùng vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), xuất hiện nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9. Bình quân mỗi năm có từ 1,5- 2 trận lũ, năm nhiều có 4 trận lũ xuất hiện.

Mùa cạn ở 2 hệ thống sông kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau). Lượng nước trên các sông này bình quân chỉ đạt 1,5- 2,0% tổng lượng nước cả năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện.

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu tổng kiểm kê năm 2005, diện tích rừng của huyện là 7.367,75 ha (chiếm 28,7% diện tích tự nhiên), trong đó rừng sản xuất 5.222,62 ha, rừng phòng hộ 2.145,13 ha. Tập đoàn cây rừng chủ yếu là: Bạch Đàn, Mỡ, Bồ Đề, Keo, Tre, Mai.... (tập đoàn cây nhóm 4- 6). Lượng tăng trưởng đạt 5,5- 6,5 m3/ha/năm.

Phổ Yên là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diện tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây huyện. Những xã có thảm rừng lớn là Phúc Tân (2.260,53 ha), Phúc Thuận (2.836,30 ha), Thành Công (1.109,32 ha).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)