4. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất
Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất được tính trong 1 năm với 3 tiêu chí chủ yếu:
Thu nhập/1đơn vị diện tích. Thu nhập/1đồng chi phí.
Kết luận chương 2
Để thực hiện đề tài, tác giả thực hiện thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp định tính và định lượng.
Đề tài sử dụng phương pháp biện chứng duy vật làm phương pháp luận để nghiên cứu, ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp như phân tích và tổng hợp, phương pháp gắn liền logic với lịch sử, phương pháp mô hình để giải quyết các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Trong các phương pháp nghiên cứu cụ thể nói trên, phương pháp phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng trong toàn bộ nội dung nghiên cứu của đề tài. Đề tài có sử dụng một số công cụ phân tích kinh tế như dãy số liệu, hệ thống bảng biểu, sơ đồ minh họa… làm cụ thể hóa nội dung phân tích, giúp người đọc dễ dàng tìm hiểu nội dung nghiên cứu.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Ở HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
* Về vị trí địa lý
Phổ Yên là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thái Nguyên, có vị trí địa lý phía Nam giáp huyện Sóc Sơn- thành phố Hà Nội, phía Tây giáp thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công, phía Đông giáp huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang. Đặc điểm nổi bật của huyện Phổ Yên là có đường Quốc lộ số 3 Đường cao tốc Hà nội Thái Nguyên và đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy dọc từ Nam lên Bắc, mang lại cho huyện nhiều thuận lợi về kinh tế - xã hội. Với vị trí địa lý như trên, huyện Phổ Yên có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành huyện lỵ trung tâm của tỉnh Thái Nguyên.
Sơ đồ 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên
* Về đất đai, địa hình
- Về đất đai
Diện tích tự nhiên của huyện Phổ Yên tính đến thời điểm năm 2014 là 25.886,90 ha, phân theo mục đích sử dụng như sau:
Đất nông nghiệp: 19.662,24 ha, chiếm 75,95%; Đất phi nông nghiệp: 6.125 ha, chiếm 23,66%; Đất chưa sử dụng: 99,66 ha, chiếm 0,38%.
Như vậy, diện tích đang sử dụng vào các mục đích chiếm phần lớn tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất và phân loại đất tự nhiên huyện Phổ Yên năm 2014 được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.1: Diện tích đất năm 2014 phân theo loại đất và phân theo xã, phường, thị trấn
ĐVT: Ha Xã, thị trấn Tổng diện tích đất theo địa giới hành chính Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thủy sản Đất nông nghiệp khác Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa TỔNG SỐ 25886,90 81128,48 6747,43 6939,37 270,82 69,36 6125,00 99,66 Khu vực thị trấn 902,89 318,85 229,08 28,83 13,26 3,26 349,24 15,24 TT Ba Hàng 183,15 56,68 53,70 0,00 5,06 2,76 121,47 0,00 TT Bãi Bông 350,65 109,29 77,59 28,83 6,80 0,00 119,23 15,24 TT Bắc Sơn 369,09 152,88 97,79 0,00 1,40 0,50 108,54 0,00 B. Khu vực nông thôn 24984 80810 6518 6911 258 66 5776 84 Thuận Thành 563,38 186,80 136,32 4,03 22,47 0,00 316,90 1,86 Trung Thành 905,13 428,52 357,78 0,00 9,03 0,00 425,47 5,53 Tân Phú 478,18 263,63 204,07 0,00 4,64 0,00 203,92 1,27 Đồng Cao 647,41 372,78 318,62 0,00 13,11 0,51 233,28 4,43 Tiên Phong 1493,48 847,42 678,61 18,63 27,11 0,00 289,82 12,16 Tân Hương 926,79 455,88 408,75 8,99 18,05 10,20 359,44 3,29 Nam Tiến 831,04 514,31 409,06 11,45 5,34 0,00 129,19 0,23 Đồng Tiến 1042,30 481,46 437,46 27,60 5,36 0,00 453,74 0,80 Hồng Tiến 1840,00 73718 655,69 215,40 21,03 2,96 538,49 12,24 Đắc Sơn 1442,82 776,72 666,21 61,69 8,28 43,28 230,82 1,97 Vạn Phái 1075,72 492,47 419,68 94,78 2,48 0,00 319,01 2,90 Thành Công 3288,96 755,53 650,81 929,88 73,81 0,00 676,15 10,78 Minh Đức 1809,20 681,27 483,21 479,23 30,95 9,15 252,23 5,17 Phúc Thuận 5254,95 656,56 547,17 2872,48 3,27 0,00 628,99 11,19 Phúc Tân 3384,65 178,28 144,91 2186,38 12,63 0,00 718,31 10,60
- Về địa hình
Huyện Phổ Yên thuộc vùng gò đồi của tỉnh Thái Nguyên, bao gồm vùng núi thấp và đồng bằng. Với địa hình thấp từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 13,8m điểm cao nhất là 153m, điểm thấp nhất là 8m. Địa hình của huyện được chia thành ba vùng:
Phía Đông và Đông Bắc: Sản xuất nông nghiệp với các cây trồng ngắn hạn là chính, kết hợp với chăn nuôi.
Phía Tây và Tây Bắc: Do có địa hình đồi núi nên phát triển trồng trọt cây dài ngày và cây lâm nghiệp.
Phía Nam: Địa hình trũng, thường chịu ảnh hưởng của những trận úng vào mùa mưa, vùng này sản xuất những loại cây ngắn ngày, đặc biệt là rau và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
* Khí hậu
Phổ Yên nằm trong khu vực có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh, mưa ít từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
a. Chế độ nhiệt. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 270C, tổng tích ôn 8.0000C, nhiệt độ tối cao trung bình 27,20C, nhiệt độ tối thấp trung bình 20,20C, tháng 7 là tháng nóng nhất (28,50C), tháng 1 là tháng lạnh nhất (15,60C). Số giờ nắng cả năm là 1.628 giờ, năng lượng bức xạ đạt 115 Kcal/cm2.
b. Chế độ mưa. Mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 91,6% lượng mưa, mùa mưa trùng với mùa lũ nên thường gây úng lụt cho vùng thấp của huyện.
c. Lượng bốc hơi. Trung bình năm đạt 985,5 mm, trong năm có 5- 6 tháng lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa.
* Chế độ thuỷ văn
Chế độ thuỷ văn các sông qua địa phận Phổ Yên phụ thuộc chủ yếu vào vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực sông Công và sông Cầu.
Mùa lũ trên 2 hệ thống sông Công và sông Cầu thường trùng vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), xuất hiện nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8, 9. Bình quân mỗi năm có từ 1,5- 2 trận lũ, năm nhiều có 4 trận lũ xuất hiện.
Mùa cạn ở 2 hệ thống sông kéo dài khoảng 4 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau). Lượng nước trên các sông này bình quân chỉ đạt 1,5- 2,0% tổng lượng nước cả năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện.
* Tài nguyên rừng
Theo số liệu tổng kiểm kê năm 2005, diện tích rừng của huyện là 7.367,75 ha (chiếm 28,7% diện tích tự nhiên), trong đó rừng sản xuất 5.222,62 ha, rừng phòng hộ 2.145,13 ha. Tập đoàn cây rừng chủ yếu là: Bạch Đàn, Mỡ, Bồ Đề, Keo, Tre, Mai.... (tập đoàn cây nhóm 4- 6). Lượng tăng trưởng đạt 5,5- 6,5 m3/ha/năm.
Phổ Yên là huyện chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và đồng bằng nên diện tích đất lâm nghiệp không lớn và tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây huyện. Những xã có thảm rừng lớn là Phúc Tân (2.260,53 ha), Phúc Thuận (2.836,30 ha), Thành Công (1.109,32 ha).
3.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
* Dân số
Tổng số dân của huyện trong những năm vừa qua có sự biến động không lớn, trong đó, cơ cấu dân số phân theo giới tính nam và nữ khá đồng đều. Do quá trình đô thị hóa, do sự đầu tư của các công ty có vốn nước ngoài mà dân số của huyện có sự chuyển dịch một bộ phận từ nông thôn sang thành thị. Tuy nhiên, số dân ở nông thôn vẫn luôn chiếm khoảng 90% tổng số dân.
Bảng 3.2. Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn
Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
I, Dân số (Người) 2008 136 746 67346 69 400 11 712 125 034 2009 137 815 68553 69 262 12 267 125 548 2010 138 817 68853 69 964 12 587 126 230 2011 139 410 68938 70 472 12 832 126 578 2012 140 352 69404 70 948 12 919 127 433 2013 140 816 69633 71 183 12 962 127 854 2014 146 243 72317 73 926 17 049 129 194 II, Tốc độ tăng (%) 2009 100,8 101,79 99,80 104,74 100,41 2010 100,7 100,4 101,0 102,6 100,5 2011 100,4 100,1 100,7 101,9 100,3 2012 100,7 100,7 100,7 100,7 100,7 2013 100,3 100,3 100,3 100,3 100,3 2014 103,9 103,9 103,9 131,5 101,0 III, Cơ cấu (%) 2008 100 49,25 50,75 8,56 91,44 2009 100 49,74 50,26 8,90 91,10 2010 100 49,60 50,40 9,07 90,93 2011 100 49,45 50,55 9,20 90,80 2012 100 49,45 50,55 9,20 90,80 2013 100 49,45 50,55 9,20 90,80 2014 100 49,45 50,55 16,66 88,34
* Cơ sở hạ tầng
- Về giao thông
Mạng lưới đường bộ trên địa bàn huyện Phổ Yên gần trục Quốc lộ 3 dài 13 km chạy qua trung tâm huyện theo hướng Bắc Nam. Từ trục Quốc lộ 3 này là các đường xương cá đi đến trung tâm các xã, thị trấn và các khu vực dân cư. Tổng chiều dài đường liên huyện là 27 km, bao gồm các tuyến Ba Hàng - Tiên Phong, đường 261 (Ba Hàng - Phúc Thuận). Từ Quốc lộ 3 đi Chã và từ đường 261 đi Thành Công, các tuyến này hiện nay đều là đường cấp phối.
Đường liên xã có khoảng 19 km, liên thôn 30 km. Trong phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn hiện nay, nhiều tuyến đã được bê tông hoá theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên qua địa bàn huyện Phổ Yên chủ yếu vận chuyển than và quặng sắt, đoạn qua huyện dài khoảng 19 km.
Có 2 tuyến giao thông thủy thuộc 2 hệ thống sông: sông Công (đoạn qua địa bàn huyện dài 68 km) và sông Cầu (dài 17 km).
- Thuỷ lợi
Công trình đầu mối trên địa bàn huyện có 3 công trình lớn là Hồ Suối Lạnh, Bình Sơn và trạm bơm Cống Táo. Ngoài ra, còn có trên 20 trạm bơm lớn, nhỏ. Kênh Hồ Núi Cốc cấp I với tổng chiều dài trên 18 km đã được kiên cố hoá, kênh nhánh cấp 2+3 dài 240 km, kênh hồ đập dài 36 km kênh chính, 23 km kênh nhánh tập trung ở các xã Phúc Thuận, Minh Đức, Thành Công, Vạn Phái. Trong 5 năm qua đã bê tông hoá được 250 km kênh mương nội đồng, xây dựng thêm được một số trạm bơm dầu, bơm điện. Từ kết quả của công tác thuỷ lợi đã đưa diện tích 2 vụ lên gần 4.000 ha.
- Hệ thống điện, thông tin, liên lạc
Hiện nay, 100% số xã, thị trấn trong huyện đã được sử dụng điện lưới quốc gia, số hộ dùng điện đạt 100%. Mạng lưới điện hiện còn bộc lộ những bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và sinh hoạt.
Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông của của huyện khá hoàn chỉnh. Đến nay, mạng điện thoại cố định đã phủ 18/18 xã, thị trấn, sóng điện thoại di động phủ 13/15 xã, thị trấn.
- Hệ thống giáo dục, y tế
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện Phổ Yên trong 5 năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở sớm 1 năm so với kế hoạch.
Phổ Yên luôn là đơn vị dẫn đầu trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Hiện nay đã có 19 trường được công nhận đạt chuẩn (trong đó có 2 trường mầm non, 16 trường tiểu học, 1 trường Trung học cơ sở). Song song với sự phát triển nhanh về quy mô giáo dục, chất lượng và hiệu quả giáo dục của huyện cũng được nâng lên rõ rệt.
Phổ Yên là huyện có hệ thống Y tế tương đối hoàn chỉnh. Toàn huyện có 1 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa, 17 trạm y tế với tổng số 160 giường bệnh, 1.671 cán bộ y tế.
Hiện nay có 2 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, ngành Y tế huyện đang xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã để nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
* Điểm mạnh:
Kết thúc năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 20,2% thu nhập bình quân theo đầu người của huyện Phổ Yên đạt 50 triệu đ/người. Cơ cấu kinh tế đạt: Công nghiệp xây dựng 66,5% - thương mại dịch vụ 22,3% - nông lâm nghiệp 11,2%. Thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 300 tỷ đồng. Trong khi
đó, hơn 2 năm về trước, năm 2011, cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên mới chỉ là công nghiệp 59% - dịch vụ 23% - nông nghiệp 18%.
Với chính sách thu hút đầu tư thông thoáng và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trong những năm qua huyện Phổ Yên đã tiếp nhận 72 dự án với tổng vốn đầu tư trên 165 nghìn tỷ đồng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ và chuyển dịch cơ cấu lao động từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo giảm liên tục qua từng năm. Chắc chắn với sự đổi mới mạnh mẽ trong cách điều hành quản lý của lãnh đạo Huyện ủy - HĐND - UBND huyện cùng với phát huy nội lực, tinh thần đoàn kết, huyện Phổ Yên sẽ đủ điều kiện để trở thành TX công nghiệp - trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên.
* Điểm yếu
Với xuất phát điểm là một huyện thuần nông nghiệp, cùng với quá trình hội nhập và phát triển, với tốc độ đô thị hóa và phát triển kinh tế như hiện nay của huyện Phổ Yên, tình hình liên quan đến an ninh trật tự cũng sẽ có nhiều tác động. Huyện Phổ Yên sẽ phải đối mặt với một số thay đổi tất yếu như: Việc thu hút đầu tư, số lượng dự án đầu tư trên địa bàn tăng liên quan đến công tác thu hồi giải phóng mặt bằng; lưu lượng người từ nơi khác đến tăng cao. Những vấn đề này nếu không được giải quyết một cách triệt để, linh hoạt sẽ là một rào cản lớn và làm cho huyện Phổ Yên rơi vào tình trạng như một số huyện khác. Do vậy, cần có một cơ chế chính sách hợp lý, sự đồng thuận đoàn kết và hợp tác của người dân với chính quyền địa phương.
3.2. Thực trạng kinh tế nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Phổ Yên mới tại huyện Phổ Yên
3.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong 4 năm qua, nền kinh tế huyện Phổ Yên đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Sau đây là các chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu của huyện.
Bảng 3.3: Tăng trưởng kinh tế huyện Phổ Yên thời kỳ 2010- 2014
Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2010 2011 2012 2013 2014
1. Tổng GDP Tr.đồng 2.797.545 3.120.181 3.989.472 4.495.074 149.057.630 - Nông lâm nghiệp, thuỷ sản Tr.đồng 1.136.200 1.174.870 1.259.820 1.292.580 1.376.000 - Công nghiệp xây dựng Tr.đồng 1.596.100 1.867.900 2.638.000 3.090.700 147.545.900 - Dịch vụ Tr.đồng 65.245 77.411 91.652 111.794 135.730 2. Tăng trưởng kinh tế % 11,30 11,53 27,86 12,67 3216,02 - Nông lâm nghiệp, thuỷ sản % 3,44 3,40 7,23 2,6 6,45 - Công nghiệp xây dựng % 25,81 17,02 41,23 17,16 4673,86
- Dịch vụ % 21,86 18,64 18,39 21,97 21,41
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phổ Yên 2014)
Qua bảng trên ta thấy, trong những năm qua nền kinh tế huyện Phổ Yên liên tục phát triển và có bước phát triển vượt bậc đặc biệt là ở ngành công nghiệp xây dựng. Năm 2014 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 147.545.900 triệu đồng, đạt mức tăng trưởng cao như vậy là do, trong năm 2014, công trình nhà máy Samsung Hàn Quốc chính thức đi vào hoạt động làm cho giá trị sản xuất ngành công nghiệp thuộc bộ phận 100% vốn nước