Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 30 - 32)

4. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm quốc tế

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan

Là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách để đưa từ một nước lạc hậu trở thành nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến. Một số chính sách có liên quan đến việc phát triển kinh tế vùng núi ban hành (từ 1950 đến năm 1980).

Thứ nhất: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Mạng lưới đường bộ bổ sung cho mạng lưới đường sắt, phá thế cô lập các vùng ở xa (Bắc, Đông Bắc, Nam...), đầu tư xây dựng đập nước ở các vùng.

Thứ hai: chính sách mở rộng diện tích canh tác và đa dạng hoá sản phẩm như cao su ở vùng đồi phía Nam, ngô, mía, bông, sắn, cây lấy sợi ở vùng núi phía Đông Bắc.

Thứ ba: đẩy mạnh công nghiệp hoá chế biến nông sản để xuất khẩu như ngô, sắn sang các thị trường châu Âu và Nhật Bản.

Thứ tư: thực hiện chính sách đầu tư nước ngoài và chính sách thay thế nhập khẩu trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ. Nhà nước cũng thực hiện chính sách trợ giúp tài chính cho nông dân như: cho nông dân vay tiền với lãi suất thấp, ứng trước tiền cho nông dân và cam kết mua sản phẩm với giá định trước... cùng với nhiều chính sách khác đã thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Hàng năm có 95% sản lượng cao su, hơn 4 triệu tấn dầu cọ do nông dân sản xuất ra. Song, trong quá trình thực hiện có bộc lộ một số vấn đề còn tồn tại: đó là việc mất cân bằng sinh thái, là hậu quả của một nền nông nghiệp làm nghèo kiệt đất đai. Kinh tế vẫn mất cân đối giữa các vùng, xu hướng nông dân rời bỏ nông thôn ra thành thị lâu dài hoặc rời bỏ nông thôn theo mùa vụ ngày càng gia tăng.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trong những năm qua Trung Quốc phát triển rất mạnh trong lĩnh vực đầu tư cho nông nghiệp nông thôn. Một trong những thành tựu của Trung Quốc trong cải cách mở cửa là phát triển nông nghiệp Hương trấn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó tăng trưởng với tốc độ cao. Nguyên nhân của thành tựu đó có nhiều, trong đó có một số nguyên nhân quan trọng như điều chỉnh chính sách đầu tư, tăng vốn đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp để tạo ra tiền đề vật chất cho sự tăng trưởng trước hết là đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi, mở rộng sản xuất lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu ứng dụng cây trồng, vật nuôi, cây con vào sản xuất nhất là lúa, ngô, bông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)