Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với quá trình phát triển nông
4.2.2. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện quy hoạch nông thôn
Một trong những yếu tố hang đầu đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế nông thôn bền vững phải là công tác quy hoạch, để thông qua đó phát hiện và nắm bắt chính xác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng làm cơ sở cho việc xác định kế hoạch phát triển nghề, mặt hang nông sản… để khai thác có hiệu quả và bền vững tài nguyên kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái và ổn định xã hội.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới như hiện nay phải chú ý các nội dung sau:
- Phát triển hàng hóa đa dạng, cùng với thế mạnh là sản xuất lương thực, hình thành nên các vùng chuyên canh rau, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, mở rộng trồng rừng, cây lâm nghiệp. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các cụm, điểm công nghiệp dịch vụ và làng nghề nông thôn.
- Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn gắn với phát triển các thị trấn, thị tứ:
+ Phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm nghiệp có sử dụng nguồn lực từ nông nghiệp trong khu vực. Phát triển các cơ sở dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, trọng tâm là tiêu thụ nông sản, cung cấp hàng tiêu dùng phục vụ sinh hoạt cho người dân xung quanh địa bàn. Do đó, sẽ có tác dụng kích cầu, thúc đẩy sản xuất hàng hóa và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
+ Quy hoạch hệ thống chợ nông thôn phù hợp với đặc điểm của huyện, chú trọng cải tạo nâng cấp các chợ hiện có cho phù hợp với quy hoạch, hình thành các chợ đầu mối, nơi giao lưu buôn bán cho người dân.
+ Thu hút một bộ phận dân cư chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp. - Quy hoạch phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu nhằm phục vụ dân cư trên địa bàn các địa phương theo quy định chuẩn đáp ứng yêu cầu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hệ thống cung cấp điện, trạm cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, hệ thống trường học; trung tâm văn hóa…
- Quy hoạch hệ thống bảo vệ môi trường sinh thái nông thôn. Dành đất cho hình thành các khu chăn nuôi, phát triển hệ thống trang trại, đảm bảo phát triển và tránh ô nhiễm môi trường dân cư, phòng chống dịch bệnh, xử lý chất thải…
- Phát triển sản xuất và chế biến các loại nông sản hàng hóa xuất khẩu có tính đến lợi thế của địa phương như: chè, gạo, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp với quy mô hợp lý, tập trung nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhất là tăng đàn gia súc, gia cầm, duy trì sản lượng bền vững trên mặt bằng huyện.
- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, ngành nghề, dịch vụ và công nghiệp, nông nghiệp nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nông dân.