Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với quá trình phát triển nông
4.2.4. Giải pháp đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất dịch vụ
vụ có hiệu quả ở nông thôn
Hiện nay có rất nhiều các mô hình sản xuất mới, đem lại diện mạo mới, sức sống mới cho hoạt động nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung. Những mô hình này tuy không phải mới hoàn toàn nhưng việc tổ chức mới, gạt bỏ những tồn tại, những hạn chế, những hạt sạn trong các mô hình cũ đã tạo ra mô hình mới, hiệu quả hơn và đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế.
- Phát triển kinh tế trang trại
Hiệu quả kinh tế trang trại đã được khẳng định, tuy nhiên thực hiện không ít khó khăn trở ngại đang hạn chế sự phát triển của mô hình này. Tích tụ ruộng đất là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế trang trại. Hiện tại, ruộng đất còn manh mún, nằm rải rác, các quy định về giá đền bù, giá chuyển đổi nhiều nơi chưa hợp lý. Đây được xác định là trở ngại lớn cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Mỗi xã, thôn khi quy hoạch phải dành vùng đất cho công nghiệp, chăn nuôi tập trung hoặc khu cây ăn quả đặc sản, cây công nghiệp để phát triển trang trại. Áp dụng chính sách thuê đất như đối với đất dành cho nông nghiệp, Nhà Nước hỗ trợ một phần kinh phí đền bù đất đai.
Nhà Nước hỗ trợ kinh phí quy hoạch kết cấu hạ tầng cơ bản cho các khu trang trại tập trung và hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng hạ tầng này.
Hỗ trợ phòng chống dịch bệnh cho các trang trại, kinh phí đào tạo kiến thức cho các chủ trang trại.
- Hình thành các tổ hợp tác và hợp tác xã
Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước đối với hợp tác xã và kinh tế tập thể trong nông nghiệp nông thôn.
Thực hiện phương châm “Trình độ người dân đến đâu thì hình thức tổ chức sản xuất đến đó” trên nguyên tắc tự nguyện. Việc thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác khoa học không phụ thuộc vào địa giới hành chính: Mục tiêu kinh doanh, quy mô vốn góp, cơ chế quản lý, cán bộ điều hành… do tập thể xã viên quyết định. Cơ quan chuyên môn của Nhà Nước chỉ tư vấn, hướng dẫn trên cơ sở luật.
Giải quyết triệt để vấn đề sở hữu trong hợp tác xã đối với sản xuất cố định do hợp tác xã sử dụng vào kinh doanh dịch vụ như đường điện, kênh mương, cầu cống, nhà xưởng, trụ sở… phân định rõ tài sản của hợp tác xã để tăng trách nhiệm và hiệu quả sử dụng vốn, quỹ có hiệu quả trong các hợp tác xã không để tình trạng thiếu minh bạch như hiện nay.
Có chính sách hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác nhất là cần có quy định cụ thể về miễn thuế thu nhập, doanh thu cho các hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của tổ hợp tác và hợp tác xã. Các tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia tích cực vào các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng mô hình khuyến nông, lâm, ngư nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng… hỗ trợ cho đào tạo cán bộ quản lý tổ hợp tác và hợp tác xã như đổi mới hình thức học, coi trọng mô hình thực tế, kiến thức thị trường và phát triển kinh tế nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.
- Thực hiện phát triển mô hình hợp tác kinh tế trong nông thôn
Trên cơ sở khảo sát thực nghiệm một số mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ khu vực nông thôn đã có trong thực tế ở nước ta, có thể định hướng một số mô hình sau cho huyện Phổ Yên:
+ Mô hình liên kết hợp đồng ( trang trại liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp) đây là mô hình mang tính cạnh tranh hiệu quả nhất trong nền nông nghiệp hang hóa, chủ yếu để xuất khẩu. Áp dụng đối với các trang trại lớn, hiện đại, chuyên canh. Mô hình này mang tính chuyên nghiệp cao nhất trong tiếp cận thị trường thế giới, tạo ra những thương hiệu mạnh cho nông nghiệp Việt Nam.
+ Mô hình hộ nông dân quy mô nhỏ và trang trại liên kết thành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Những mô hình này tạo tính cạnh tranh cao nhờ việc nông dân liên kết với nhau để tổ chức sản xuất, tiếp cận thị trường. Áp dụng ở những vùng mà doanh nghiệp rất khó liên kết với nông dân do quy mô không lớn. Liên kết này sẽ giúp cho nông dân được hưởng nhiều sự phân chia giá trị gia tăng hơn, tạo nhiều công ăn việc làm từ ngành hang (tăng quy mô theo chiều dọc), điều này sẽ bù đắp cho quy mô sản xuất nhỏ theo chiều ngang. Với các mô hình này, vai trò bà đỡ của Nhà Nước đối với các hợp tác xã rất quan trọng, các hợp tác xã phải trở thành nơi mà thông qua đó Nhà Nước hỗ trợ cho nông dân.
+ Mô hình trang trại nông nghiệp sinh thái- du lịch: Cần quy hoạch một mạng lưới những trang trại này xung quanh các đô thị. Đây chính là phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn bền vững, những trang trại này là một cách hay để chuyển nghề cho nông dân ven đô thị, nông dân vừa sản xuất, vừa làm dịch vụ. Nhà Nước nên đào tạo cung cấp tín dụng giúp nông dân tiếp cận xây dựng mô hình này.
+ Mô hình trang trại nông nghiệp- bảo tồn tài nguyên: mô hình nông nghiệp ở gần các khu rừng nguyên sinh, các khu tài nguyên, nhằm mục đích
vừa phát triển nông nghiệp vừa bảo tồn tài nguyên, bảo tồn sự đa dạng sinh học ở các vùng này.
+ Đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích thu hút thương nhân, doanh nghiệp hoạt động ở địa bàn nông thôn, tiếp tục khuyến khích thành lập doanh nghiệp có hoạt động đầu tư, kinh doanh thương mại ổn định, lâu dài và có hiệu quả ở các khu vực nông thôn. Khuyến khích phát triển mô hình hợp tác xã dịch vụ thương mại đa chức năng hoặc hợp tác xã dịch vụ tổng hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản. Định hướng các hộ kinh doanh tham gia vào hệ thống kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tự phát triển hoặc liên kết, hợp nhất với nhau thành công ty hoặc hợp tác xã bán lẻ. Hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ hang nông sản, sản phẩm làng nghề và tiêu thụ hang hóa.
+ Tăng cường hỗ trợ dự án đầu tư phát triển chợ nông thôn và nâng cao hiệu quả liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với nông dân trong đẩy mạnh tiêu thụ nông sản. Xác định chợ nông thôn là loại hình tổ chức phân phối hang hóa chủ yếu, là hạt nhân để quy tụ, tập trung các hoạt động trao đổi, mua bán, tiêu thụ nông sản hang hóa ở khu vực nông thôn. Nhà Nước cần xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách thích hợp để phát triển các yếu tố hấp dẫn doanh nghiệp về nông thôn như: đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng trục chính đến hang rào các cụm công nghiệp, trong đó quan trọng nhất là hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc. Có quy hoạch và kêu gọi các thành phần kinh tế khác đầu tư như hệ thống hạ tầng gián tiếp nhưng rất quan trọng để hấp dẫn doanh nghiệp như đô thị, chợ, trường học, khu vui chơi giải trí.
Nhà Nước cần có chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới để doanh nghiệp có chỗ dựa mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, đó là đòn bẩy quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời lựa chọn công
nghệ sạch, coi trọng xử lý chất thải, nước thải bảo vệ môi trường ở các cụm công nghiệp.
4.2.5. Giải pháp phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
Trên cơ sở quy hoạch dựa trên lợi thế so sánh của huyện cần tập trung nỗ lực tạo bước chuyển biến mới trong sản xuất nông nghiệp, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hang hóa đa dạng, phát triển nhanh và bền vững với năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi so với trồng trọt, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, rau, hoa quả so với cây lương thực. Đồng thời phát triển mạnh kinh tế trang trại, gia trại và các mô hình sản xuất tổng hợp. Cụ thể, huyện Phổ Yên cần chủ động phát triển các sản phẩm, ngành nghề có thế mạnh và tiềm năng như: sản xuất lúa chất lượng cao, các sản phẩm nông sản như chè, phát triển hệ thống chăn nuôi quy mô lớn như trang trại.
+ Triển khai tổ chức dồn điền đổi thửa trên địa bàn xã, huyện: Các tác dồn điền, đổi thửa là khâu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và trong xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện nhiệm vụ này phải tổng kiểm tra lại toàn bộ đất nông nghiệp trên địa bàn huyện, xây dựng phương án gắn với yêu cầu sản xuất của từng xã, cụm nông nghiệp. Các phương án cần được đưa ra cho nhân dân cùng bàn, thảo luận công khai và tổ chức thực hiện đồng bộ.
+ Tổ chức thực hiện xây dựng cánh đồng mẫu lớn với các nội dung cụ thể:
Một là, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, là một trong những chương trình thể hiện rõ nét vai trò của của nông nghiệp hiện đại. Để cánh đồng mẫu lớn thực sự đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân cần xây dựng các mô hình sản xuất, cung ứng. Theo đó, cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp từ khâu đầu vào, đào tạo
nhân lực cho tới bao tiêu sản phẩm đầu ra. Sản xuất của cánh đồng mẫu lớn nên theo cách đơn đặt hang của doanh nghiệp để tránh tình trạng sản xuất thừa, dẫn tới mất giá nông sản. Mặt khác, cần xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của cánh đồng mẫu lớn. Trong xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm, vai trò của doanh nghiệp, nhà khoa học cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và phương tiện truyền thông đại chúng. Đồng thời, Nhà Nước cũng cần có sự điều tiết hợp lý, quản lý, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào cánh đồng mẫu lớn.
Hai là, tổ chức hợp lý các cánh đồng mẫu lớn. Việc xây dựng các cánh đồng mẫu lớn nhằm đưa ra giải pháp cho sản xuất hàng hóa ở nông thôn, cần gắn chặt với chương trình xây dựng nông thôn mới, là bàn đạp cho nông thôn mới phát triển. Việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn cần có kế hoạch rõ rang về số lượng, phân bố.
Ba là, thực hiện cánh đồng mẫu lớn phải gắn chặt với công tác đào tạo nghề cho nông dân một cách thiết thực, hiệu quả, đào tạo quản lý kinh tế cho cán bộ hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cũng như nhận thức của doanh nghiệp thực hiện đầu tư. Vấn đề thay đổi tư duy tổ chức sản xuất cho nông dân sẽ gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của công tác tư tưởng. Khi nhận thức đầy đủ về lợi ích của cánh đồng mẫu lớn người nông dân nhất định sẽ chung tay thực hiện thành công.
Bốn là, phát triển hài hòa giữa công nghiệp, nông nghiệp. Để thực hiện được vấn đề này, trước hết cần thẩm định chặt chẽ các dự án công nghiệp trước khi cấp phép đầu tư, tránh tình trạng để nhiều doanh nghiệp tồn tại nhưng hoạt động không hiệu quả, vừa chiếm nhiều ruộng đất, vừa không đem lại lợi ích cho địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch và sử dụng đất đai, để tránh lãng phí, sử dụng sai mục đích. Ưu tiên cho việc thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Các doanh nghiệp này mới có đủ tiềm lực về vốn, khoa học, kỹ thuật,
trình độ quản lý để nâng cao hiệu quả kinh tế của các trang trại. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn hỗ trợ các chủ trang trại là nông dân về đầu vào, bao tiêu đầu ra cho sản phẩm.
- Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn trong xây dựng nông thôn mới. Công nghiệp nông thôn bao gồm doanh nghiệp được xây dựng trên địa bàn huyện, xã hoặc các làng nghề nông thôn, trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất nông sản hoặc sử dụng nguyên liệu nông nghiệp, lao động chủ yếu từ nông thôn.
Công nghiệp nông thôn có vai trò quan trọng, là động lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.
Tiểu thủ công nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng trong kinh tế nông nghiệp nông thôn, là bước khởi đầu cho sự phát triển công nghiệp nông thôn, là nội dung quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động trong kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trước tiên phải coi trọng một số giải pháp sau:
+ Xây dựng bản đồ quy hoạch công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên phạm vi toàn huyện, đồng thời quy hoạch chi tiết cho tất cả các cụm công nghiệp, làng nghề nông thôn ở từng xã. Quy mô mỗi cụm công nghiệp cũng cần phải được quy định rõ, phải có biện pháp để xây dnwjg cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường. Chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, mở rộng các loại hình dịch vụ, chuyển đổi ngành nghề, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
+ Phát triển, hiện đại hóa đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật: đối với trồng trọt là hệ thống tưới tiêu, giao thông nội đồng, cơ sở chế biến, kho tang bảo quản. Đối với chăn nuôi, hê thống chuồng trại tập trung, đường điện, giao thông nội bộ, cấp thoát nước, giết mổ, xử lý phân, cơ sở sản xuất thức ăn, sản
xuất thuốc thú y… Đối với lâm nghiệp là hệ thống giao thông phục vụ khai thác, phương tiện phòng cháy chữa cháy…
+ Đầu tư mạnh cho ứng dụng cơ khí hóa vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, phấn đấu nâng tỷ lệ các khâu sản xuất, chế biến lên thấp nhất 50% mức trang bị động lực như máy cày, máy bừa, máy giặt…
+ Lựa chọn công nghiệp, làng nghề phù hợp với lợi thế so sánh từng vùng. + Đối với doanh nghiệp có sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp, bên cạnh việc bảo hộ sản xuất nguyên liệu cho nông dân thì có thể hỗ trợ tài chính thông qua miễn giảm thuế khi mất mùa hay hỗ trợ vay vốn lãi suất thấp để đầu tư. Tăng cường khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, không ngừng nâng cao trình độ quản lý, sản xuất thâm canh cho các chủ trang trại, tiếp tục đưa các công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến mới vào sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân, các chủ trang trại tham gia tiêu thụ.