Những bài học kinh nghiệm tham khảo cho Huyện Phổ Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 34 - 38)

4. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Những bài học kinh nghiệm tham khảo cho Huyện Phổ Yên

Từ những tìm hiểu về kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số nước trong khu vực Châu Á và tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam và ở một số địa phương những năm vừa qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Phổ Yên như sau:

Một là, tăng cường đầu tư và tích cực chuyển giao công nghệ, đào tạo và dạy nghề cho nông dân nhằm phát huy tài nguyên con người và áp dụng khoa học - công nghệ có hiệu quả. Đây là động lực chính cho tăng trưởng nông nghiệp tương lai, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng của nông sản; tăng khả năng cạnh tranh của nông sản.

Hai là, tích cực tìm kiếm các chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp của tỉnh và trung ương. Nhà nước cần hỗ trợ mạnh cho các hợp tác xã, hội nông dân để giúp các tổ chức này hoạt động tốt trong vai trò cung ứng vật tư nông nghiệp thiết yếu, đào tạo, dạy nghề, cung cấp thông tin, hỗ trợ kinh phí, điều kiện sinh hoạt, buôn bán xuất khẩu nông sản, bảo vệ lợi ích của người nông dân. Sự phát triển của các tổ chức hợp tác xã và hội nông dân giúp cho cộng đồng xã hội nông thôn phát triển hài hoà cả về kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường với điều kiện hợp tác xã thực sự hoạt động theo nguyên tắc tự lực, tự chịu trách nhiệm, quản lý dân chủ, hiệu quả hoạt động cao, có sự tương trợ lẫn nhau.

Ba là, thực thi chính sách dồn điền, đổi thửa cho phép xử lý vấn đề đất đai manh mún. Nhưng cần thực hiện chính sách này từng bước một cách thận trọng và gắn với phân công lại lao động trong nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình. Chỉ có thâm canh, sản xuất ở quy mô lớn mới cho phép áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp.

Bốn là, thực hiện liên kết nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp và đô thị nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn theo hướng đưa công nghiệp, kể cả công nghiệp nặng về phân tán ở nông thôn; điều chỉnh kế hoạch mở rộng các đô thị lớn thành xây dựng nhiều thành phố vệ tinh nhỏ nằm ở nông thôn; đồng thời, cải thiện hệ thống giao thông để cư dân nông thôn và đô thị có thể di chuyển thuận lợi. Điều này vừa giúp tăng thu nhập cho cư dân nông thôn vừa giúp giảm áp lực người dân nông thôn đổ dồn vào thành thị.

Kết luận chương 1

Phát triển kinh tế nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới là mục tiêu phát triển và là nhiệm vụ trọng tâm của nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây và thời gian sắp tới.

Là một nước thuần nông với trên 80% dân cư sống ở vùng nông thôn, nông nghiệp Việt Nam phát triển từ lâu đời và là ngành kinh tế chủ yếu của người dân. Tuy nhiên, nền kinh tế nông nghiệp lâu đời gắn với những yếu tố bền vững, bảo thủ, những tập tục canh tác không còn phù hợp, cho năng suất kém và không hiệu quả. Để hội nhập và phát triển cùng nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương gắn quá trình phát triển nông nghiệp với công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Giúp cho nông nghiệp không còn phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên như trước nữa.Trái lại, còn khai thác triệt để đem lại lơi ích cho con người, khiến cho nền nông nghiệp nông thôn phát triển thật bền vững, đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng được nhu cầu cần thiết về lương thực, thực phẩm của xã hội. Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn với quá trình xây dựng nông thôn mới, kiến tạo một hệ thống bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai. Phát triển kinh tế nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới đảm bảo sự phát triển tương đối cao, ổn định và hiệu quả của nông nghiệp; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với đào tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; xóa đói giảm nghèo; phát triển văn hóa, y tế, thể dục thể thao, đảm bảo công bằng xã hội.

Dựa trên kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và một số huyện của các tỉnh bạn và tỉnh nhà, nơi có điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội khá tương đồng với huyện Phổ Yên để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu

làm cơ sở định hướng cho phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Phổ Yên trong thời kỳ đổi mới. Đó là những bài học về tăng cường đầu tư và tích cực chuyển giao công nghệ, đào tạo và dạy nghề cho nông dân nhằm phát huy tài nguyên con người và áp dụng khoa học - công nghệ có hiệu quả; Tích cực tìm kiếm các chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp của tỉnh và trung ương; Thực thi chính sách dồn điền, đổi thửa cho phép xử lý vấn đề đất đai manh mún; Thực hiện liên kết nông nghiệp, nông thôn với công nghiệp và đô thị nhằm thu hẹp khoảng cách giữa đô thị và nông thôn theo hướng đưa công nghiệp, kể cả công nghiệp nặng về phân tán ở nông thôn. Vận dụng được những bài học này trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Phổ Yên sẽ là điều kiện cơ bản, tiên quyết nhằm giúp cho huyện Phổ Yên thành công trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên​ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)