Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng la hiên VVMI (Trang 29 - 33)

6. Bố cục của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp doanh nghiệp

1.1.3.1. Nhân tố khách quan

- Các chính sách của nhà nước về giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp: từ khi chuyển

sang nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và khả năng của mình. Nhà nước tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh theo những ngành nghề mà doanh nghiệp đã lựa chọn và hướng các hoạt động đó theo chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Vì vậy, chỉ một thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý và chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như: việc quy định trích khấu hao, tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn bản chính sách về thuế xuất nhập khẩu... Nói chung, sự thay đổi cơ chế

và chính sách của nhà nước sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp. Song nếu doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi và thích nghi thì sẽ đứng vững trên thị trường và có điều kiện để phát triển và mở rộng kinh doanh, phát huy khả năng sáng tạo trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Thị trường: tuỳ theo loại thị trường mà doanh nghiệp tham gia sẽ có

những tác động riêng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thị trường mà doanh nghiệp tham gia là thị trường tự do cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp đã có uy tín với người tiêu dùng thì đó sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Còn đối với thị trường không ổn định thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng không ổn định do kết quả kinh doanh thất thường nên vốn không được bổ sung kịp thời.

Hiện nay ở nước ta thị trường tài chính chưa phát triển hoàn chỉnh, các chính sách công cụ nợ trung và dài hạn còn hạn chế, giá của vốn chưa thực sự biến động theo giá thị trường mà chủ yếu là giá áp đặt. Đây là điều hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện chính sách đầu tư trong trường hợp có vốn nhàn rỗi. Điều này cho thấy, để đạt được mục đích sử dụng vốn có hiệu quả là hoàn toàn không dễ dàng. Đây là yếu tố mà doanh nghiệp không có khả năng tự khắc phục song lại có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh, làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Sự ổn định của nền kinh tế: Đây là một trong những nhân tố mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Nền kinh tế ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, đảm bảo được hiệu quả sử dụng vốn kỳ vọng của doanh nghiệp. Nền kinh tế bất ổn sẽ gây ra những rủi ro không lường trước được trong kinh doanh, tạo tâm lý thiếu an toàn cho nhà đầu tư, ảnh hưởng tới mục tiêu lợi nhuận. Vì thế bên cạnh những điều kiện cần thiết

cho việc phát triển hoạt động kinh doanh, các nhà đầu tư luôn chú ý tìm kiếm môi trường đầu tư có sự ổn định vĩ mô.

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Nhân tố này ảnh hưởng

tới chi phí đầu tư, chi phí sản xuất kinh doanh và các rủi ro mang tính tự nhiên của doanh nghiệp, từ đó tác động đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp.

1.1.3.2. Nhân tố chủ quan

- Chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp: Chiến lược thể hiện

phương hướng, quy mô của một tổ chức trong dài hạn, chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và các nhà đầu tư

- Cơ cấu vốn: bố chí cơ cấu vốn càng hợp lý bao nhiêu thì hiệu quả sử

dụng vốn càng được nâng cao. Bố trí cơ cấu vốn không phù hợp làm mất cân đối giữa tài sản lưu động và tài sản cố định dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu một loại tài sản nào đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. - Việc huy động vốn cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Huy động vốn là để sử dụng vốn, do vậy nhu cầu sử dụng vốn đến đâu, doanh nghiệp huy động vốn đến đó để không xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu vốn. Việc huy động vốn hợp lý sẽ đảm bảo cho việc sử dụng vốn có hiệu quả cao hơn. Mặt khác sử dụng vốn còn chịu ảnh hưởng của tỷ lệ lãi suất huy động và thời gian huy động vốn. Lựa chọn và tìm được nguồn tài trợ thích hợp là nhân tố trực tiếp quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chi phí kinh doanh: là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn. Chí phí tăng làm giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng theo dẫn đến sức tiêu thụ giảm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, các doanh nghiệp luôn phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, quá trình tiêu thụ diễn ra nhanh hơn, tăng vòng quay của vốn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nhân tố nguồn nhân lực: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đội ngũ CBCNV có trình độ cao sẽ giúp cho hoạt động của doanh nghiệp đạt kết quả cao và ngược lại. Do đó doanh nghiệp phải nâng cao trình độ quản lý đặc biệt là đối với cán bộ quản lý tài chính về chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm để đảm bảo an toàn về tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Thương hiệu của Doanh nghiệp: Thương hiệu là kết quả của cả một quá trình doanh nghiệp phấn đấu để trở nên có tên tuổi và giữ gìn uy tín đó trên thị trường. Thương hiệu mạnh có giá trị lớn trong việc duy trì và mở rộng quan hệ làm ăn với đối tác, đồng thời cũng là một vật đảm bảo trong các quan hệ tín dụng. Thông qua đó, doanh nghiệp có các điều kiện thuận lợi để ổn định nguồn cung cấp các yếu tố sản xuất, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

- Chính sách tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không những có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm đó. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển bền vững nếu họ bám sát và thích ứng với mọi sự thay đổi của thị trường và có trách nhiệm đến cùng với sản phẩm của mình kể cả khi sản phẩm đó đang được người tiêu dùng sử dụng. Vì thế chiến lược tiêu thụ sản phẩm là một bộ phận hợp thành vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu cơ bản của sản xuất kinh doanh là: Sản xuất ra sản phẩm gì? Sản xuất như thế nào? Bán cho ai? Khi nào? Để một mặt tăng cường được thế lực của doanh nghiệp trên thị trường, mặt khác có thể giúp cho doanh nghiệp có thể vận dụng tới mức tối đa các ưu thế về trí tuệ và nguồn lực của mình, hạn chế rủi ro nhằm đảm bảo kinh doanh có lãi trong doanh nghiệp. Điều này sẽ đảm bảo cho sự lớn mạnh của doanh nghiệp. Chình vì vậy công tác chiến lược tiêu thụ sản phẩm

được xác định đúng đắn sẽ là tiền đề giúp cho doanh nghiệp có những chính sách, cách ứng xử phù hợp và nhạy bén. Nhằm giành được ưu thế so với đối thủ cạnh tranh, tăng thị phần của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng la hiên VVMI (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)