Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng la hiên VVMI (Trang 38)

6. Bố cục của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu định tính

Các yếu tố quản lý, sử dụng nguồn vồn kinh doanh như: trình độ quản lý, trình độ công nghệ, trình độ tổ chức…

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu định lượng

2.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định (1) Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng DTT trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng vốn cố

định =

Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân

các nhà phân tích biết được đầu tư một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

(2) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định Tỷ suất lợi nhuận vốn cố

định =

Lợi nhuận sau thuế Vốn cố định bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định. Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khả năng sinh lời của vốn cố định càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng tốt.

(3) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Hiệu suất sử dụng tài sản cố

định =

Doanh thu thuần Nguyên giá tài sản cố định

bình quân

Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

* Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu sản xuất

(1) Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động) Hiệu suất sử dụng vốn lưu

động =

Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân

Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng. Qua đó cho biết một đồng lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

(2) Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Vòng quay vốn lưu động

vốn lưu động. Vòng quay của vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả.

(3) Sức sinh lợi của vốn lưu động: Sức sinh lợi của vốn lưu

động =

Lợi nhuận sau thuế Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

(4) Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu

động =

Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần sử dụng bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại.

* Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu dự trữ

(1) Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt.

(2) Thời gian một vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này cho biết số ngày hàng tồn kho chuyển thành doanh thu (hàng tồn kho quay một vòng hết bao nhiêu ngày.

Thời gian một vòng

quay hàng tồn kho =

360 ngày

(3) Vòng quay các khoản thu

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.

Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần trong kỳ Số dư bình quân các khoản phải thu

Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu nhanh là tốt

(4) Kỳ thu tiền trung bình:

Kỳ thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán (1) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành:

Chỉ tiêu này đo lưòng khả năng thanh toán tạm thời nợ ngắn hạn (những khoản nợ có thòi hạn dưới 1 năm) bằng các tài sản có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn (thường dưới 1 năm). Do đó hệ số thanh toán hiện hành (H2) được xác định bởi công thức:

Hệ số thanh toán hiện hành (H1) = Tổng tài sản ngắn hạn

Tổng nợ ngắn hạn

H1 = 2 là hợp lý nhất, vì như thế doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán ngắn hạn đồng thời duy trì được khả năng kinh doanh.

H1 > 2 thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp dư thừa. H2 > 2 quá nhiều chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng, trong khi đó hiệu quả kinh doanh chưa tốt.

H1 < 2 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chưa cao. H2 < 2 quá nhiều thì doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinh doanh không đủ.

(2) Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu các chủ nợ ngắn hạn quan tâm để đánh giá tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng không phải các khoản nợ ngắn hạn nào cũng cần thanh toán ngay tại thòi điểm phân tích. Nhưng nếu có những khoản nợ đến và quá hạn thì cần xem tại sao doanh nghiệp để phát sinh những khoản nợ quá hạn nhất là khi doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán nhanh (H3) được thể hiện bằng công thức:

Hệ số thanh toán nhanh

(H2) =

Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn

H2 = 1 được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại.

H2 < 1 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. H2 > 1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

(3) Hệ số thanh toán tức thời Hệ số thanh toán tức thời =

Tiền + Các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này càng cao càng tốt. Thông thường hệ số này bằng 1 là lý tưởng nhất.

2.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (1) Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh: Phản ánh một đồng vốn kinh doanh có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng DTT trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng vốn

kinh doanh =

Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh sức kinh doanh của vốn, nghĩa là cứ mỗi đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ thì doanh nghiệp nhận được bao nhiêu đồng doanh thu(Dt). Chỉ tiêu này càng lớn có nghĩa là hiệu suất sử dụng vốn càng cao.

Ưu điểm : đơn giản , dễ sử dụng.

Nhược điểm : nếu chỉ xem xét hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh mà không đánh giá doanh thu thuần, vốn bình quân thì đôi lúc sẽ thiếu chính xác, đánh giá lệch lạc.

(2) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):

Tỷ suất lợi nhuận trên

vốn kinh doanh =

Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lợi của một đồng vốn kinh doanh. Cứ một đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ đem lại mấy đồng lợi nhuận (lãi gộp).

Chỉ tiêu này càng có lớn vì :

-So với các doanh nghiệp khác khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao

-So với các thời kỳ trước hiệu quả kinh doanh càng tăng lên.

Ưu điểm : Giống chỉ tiêu sức SX , có thể so sánh các doanh nghiệp và hiệu quả doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Nhược điểm : Vì phải so sánh nên mang tính tương đối và phụ thuộc đối tượng so sánh, thời gian so sánh.

(3) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận trên

vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế Vốn CSH bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

(4) Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí đầu tư (ROI)

Tỷ suất lợi nhuận trên

chi phí đầu tư =

Lợi nhuận sau thuế Chi phí đầu tư

ROI tạm dịch là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí bạn đầu tư. Có thể hiểu ROI một cách đơn giản chính là chỉ số đo lường tỷ lệ những gì bạn thu về so với những gì bạn phải bỏ ra.

- Ưu điểm:

+ ROI giúp nhận ra tầm quan trọng của các công cụ Marketing, đặc biệt là SEO

+ Rõ ràng, thể hiện cụ thể tác dụng của việc đầu tư + Đặc biệt tích cực trong đầu tư ngắn hạn

+ Cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan + Dễ so sánh

+ Tính toán đơn giản

- Nhược điểm:

+ Không thể hiện tầm nhìn dài hạn

+ Đôi khi việc so sánh ROI chỉ mang tính tương đối + Không thể hiện nguyên nhân tại sao ROI thấp/cao

+ Cần các công cụ (tools) phụ trợ để hiệu quả hơn (cụ thể hơn)

+ Không thể chỉ dựa vào ROI để xác định xem có nên đầu tư hay không (5) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu

Vì ROS thể hiện lợi nhuận/doanh thu, tức là chiếm bao nhiêu % so với doanh thu. Doanh thu là con số dương. Vậy nên:

lớn.

+ Khi ROS âm: Công ty đang bị lỗ.

Tuy nhiên ROS phụ thuộc vào đặc tính của từng ngành nghề, muốn đánh giá công ty thì nên đánh dựa trên mặt bằng trung bình ngành, nếu ROS > ROS trung bình ngành, công ty tốt hơn so với trung bình ngành, cũng như so sánh với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

*. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

(1) Hệ số nợ:

Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả

Tổng tài sản

Hệ số nợ là một hệ số quan trọng để quyết định đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không, hệ số này cho biết mức độ an toàn tài chính cao hay thấp , có trang trải được nợ khi doanh nghiệp phá sản hay không.

Hệ số cho biết phần trăm tổng tài sản của Công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán.

(2) Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Hệ số nợ trên

vốn chủ sở hữu =

Tổng nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu đo lường quy mô tài chính của một doanh nghiệp, cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nợ chiếm bao nhiêu phần trăm. Nợ của doanh nghiệp bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Tổng nguồn vốn của DN gồm các khoản nợ của DN và vốn chủ sở hữu - vốn cổ phần của cổ đông (gồm cổ phần thông thường, cổ phần ưu đãi, các khoản lãi phải trả và nợ ròng).

về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì DN ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Hệ số này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của DN càng lớn.

Chương 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN VVMI 3.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

3.1.1.1. Quá trình hình thành

Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI tiền thân là Nhà máy xi măng La Hiên được thành lập theo Quyết định số 925/NL-BCCB-LD ngày 31/12/1994 của Bộ Năng lượng (nay là Bộ Công thương), là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty Than Nội Địa (nay là Tổng Công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV - CTCP) thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Trong đó VVMI là chữ viết tắt của Tổng Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc.

- Ngày 18/12/2006, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 3676/QĐ-BCN về việc cổ phần hóa Nhà máy xi măng La Hiên VVMI.

- Ngày 19/09/2007, Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành Quyết định số 2228/QĐ-HĐQT về việc phê duyệt phương án và chuyển Nhà máy xi măng La Hiên VVMI thành Công ty cổ phần.

- Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI được thành lập theo giấy đăng ký kinh doanh số: 1703000349 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 01 tháng 01 năm 2008.

- Ngày 16 tháng 06 năm 2010 bàn giao dự án “Đầu tư mở rộng nâng cao công suất Nhà máy xi măng La Hiên” đi vào hoạt động với tổng mức đầu tư được quyết toán là: 626.755 triệu đồng.

- Thay đổi về người đại diện theo pháp luật được chuẩn y tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ nhất số 4600422240 do Sở Kế

hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần thay đổi lần thứ 3, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 21/05/2014.

* Chuyển đổi sở hữu thành công ty cổ phần:

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần.

- Ngày 22 tháng 04 năm 2016 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội ban hành quyết định số 252/QĐ-SGDHN về việc chấp thuận niêm yết cổ phiếu Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là CLH.

- Ngày 07/06/2016 mã chứng khoán CLH chính thức giao dịch phiên đầu tiên trên sàn HNX” [Nguồn: báo cáo thường niên năm 2018 được công bố trên Website của Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI].

3.1.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên VVMI

Căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ ba số 4600422240 do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 21/05/2014.

Ngành nghề kinh doanh của Công ty gồm: - Sản xuất xi măng, đá vôi;

- Buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; - Khai thác, chế biến đá, đất sét và các loại khoáng sản;

- Phá dỡ, chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt hệ thống điện, hoàn thiện công trình xây dựng;

- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; - Kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống; - Buôn bán máy móc, thiết bị và phụ tùng;

- Vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường bộ.

“CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM QUYẾT ĐỊNH SỰ HƯNG THỊNH CỦA CÔNG TY”

- Công ty luôn cam kết phấn đấu, tìm hiểu kỹ khách hàng để đảm bảo sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng la hiên VVMI (Trang 38)