Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng la hiên VVMI (Trang 104 - 105)

6. Bố cục của luận văn

4.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

4.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Tăng cường hoạt động đầu tư đổi mới tài sản cố định để nâng cao năng lực sản xuất , nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Cần áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sán xuất để nâng cao năng suất thiết bị, tận dụng sản xuất vào giờ thấp điểm để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để đạt được lợi nhuận một cách tối đa nhất.

- Tăng cường các biện pháp để quản lý bảo dưỡng TSCĐ: Mặc dù để Công ty thực hiện hạch toán độc lập, các quyền và trách nhiệm trong việc sử dụng tài sản cố định phải tự chịu trách nhiệm, hãy sử dụng đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người lao động có ý thức giữ gìn và giữ cho máy móc Thiết bị nghiêm ngặt và các biện pháp kỷ luật đối với những người gây thiệt hại tài sản cố định của Công ty.

- Tăng cường việc thu hồi vốn cố định: cần đổi mới theo hướng phân loại rõ các loại tài sản và áp dụng phương pháp khấu hao phù hợp, đánh giá lại giá trị TSCĐ. Không chỉ sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng mà tùy vào đặc điểm kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư… có thể lựa chọn phương pháp khấu hao lũy tiến hay khấu hao nhanh, đặc biệt đối với các tài sản nhanh bị lạc hậu về công nghệ. Việc xác định mức và tỷ lệ khấu hao của những TSCĐ do Tổng công ty đầu tư và giao cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc quản lý cần căn cứ vào thực

tế sử dụng và tình hình sản xuất kinh doanh của các đơn vị này. Tránh tình trạng Tổng công ty xác định mức chi phí khấu hao quá cao trong khi đơn vị quản lý và sử dụng trực tiếp chưa khai thác hết công suất của tài sản tạo sức ép về giá, làm giảm khả năng cạnh tranh.

- Tăng cường đổi mới TSCĐ: là yếu tố quan trọng để hạ thấp chi phí sản xuất, sửa chữa, tăng năng suất lao động. Công ty cần nhanh chóng xử lý dứt điểm các TSCĐ hư hỏng, không đem lại hiểu quả cao nhằm thu hồi vốn định, bổ sung thêm vốn cho sản xuất kinh doanh hay tái đầu tư cho TSCĐ mới.

- Bảo toàn vốn cố định: Công ty cần quản lý chặt chẽ, tránh làm mất mát TSCĐ. Gắn trách nhiệm với từng cá nhân có liên quan để nâng cao ý thức của cán bộ công nhân viên trong việc giám sát thiết bị sản xuất xi măng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng la hiên VVMI (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)