Cơ cấu Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu trong Tổng nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng la hiên VVMI (Trang 69 - 75)

Nguồn vốn của Công ty bao gồm: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Công ty luôn cần phải đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của mình, vừa đảm bảo tự chủ về mặt tài chính vừa tạo dựng được tính thanh khoản cao trong sử dụng vốn của công ty.

Từ bảng 3.4 ta thấy tổng cộng nguồn vốn năm 2017 giảm so với năm 2016 là 48.483,83 triệu đồng, năm 2018 giảm so với năm 2017 là 51.536,85 triệu đồng. Phân tích chi tiết ta thấy:

- Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, vốn chủ sở hữu đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2016, VCSH là 124.791,87 triệu đồng, chiếm 27,88% tổng vốn kinh doanh, tăng 6.632,31 triệu đồng (6,02%) so với năm 2015. Năm 2017, VCSH là 152.770,61 triệu đồng, chiếm 38,28% tổng vốn kinh doanh, tăng 27.978,74 triệu đồng (10,4%) so với năm 2016. Năm 2018, VCSH là 163.771,61 triệu đồng, chiếm 47,12% tổng vốn kinh doanh, tăng 11.001 triệu đồng (8,84%) so với năm 2017. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn 2016 -2018 của Công ty tương đối thuận lợi.

322,807.35 246,344.79 183,806.93 124,791.87 152,770.61 163,771.61 0.00 50,000.00 100,000.00 150,000.00 200,000.00 250,000.00 300,000.00 350,000.00

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Cơ cấu Nguồn vốn

- Nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm qua các năm 2016, 2017, 2018 lần lượt là: 72,12%, 61,72%, 52,88%. Nợ phải trả của công ty bao gồm nợ ngắn hạn: nợ vay ngắn hạn ngân hàng, nguồn vốn chiếm dụng tạm thời (phải trả người bán, người mua trả tiền trước, phải trả nội bộ, phải trả công nhân viên...) và nợ dài hạn, trong năm 2016, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng 16,97% trong tổng nguồn vốn, tuy nhiên nợ dài hạn đang có xu hướng giảm dần qua các năm (Năm 2017: 10,55%, Năm 2018: Tăng nhẹ lên 16,44%). Do đặc điểm của Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh nên tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng tài sản và trong điều kiện nếu nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đủ trang trải cho tài sản thì tất yếu công ty phải vay nợ ngân hàng và hầu hết là các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng vốn tự có của Công ty đã được cải thiện, khả năng tự chủ về mặt tài chính đã được nâng lên.

Sau đây, ta đi xem xét hệ số cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty trong 3 năm 2016 – 2018 để có những đánh giá rõ hơn về tính hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu cơ cấu về tài sản và nguồn vốn tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI các năm 2016 – 2018

ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng I Tổng tài sản 447.599,22 100 399.115,39 100 347.578,5 4 100 1 Tài sản ngắn hạn 41.318,29 9,23 42.490,14 10,65 46.396,90 13,35 2 Tài sản dài hạn 406.280,94 90,77 356.625,26 89,35 301.181,6 4 86,65 II Tổng nguồn vốn 447.599,22 100 399.115,39 100 347.578,5 4 100

TT Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1 Nợ phải trả 322.807,35 72,12 246.344,79 61,72 183.806,9 3 52,88 2 Vốn chủ sở hữu 124.791,87 27,88 152.770,61 38,28 163.771,6 1 47,12 III Một số chỉ tiêu A Các hệ số cơ cấu TS 1

Tỷ lệ đầu tư vào TS

ngắn hạn 9,23% 10,65% 13,35%

2

Tỷ lệ đầu tư vào TS

dài hạn 90,77% 89,35% 86,65% B Các hệ số cơ cấu nguồn vốn 1 Hệ số nợ 0,72 0,62 0,53 2 Hệ số VCSH 0,28 0,38 0,47

(Nguồn:Phòng Kế hoạch - Tài chính Côngtycácnăm2016-2018)

Theo bảng 3.5 thì ta thấy, hệ số nợ tại thời điểm cuối năm 2016 là 0,72 lần, năm 2017 là 0,62 lần và năm 2018 là 0,53 lần. Như vậy, hệ số nợ của Công ty có xu hướng giảm dần, năm 2017 giảm so với năm 2016 là 0,1 lần, năm 2018 giảm so với năm 2017 là 0,09 lần. Mặc dù ở mức cao nhưng hệ số nợ có sự giảm dần qua các năm 2016 – 2018 cũng là một điểm tích cực trong việc sử dụng vốn của Công ty. Trong khi đó hệ số vốn chủ sở hữu lại có xu hướng biến động ngược lại, tăng nhẹ dần qua các năm 2016 – 2018. Hệ số vốn chủ sở hữu năm 2016 là 0,28 lần, năm 2017 là 0,38 lần và năm 2018 là 0,47 lần. Điều này cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chín đang dần tăng lên mặc dù mức tăng rất nhẹ. Như vậy, rủi ro về mặt tài chính của Công ty đang có xu hướng giảm dần.

VVMI

Vốn kinh doanh của Công ty được hình thành từ 2 nguồn: Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả

Bảng 3.6. Tình hình sử dụng nguồn vốn tại Công ty giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị Giá trị Giá trị I Nợ phải trả 322.807,35 246.344,79 183.806,93 1 Nợ ngắn hạn 268.021,88 220.345,39 153.583,82 2 Nợ dài hạn 54.785,47 25.999,40 30.223,10 II Vốn chủ sở hữu 124.791,87 152.770,61 163.771,61 1 Vốn góp của chủ sở hữu 100.000,00 100.000,00 100.000,00 2 Thặng dư vốn cổ phần 464,48 464,48 464,48

3 Quỹ đầu tư, phát triển 24.327,39 24.327,39 32.114,64 4 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 0,00 27.978,74 31.192,50

Tổng cộng nguồn vốn 447.599,22 399.115,39 347.578,54 III Các chỉ tiêu cơ cấu nguồn vốn

1 Hệ số nợ (Lần) 0,72 0,62 0,53

2 Hệ số VCSH (Lần) 0,28 0,38 0,47

(Nguồn: Phòng Kế hoạch – TC - Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI giai đoạn 2016 – 2018)

Qua bảng 3.6 ta thấy, tổng nguồn vốn của Công ty giảm dần qua các năm từ 447.599,22 triệu đồng năm 2016 giảm xuống 399.115,39 triệu đồng năm 2017 và giảm xuống 347.578,54 triệu đồng năm 2018. Nguồn vốn của Công ty biến động như trên chủ yếu là do sự giảm xuống của các khoản nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn năm 2018 giảm xuống 114.438,06 triệu đồng.

La Hiên VVMI ta đi phân tích các chỉ tiêu cụ thể như sau:

+ Hệ số nợ: Hệ số nợ phản ánh sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của Công ty. Qua bảng số liệu trên ta thấy, hệ số nợ của Công ty các năm 2016 – 2018 là tương đối cao, điều này cho thấy Công ty phụ thuộc vào các khoản vay bên ngoài nhiều hơn. Năm 2016, hệ số nợ là 0,72 lần, năm 2017 là 0,62 lần và năm 2018 là 0,53 lần. Tuy nhiên hệ số nợ qua các năm đang có xu hướng giảm nhẹ.

+ Hệ số vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu của Công ty từ 2016 – 2018 tăng cả về mặt giá trị và tỷ trọng trên tổng nguồn vốn. Năm 2016, hệ số vốn chủ sở hữu là 0,28 lần, đến năm 2017 thì hệ số vốn chủ sở hữu là 0,38 lần và năm 2018 thì hệ số vốn chủ sở hữu là 0,47 lần. Điều này cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của Công ty có nhiều tích cực hơn.

3.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI măng La Hiên VVMI

3.3.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định là bộ phận quan trọng trong cấu trúc vốn kinh doanh của công ty. Quy mô của vốn quyết định khả năng trang bị tài sản cố định của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đặc thù là đơn vị sản xuất kinh doanh, vốn cố định chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn kinh doanh. Để phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định qua các năm ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 3.7: Kết cấu tài sản dài hạn tại Công ty các năm 2016-2018

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Các khoản phải thu dài hạn 339,61 0,08 381,35 0,11 424,61 0,14

Tài sản cố định 402.538,32 99,08 349.291,63 97,94 292.982,03 97,28

Tài sản cố định hữu hình 386.401,49 95,11 333.875,26 93,62 278.286,12 92,40

Nguyên giá 917.024,16 225,71 917.938,98 257,40 916.820,37 304,41

Giá trị hao mòn lũy kế -530.622,67 -584.063,72 -638.534,26

Tài sản cố định vô hình 16.136,83 3,97 15.416,37 4,32 14.695,91 4,88

Nguyên giá 21.458,34 5,28 21.458,34 6,02 21.458,34 7,12

Giá trị hao mòn lũy kế -5.321,51 -6.041,97 -6.762,43

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 3.403,01 0,84 3.505,24 0,98 2.042,37 0,68

Tài sản dài hạn khác 0,00 0,00 3.447,04 0,97 5.732,63 1,90

Chi phí trả trước dài hạn 0,00 0,00 3.447,04 0,97 5.732,63 1,90

Tài sản dài hạn khác 0,00 0,00 0,00

Cộng tài sản dài hạn 406.280,94 100,00 356.625,26 100,00 301.181,64 100,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng la hiên VVMI (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)