Bài học kinh nghiệm đối với Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng la hiên VVMI (Trang 35)

6. Bố cục của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVM

VVMI

Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI tiền thân là nhà máy xi măng La Hiên thành lập năm 1995 - là đơn vị sản xuất xi măng bằng công nghệ lò quay đầu tiên tại Thái Nguyên. Vị trí hiện nay của Công ty có rất nhiều thuận lợi như: gần khu cung cấp nguyên vật liệu như đá vôi, đất sét, than đốt...Như vậy, đúc kết những kinh nghiệm của các Công ty đang dẫn đầu về thị phần sản xuất, tiêu thụ xi măng trên cả nước đã mang lại cho Công ty Cổ phần xi măng La Hiên nhiều bài học về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đó là:

- Thứ nhất: Tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có (lao động, nguyên vật liệu đầu vào…) góp phần giảm thiểu chi phí, số lượng lao động sử dụng trong sản xuất là hơn 600 người

- Thứ hai: Công tác tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường: Công ty đã tổ chức tốt mạng lưới tiếp thị, phân công chi tiết các khu vực quản lý, nắm bắt tình hình thị trường cũng như khả năng thanh toán của khách hàng để có biện pháp bán hàng và thu hồi công nợ kịp thời, hàng tháng Công ty thực hiện đầy

- Thứ ba: Công tác kỹ thuật công nghệ, cơ điện và điều hành sản xuất: Công tác kiểm tra sản phẩm trong dây chuyền được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định của tiêu chuẩn cơ sở và đảm bảo số liệu có độ chính xác tin cậy cung cấp cho các bộ phận liên quan góp phần phát hiện, xử lý và có biện pháp khắc phục - phòng ngừa sản phẩm không phù hợp. Sản phẩm đầu ra với chất lượng xi măng xuất kho luôn đạt 100% theo tiêu chuẩn Việt Nam.

Quy hoạch tốt công tác tiếp nhận nguyên nhiên vật liệu, cải tiến công tác kiểm tra, kiểm soát điều chỉnh phối liệu hợp lý, nâng cao được chất lượng clinker sản xuất, thay thế phụ gia có giá thấp trong xi măng để hạ giá thành sản phẩm và đã đạt được hiệu quả kinh tế cao.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi sau:

- Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI trong những năm gần đây như thế nào?

- Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI?

- Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Việc điều tra và thu thập số liệu được tiến hành theo phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp về tình hình sử dụng vốn của Công ty thông qua: Số liệu trên báo cáo thường niên, báo cáo quản trị công ty của Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên (2016-2018), Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1, Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn ; Báo cáo tài chính được công khai trên Website của các công ty: Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên VVMI, Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1, Công ty Xi măng Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn; chứng từ sổ sách, các báo cáo tổng hợp từ các phòng: Kế toán, kinh doanh, Kế hoạch, Kỹ thuật, Cơ điện, Tổ chức nhân sự của Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên VVMI.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Sau khi thu thập, số liệu nghiên cứu được tổng hợp và trình bày trên bảng số liệu thống kê

Các chỉ tiêu nghiên cứu và số liệu về các chỉ tiêu được trình bày và sắp xếp vào bảng thống kê theo hệ thống hai chiều trên các hàng và cột phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài để có thể sử dụng các phương pháp phân

tích nhằm nêu lên bản chất của vấn đề nghiên cứu.

2.2.3. Các phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra được quy luật, bản chất của hiện tượng. So sánh số liệu qua các năm để thấy được những nguyên nhân, những tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty đang nghiên cứu. Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế và hướng đi phù hợp cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm xi măng trong tương lai.

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ so sánh (gốc so sánh).

2.2.3.2. Phương pháp cân đối

Phương pháp cân đối dựa trên cơ sở là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinh doanh. Ví dụ như giữa tài sản với nguồn vốn hình thành, giữa các khoản phải thu với khoản phải trả.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu định tính

Các yếu tố quản lý, sử dụng nguồn vồn kinh doanh như: trình độ quản lý, trình độ công nghệ, trình độ tổ chức…

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu định lượng

2.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định (1) Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng DTT trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng vốn cố

định =

Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân

các nhà phân tích biết được đầu tư một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

(2) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định Tỷ suất lợi nhuận vốn cố

định =

Lợi nhuận sau thuế Vốn cố định bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn cố định. Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn cố định bỏ vào sản xuất đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khả năng sinh lời của vốn cố định càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng tốt.

(3) Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Hiệu suất sử dụng tài sản cố

định =

Doanh thu thuần Nguyên giá tài sản cố định

bình quân

Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

2.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

* Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu sản xuất

(1) Hiệu suất sử dụng vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động) Hiệu suất sử dụng vốn lưu

động =

Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân

Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng. Qua đó cho biết một đồng lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

(2) Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Kỳ luân chuyển vốn lưu động = Số ngày trong kỳ (360 ngày) Vòng quay vốn lưu động

vốn lưu động. Vòng quay của vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn và chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả.

(3) Sức sinh lợi của vốn lưu động: Sức sinh lợi của vốn lưu

động =

Lợi nhuận sau thuế Vốn lưu động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

(4) Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu

động =

Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần sử dụng bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số này càng thấp thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao và ngược lại.

* Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu dự trữ

(1) Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân

Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt.

(2) Thời gian một vòng quay hàng tồn kho: Chỉ tiêu này cho biết số ngày hàng tồn kho chuyển thành doanh thu (hàng tồn kho quay một vòng hết bao nhiêu ngày.

Thời gian một vòng

quay hàng tồn kho =

360 ngày

(3) Vòng quay các khoản thu

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.

Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần trong kỳ Số dư bình quân các khoản phải thu

Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản thu nhanh là tốt

(4) Kỳ thu tiền trung bình:

Kỳ thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán (1) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành:

Chỉ tiêu này đo lưòng khả năng thanh toán tạm thời nợ ngắn hạn (những khoản nợ có thòi hạn dưới 1 năm) bằng các tài sản có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn (thường dưới 1 năm). Do đó hệ số thanh toán hiện hành (H2) được xác định bởi công thức:

Hệ số thanh toán hiện hành (H1) = Tổng tài sản ngắn hạn

Tổng nợ ngắn hạn

H1 = 2 là hợp lý nhất, vì như thế doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán ngắn hạn đồng thời duy trì được khả năng kinh doanh.

H1 > 2 thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp dư thừa. H2 > 2 quá nhiều chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng, trong khi đó hiệu quả kinh doanh chưa tốt.

H1 < 2 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chưa cao. H2 < 2 quá nhiều thì doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinh doanh không đủ.

(2) Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu các chủ nợ ngắn hạn quan tâm để đánh giá tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng không phải các khoản nợ ngắn hạn nào cũng cần thanh toán ngay tại thòi điểm phân tích. Nhưng nếu có những khoản nợ đến và quá hạn thì cần xem tại sao doanh nghiệp để phát sinh những khoản nợ quá hạn nhất là khi doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán nhanh (H3) được thể hiện bằng công thức:

Hệ số thanh toán nhanh

(H2) =

Tổng tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn

H2 = 1 được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì được khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại.

H2 < 1 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. H2 > 1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn

(3) Hệ số thanh toán tức thời Hệ số thanh toán tức thời =

Tiền + Các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này càng cao càng tốt. Thông thường hệ số này bằng 1 là lý tưởng nhất.

2.3.2.3. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (1) Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh: Phản ánh một đồng vốn kinh doanh có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng DTT trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng vốn

kinh doanh =

Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh sức kinh doanh của vốn, nghĩa là cứ mỗi đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ thì doanh nghiệp nhận được bao nhiêu đồng doanh thu(Dt). Chỉ tiêu này càng lớn có nghĩa là hiệu suất sử dụng vốn càng cao.

Ưu điểm : đơn giản , dễ sử dụng.

Nhược điểm : nếu chỉ xem xét hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh mà không đánh giá doanh thu thuần, vốn bình quân thì đôi lúc sẽ thiếu chính xác, đánh giá lệch lạc.

(2) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):

Tỷ suất lợi nhuận trên

vốn kinh doanh =

Lợi nhuận sau thuế Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lợi của một đồng vốn kinh doanh. Cứ một đồng vốn kinh doanh sử dụng trong kỳ đem lại mấy đồng lợi nhuận (lãi gộp).

Chỉ tiêu này càng có lớn vì :

-So với các doanh nghiệp khác khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao

-So với các thời kỳ trước hiệu quả kinh doanh càng tăng lên.

Ưu điểm : Giống chỉ tiêu sức SX , có thể so sánh các doanh nghiệp và hiệu quả doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

Nhược điểm : Vì phải so sánh nên mang tính tương đối và phụ thuộc đối tượng so sánh, thời gian so sánh.

(3) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận trên

vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế Vốn CSH bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, hiệu quả sử dụng vốn càng cao.

(4) Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí đầu tư (ROI)

Tỷ suất lợi nhuận trên

chi phí đầu tư =

Lợi nhuận sau thuế Chi phí đầu tư

ROI tạm dịch là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí bạn đầu tư. Có thể hiểu ROI một cách đơn giản chính là chỉ số đo lường tỷ lệ những gì bạn thu về so với những gì bạn phải bỏ ra.

- Ưu điểm:

+ ROI giúp nhận ra tầm quan trọng của các công cụ Marketing, đặc biệt là SEO

+ Rõ ràng, thể hiện cụ thể tác dụng của việc đầu tư + Đặc biệt tích cực trong đầu tư ngắn hạn

+ Cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan + Dễ so sánh

+ Tính toán đơn giản

- Nhược điểm:

+ Không thể hiện tầm nhìn dài hạn

+ Đôi khi việc so sánh ROI chỉ mang tính tương đối + Không thể hiện nguyên nhân tại sao ROI thấp/cao

+ Cần các công cụ (tools) phụ trợ để hiệu quả hơn (cụ thể hơn)

+ Không thể chỉ dựa vào ROI để xác định xem có nên đầu tư hay không (5) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận trên

doanh thu =

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu

Vì ROS thể hiện lợi nhuận/doanh thu, tức là chiếm bao nhiêu % so với doanh thu. Doanh thu là con số dương. Vậy nên:

lớn.

+ Khi ROS âm: Công ty đang bị lỗ.

Tuy nhiên ROS phụ thuộc vào đặc tính của từng ngành nghề, muốn đánh giá công ty thì nên đánh dựa trên mặt bằng trung bình ngành, nếu ROS > ROS trung bình ngành, công ty tốt hơn so với trung bình ngành, cũng như so sánh với giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

*. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

(1) Hệ số nợ:

Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả

Tổng tài sản

Hệ số nợ là một hệ số quan trọng để quyết định đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không, hệ số này cho biết mức độ an toàn tài chính cao hay thấp , có trang trải được nợ khi doanh nghiệp phá sản hay không.

Hệ số cho biết phần trăm tổng tài sản của Công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán.

(2) Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Hệ số nợ trên

vốn chủ sở hữu =

Tổng nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng la hiên VVMI (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)