Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng la hiên VVMI (Trang 37 - 38)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Việc điều tra và thu thập số liệu được tiến hành theo phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp về tình hình sử dụng vốn của Công ty thông qua: Số liệu trên báo cáo thường niên, báo cáo quản trị công ty của Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên (2016-2018), Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1, Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn ; Báo cáo tài chính được công khai trên Website của các công ty: Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên VVMI, Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1, Công ty Xi măng Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn; chứng từ sổ sách, các báo cáo tổng hợp từ các phòng: Kế toán, kinh doanh, Kế hoạch, Kỹ thuật, Cơ điện, Tổ chức nhân sự của Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên VVMI.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Sau khi thu thập, số liệu nghiên cứu được tổng hợp và trình bày trên bảng số liệu thống kê

Các chỉ tiêu nghiên cứu và số liệu về các chỉ tiêu được trình bày và sắp xếp vào bảng thống kê theo hệ thống hai chiều trên các hàng và cột phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài để có thể sử dụng các phương pháp phân

tích nhằm nêu lên bản chất của vấn đề nghiên cứu.

2.2.3. Các phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu. Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra được quy luật, bản chất của hiện tượng. So sánh số liệu qua các năm để thấy được những nguyên nhân, những tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty đang nghiên cứu. Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế và hướng đi phù hợp cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh sản phẩm xi măng trong tương lai.

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ so sánh (gốc so sánh).

2.2.3.2. Phương pháp cân đối

Phương pháp cân đối dựa trên cơ sở là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố với quá trình kinh doanh. Ví dụ như giữa tài sản với nguồn vốn hình thành, giữa các khoản phải thu với khoản phải trả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng la hiên VVMI (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)