Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng la hiên VVMI (Trang 27 - 29)

6. Bố cục của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Hiệu quả là khả năng tạo ra kết quả mong muốn. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh, trình độ quản lý của doanh nghiệp để thực hiện được cao nhất các mục tiêu kinh tế - xã hội với mức chi phí thấp nhất.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi tối đa với chi phí thấp nhất. [Tr.50, 17].

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đứng trên góc độ kinh tế là tối đa hóa lợi nhuận. Nếu xét trên gốc độ tài chính doanh nghiệp thì ngoài mục tiêu lợi nhuận việc sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả còn phải đảm bảo an toàn, lành mạnh về mặt tài chính.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng tài sản, cơ cấu vốn, vòng quay hàng tồn kho…

1.1.2.2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

nghiệp:

- Nâng cao uy tín của mình trên thị trường, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên. Khi doanh nghiệp làm ăn có lãi thì tác động tích cực không chỉ đóng góp đầy đủ vào Ngân sách Nhà nước mà còn cải thiện công ăn việc làm cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân tự khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo an toàn tài chính cho Doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả giúp Doanh nghiệp có uy tín huy động vốn tài trợ dễ dàng. Khả năng thanh toán cao thì doanh nghiệp mới hạn chế những rủi ro và mới phát triển được.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường, cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, doanh nghiệp mở rộng quy mô, đầu tư vào công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, đào tạo đội ngũ cán bộ chất lượng tay nghề cao… thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tăng.

Vì vậy, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà nó còn tác động tới cả nền kinh tế xã hội.

1.1.2.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở số lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kỳ và mức sinh lời của một đồng vốn kinh doanh. Do đó, để đánh giá đầy đủ về hiệu quả sử dụng vốn phải đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ở từng khâu, từng chỉ tiêu để phân tích, đánh giá mức sinh lời của đồng vốn kinh doanh. Chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp cụ thể:

(1) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định bao gồm: hiệu suất sử dụng vốn cố định, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định, hiệu suất sử dụng tài

sản cố định, hệ số hao mòn tài sản cố định.

(2) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động gồm:

- Số vòng quay vốn lưu động, kỳ luân chuyển vốn lưu động, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động, mức tiết kiệm vốn lưu động, tỉ suất lợi nhuận vốn lưu động, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho, số ngày một vòng quay hàng tồn kho.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán gồm: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời, hệ số khả năng thanh toán nợ tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn.

(3) Nhóm chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh gồm: Vòng quay toàn bộ vốn, tỉ suất sinh lời của tài sản (ROA), tỉ suất sinh lời vốn kinh doanh (ROI), tỉ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE), tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS), nhóm chỉ tiêu phản ánh tỉ lệ nợ trong tổng nguồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xi măng la hiên VVMI (Trang 27 - 29)