Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1,00 – 1,80 1,81 – 2,60 2,61 – 3,40 3,41 – 4,20 4,21 – 5,00
2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin
Dựa trên cơ sở các thông thông tin thứ cấp và sơ cấp đã thu thập được, tổng hợp các thông tin đưa vào các bảng biểu, sử dụng một số công cụ máy tính như Microsoft Excel 2019 và một số chương trình ứng dụng SPSS-25 để tính toán phục vụ cho quá trình phân tích.
Phân tổ là phương pháp chủ yếu để tổng hợp các thông tin riêng biệt của cá nhân, du khách, các hộ dân làm DLCĐ thành thông tin phản ánh cho từng nhóm đối tượng tùy theo tiêu thức phân tổ, cũng như cho toàn bộ tổng thể chung.
Bảng thống kê, biểu đồ/đồ thị là hai phương pháp cơ bản để trình bày kết quả tổng hợp;
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin.
Đề tài áp dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích như: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tổ thống kê.
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả.
Là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Theo đề tài này thống kê mô tả sẽ thu thập số liệu trình bày, tính toán, mô tả một cách trân thực về quá trình đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau đến hiệu quả từ việc đầu tư đem lại qua các sổ sách, báo cáo của doanh nghiệp như: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, kết quả điều tra khảo sát về môi trường đầu tư của doanh nghiệp, tỷ lệ phân chia lợi ích giữa các bên liên kết, thu nhập của các đơn vị hưởng lợi và các yếu tố tác động đến môi trường, tạo công ăn việc làm
cho người lao động và các vấn đề an sinh xã hội khác như giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí cho người dân tộc thiểu số.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ hiệu quả hay không hiệu quả cả về các yếu tố định tính và định lượng để đưa ra các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả đầu tư. Hoặc có thể so sánh chỉ tiêu kế hoạch đặt ra với kỳ gốc, kết quả thực hiện trong kỳ nghiên cứu với chỉ tiêu kế hoạch dựa trên các chỉ tiêu nghiên cứu. Ngoài so sánh theo thời gian, còn có thể so sánh theo không gian như: giữa các địa điểm đầu tư dự án khác nhau.
2.2.3.4. Phương pháp phân tổ thống kê:
Tác giả sẽ sử dụng phân tổ thống kê trong khảo sát để phân tổ các đối tượng khảo sát theo giới tính, độ tuổi, trình độ, vị trí công tác và quốc tịch. Cụ thể:
+ Đối với độ tuổi: Phân làm 3 mức độ: Dưới 30; Từ 30 đến 45; Trên 45 tuổi. + Đối với giới tính: Phân theo giới tính Nam và Nữ.
+ Đối với trình độ: (áp dụng cho các mẫu 1,2,3,4,5) phân theo 3 mức: Trung cấp trở xuống; Cao đẳng và đại học; Sau đại học.
+ Đối với Quốc tịch (chỉ áp dụng đối tượng khảo sát 6): Phân theo 2 đối tượng quốc tịch: Việt Nam và Quốc tịch khác (du khách quốc tế).
+ Đối với vị trí công tác: Phân thành Cán bộ quản lý và Nhân viên;
- Dựa vào kết quả tổng hợp, và kết quả của từng nhóm tổ để so sánh đánh giá được kết quả tối ưu nhất, bởi mỗi nhóm có trình độ, độ tuổi, quốc gia khác nhau sẽ có nhận thức khác nhau, giới tính Nữ sẽ khắt khe hơn trong trả lời câu hỏi đánh giá so với giới tính Nam.
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh môi trường ĐTPT DLCĐ tại tỉnh Lào Cai.
- Phân tích môi trường đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Lào Cai bằng việc thu thập những thông tin về điều kiện tự nhiên, văn hoá xã hội, những chính sách hỗ trợ của nhà nước và lượng khách du lịch đến với Lào Cai trong những năm qua từ các báo cáo đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch của ngành du lịch tỉnh Lào Cai. Cụ thể như sau:
+ Điều kiện tự nhiên: Phân tích về diện tích (km2), điều kiện giao thông vận tải, khí hậu (oC) và các danh lam thắng cảnh, địa điểm nổi tiếng để đưa ra những nhận định về sự phù hợp với điều kiện hấp dẫn khách du lịch.
+ Điều kiện văn hóa xã hội: Phân tích những nét độc đáo về văn hoá bản sắc dân tộc như: dân số (người), số tộc người (dân tộc), các bản sắc văn hoá truyền thống để nêu ra những được những nét độc đáo tạo sự hiếu kỳ, thích khám phá cho du khách. + Điều kiện về pháp lý, chính trị: Thu thập những văn bản pháp lý và những chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch của các cấp chính quyền.
+ Môi trường chính trị: Phân tích các yếu tố chính trị như tính ổn định, cơ chế mở cửa của nhà nước tạo điều kiện cho xuất nhập cảnh vào Việt Nam.
+ Quy mô thị trường: Đánh giá theo số lượng khách du lịch hàng năm đến với Lào Cai (lượt khách), số ngày lưu trú bình quân (ngày) và mức chi tiêu bình quân của du khách (1000 đồng) thông qua số liệu các báo cáo tình hình hoạt động du lịch của sở VHTT&DL tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019.
+ Áp lực cạnh tranh của Sapa O’Chau trong ĐTPT DLCĐ tại Lào Cai: Áp dụng mô hình 5 áp lực cảnh tranh của Michael Porter (1980) để đánh giá áp lực cảnh tranh của doanh nghiệp.
Sơ đồ 2.1: Mô hình 5 lực lượng
(Nguồn: Michael E. Porter (1980)
+ Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để phỏng vấn lấy ý kiến đánh giá của các Các đối thủ cạnh tranh trong
ngành: Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại Khách hàng: quyền thương lượng của người mua Nhà cung ứng: quyền thương lượng của nhà cung ứng
Các đối thủ tiềm năng: nguy cơ của người mới nhập cuộc
Sản phẩm thay thế: nguy cơ của sản phẩm và dịch vụ thay thế
đối tượng khảo sát về môi trường đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại Lào Cai.
* Ý nghĩa của việc phân tích chỉ tiêu này: Để đánh giá được những thuận lợi khó khăn và dự đoán được quy mô thị trường và tính khả thi khi ra quyết định đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Lào Cai.
2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư phát triển DLCĐ của Sapa O’chau
- Nguồn lực đầu tư:
+ Nguồn lực tài chính: Là tổng số vốn đầu tư (triệu đồng) phát triển du lịch cộng đồng căn cứ vào các sổ kế toán chi tiết đầu tư trong các năm từ 2017-2019, bao gồm nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay và các nguồn vốn huy động khác đã tham gia vào quá trình đầu tư các dự án.
+ Nguồn nhân lực: Là số lao động (người), số ngày công (công) tham gia trực tiếp vào quá trình đầu tư các dự án được tính trên cơ sở phân tích cáo báo cáo về phân công nhiệm vụ và bảng công, bảng lương trong các năm 2017-2019.
+ Nguồn lực đầu tư khác: Thống kê những nguồn lực khác như nguồn tài sản sẵn có của các hộ dân, nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương đưa vào các dự án đầu tư phát triển DLCĐ của Sapa O’Chau.
- Quản lý thực hiện các dự án tự đầu tư:
+ Căn cứ vào thực trạng quy trình thực hiện đầu tư của Sapa O’Chau từ khâu khảo sát thiết kế, lập báo cáo kỹ thuật đến khâu giám sát quá trình triển khai dự án và thanh quyết toán, bàn giao đưa vào sử dụng để phân tích, so sánh với cơ sở lý luận và thực tiện để đưa ra những đánh giá về những ưu điểm và hạn chế trong quản lý đầu tư.
* Ý nghĩa của chỉ tiêu này để phản ánh được mức độ ĐTPT DLCĐ của Sapa O’Chau là bao nhiêu, bằng các nguồn lực nào và quá trình quản lý các nguồn lực đầu tư đã bỏ ra để tạo ra những sản phẩm đầu tư.
2.4.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả ĐTPT DLCĐ của Sapa O’chau.
- Kết quả đầu tư:
+ Thống kê số lượng dự án đầu tư đã hoàn thành trong giai đoạn nghiên cứu (dự án); giá trị của mỗi dự án đã đầu tư (triệu đồng), Số lượng tài sản huy động được: Căn cứ vào sổ sách kế toán chi tiết và tổng hợp để thống kê và so sánh giữa các năm giai đoạn 2017-2019.
+ Mức độ thu hút khách hàng sau khi đầu tư các dự án PT DLCĐ thông qua các kênh quảng bá nào (kênh): Bằng việc thống kê số lượng du khách sử dụng các sản phẩm dịch vụ đầu tư của Sapa O’Chau theo từng kênh quảng bá thông tin.
+ Kết quả về chất lượng các dự án đầu tư: khảo sát đánh giá chất lượng sản phẩm đầu tư thông qua sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch dụ đã đầu tư của Sapa O’Chau bằng thang đo Likert 5 mức độ để có những đánh giá khách quan về chất lượng các sản phẩm đầu tư trong giai đoạn 2017-2019.
- Hiệu quả đầu tư:
+ Hiệu quả về mặt tài chính:
Doanh Thu: (triệu đồng) Doanh thu bán hàng hoá dịch vụ của Sapa O’Chau theo báo cáo kinh doanh.
Lợi nhuận:(triệu đồng) = Doanh thu - giá vốn hàng bán - chi phí hoạt động -
lãi vay – thuế.
Chi phí (tỷ đồng): Chi phí cho hoạt động kinh doanh của công ty
Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản – ROA (Return On Asset): Là tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức tính tỷ số này như sau:
Tỷ suất sinh lời của tổng tài sản - ROA =
Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất sinh lời của doanh thu – ROS: (Return On Sales), là tỷ số lợi nhuận
trên doanh thu. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng doanh thu thu được
trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức tính tỷ số này như sau:
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Tỷ suất sinh lời của doanh thu - ROS
=
Doanh thu
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu - ROE: (Return On Equity): là tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ một đồng vốn chủ sở hữu được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức tính tỷ số này như sau:
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở
hữu – ROE =
Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu
Thời gian thu hồi vốn: Căn cứ vào các số liệu đã thu thập được ở các chỉ tiêu trên để tính thời gian thu hồi vốn của các dự án để phân tích dự án có khả năng thu hồi vốn hay không. Tính thời gian thu hồi vốn sử dụng công thức tính:
Thời gian hoàn vốn =
Số vốn ĐT ban đầu Thu nhập ròng 1 năm.
Giá trị hiện tại thuần NPV: Là giá trị tại thời điểm hiện nay của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại.
Trong công thức trên:
n là tổng thời gian thực hiện dự án t là thời gian tính dòng tiền
r là tỷ lệ chiết khấu
C0 là chi phí ban đầu để thực hiện dự án Ct là dòng tiền thuần tại thời gian t
Suất thu lợi nội tại: IRR là viết tắt của Internal Rate of Return – tỷ suất sinh lời nội bộ. Đây là một chỉ số được sử dụng trong phân tích tài chính để ước tính khả năng
sinh lời của các khoản đầu tư tiềm năng. Chỉ số IRR là tỷ lệ chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng (NPV) của tất cả các dòng tiền bằng 0 trong phân tích dòng tiền chiết khấu.
Trong công thức trên:
Co: Tổng chi phí đầu tư ban đầu (năm 0)
Ct: Dòng tiền thuần tại thời điểm t (thường tính theo năm) IRR: Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
t: Thời gian thực hiện dự án NPV: Giá trị hiện tại ròng + Hiệu quả về đem lại lợi ích cho xã hội.
Căn cứ vào những số liệu thu thập được từ việc nghiên cứu, tác giả nêu ra những kết quả đã đạt được trong quá trình đầu tư phát triển.
+ Mức chi tiêu cho xã hội (triệu đồng) + Số việc làm tạo ra cho cộng đồng (người).
+ Thu nhập của các hộ dân hợp tác đầu tư PT DLCĐ. (triệu đồng/năm)
+ Lợi ích xã hội khác: Bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên…được đánh giá bằng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá mực độ đồng ý.
* Ý nghĩa của chỉ tiêu này nhằm phân tích đánh giá về tốc độ đầu tư, số lượng, chất lượng các sản phẩm dịch vụ đầu tư và những hiệu quả thu được sau khi đầu tư để có những giải pháp cho những năm tiếp theo.
2.4.4. Chi tiêu các nhân tố ảnh hưởng đến ĐT PTDLCĐ của Sapa O’Chau.
- Các yêu tố bên ngoài:
+ Chính sách pháp luật.
+ Các nguồn vốn và quỹ hỗ trợ. + Môi trường văn hóa, xã hội. + Hỗ trợ chuyên môn.
+ Chủ doanh nghiệp (Kỹ năng quản lý, tầm nhìn) + Nguồn nhân lực.
+ Ý tưởng kinh doanh. + Yếu tố Sản phẩm.
+ Quản lý tài chính và quản lý rủi ro. + Quan hệ đối tác, mạng lưới quan hệ. + Kế hoạch, mô hình kinh doanh.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA SAPA O’CHAU TRAVEL SOCIAL ENTERPRISE
3.1. Thực trạng về môi trường đầu tư phát triển DLCĐ tại tỉnh Lào cai
3.1.1. Điều kiện từ nhiên
Lào Cai có tổng diện tích (2018) là: 6.384km2 bao gồm 1 thành phố và 8 huyện thị. Hệ thống giao thông kết nối Lào Cai với các tỉnh, thành trong và ngoài nước rất thuận tiện với hệ thống đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường cao tốc và trong tương lai là đường hàng không. Tuy nằm ở miền Bắc Việt Nam, lẽ ra phải mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày như là có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C - 15 °C vào ban đêm và 20 °C - 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có lúc xuống dưới 0 °C và có mưa tuyết. Lào cai có nhiều danh thắng nguyên sơ, hùng vỹ, phù hợp cho việc tổ chức nhiều hoạt động du lịch đặc biệt là các hoạt động du lịch khám phá và chinh phục. Đỉnh Fansipan cao 3.143m so với mực nước biển nằm trong vườn quốc gia Hoàng Liên được coi là nóc nhà của Đông Dương; đèo Ô Quý Hồ - được coi là đèo dài và cao nhất Việt Nam, đỉnh Nhìu Cù San và núi Ngũ Chỉ Sơn – là dãy núi đồ sộ có thể quan sát được từ Trung Quốc; Vườn quốc gia Hoàng Liên - một trong 4 vườn di sản ASEAN đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận, là một bảo tàng thiên nhiên với thảm động thực vật phong phú trong đó có nhiều loại đặc hữu và nằm trong sách đỏ thế giới; ruộng bậc thang ở Sa Pa. Ngoài ra, các địa danh của Lào Cai như Bắc Hà, Mường Khương, Ý Tý, Thác Bạc, Cầu Mây,