Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của sapa ochau travel social enterprise (Trang 102 - 107)

5. Bố cục của luận văn

4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của

của Sapa O’Chau Travel Social Enterprise

4.2.1. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư.

Trong thực hiện đầu tư các dự án, để đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án thi các nguồn lực đầu tư phải đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cho từng dự án, trong khi Sapa O’Chau là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn điều lệ thấp, trình độ quản lý còn non trẻ, lao động chủ yếu là người dân tộc thiểu số thật thà chất phát, còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Để hoàn thành mục tiêu đề ra thì doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể để huy động và đáp ứng các nguồn lực đầu tư chính:

- Nguồn lực tài chính:

Vốn là khâu then chốt quyết định sự thành công của dự án, cần phải xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cụ thể cho từng dự án. Ngoài nguồn vốn có sẵn và vốn vay của ngân hàng thương mại cần phải huy động và tận dung triệt để các nguồn lực tài chính khác nhưng đảm bảo chi phí sử dụng vốn thấp ở mức giới hạn cho phép.

Thường xuyên kiến nghị đề xuất với chính quyền địa phương để được tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp xã hội và các hộ dân khởi nghiệp làm kinh tế.

Dựa vào những thành tựu đã đạt được tiếp tục phối kết hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể kêu gọi tài trợ của các cá nhân và các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước để huy động vốn.

Huy động nguồn vốn nhàn dỗi hoặc nguồn tài sản thế chấp từ các đối tác và các hộ dân thông qua các hợp đồng nguyên tắc đầu tư.

Phát huy vai trò của DNXH kêu gọi hợp tác, liên kết đầu tư với các tổ chức kinh tế hoặc cá nhận trong và người nước. Kêu gọi tài trợ.

Huy động các nguồn vốn đầu tư từ nội bộ Sapa O’Chau. Có thể chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần để thu hút nguồn vốn góp từ các thành viên trong và ngoài doanh nghiệp thông qua hình thức phát hành cổ phiếu.

Cần củng cố lại bộ máy tổ chức hoạt động, hiện tại về quy mô nhân sự thì tương đối đảm bảo về số lượng, tuy nhiên đa phần là nhân sự trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lập dự án và quản lý dự án đầu tư. Do vậy cần phải tuyển dũng thêm những cán bộ có kinh nghiệm trong thực hiện đầu tư ở từng khâu, từng giai đoạn theo trình tự của dự án phù hợp với chức năng nhiện vụ và vị trí công tác cụ thể.

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ công nhân viên theo đúng trình độ chuyên môn được đào tạo. Xây dựng hệ thống quản lý dựa trên năng lực và trình độ của cán bộ, nhất là những cán bộ ở các vị trí chủ chốt phải là người có năng lực thực sự, không ngừng phấn đấu vươn lên trong công tác tại đơn vị, tránh tình trạng bổ nhiệm cán bộ dựa trên mối quan hệ thân thiết hoặc các ràng buộc xã hội khác.

Xây dựng quy chế trả tiền công, tiền lương phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, trình độ, kinh nghiệm, năng lực và mức cống hiến của từng cán bộ nhận viên để tránh tình trạng trả lương cào bằng theo từng cấp độ quản lý như hiện nay dẫn đến không khai thác hết năng lực của người lao động. Có những chế độ đãi ngộ rõ ràng để tạo cạnh tranh phát huy năng lực cán bộ.

Thiết lập hệ thống nội quy, quy chế hoạt động rõ ràng ở từng khâu, từng bộ phận, vị trí và thực hiện nghiêm chỉnh nội quy quy chế đã đề ra để giữ vững kỷ cương, lề lối, tác phong làm việc của cán bộ nhân viên và đảm bảo tính chuyện nghiệp, hiệu quả.

Thường xuyên đào tạo, tập huấn cho cán bộ, nhân viên nhằm nâng cao trình độ lao động, quản lý, cập nhật và tiếp thu khoa học công nghệ mới cũng như quy định mới về pháp luật, chế độ chính sách mới của Nhà nước.

Quan tâm chú trọng đến chất lượng nhân lực địa phương qua đào tạo nâng cao kỹ năng, kiến thức cho người dân tại vùng du lịch; đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên địa phương, đội ngũ hướng dẫn phục vụ các nhóm nghiên cứu chuyên sâu; chú trọng trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng dạy nâng cao tại cơ sở về du lịch, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm

Tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có tại địa phương để tiết kiệm chi phí đầu tư như nguồn nguyên vật liệu, mặt bằng, nhân công, những tài sản, vật dụng sẵn có từ các hộ gia đình.

4.2.2. Lựa chọn và quyết định đầu tư các dự án tối ưu.

Để đạt được hiệu quả trong đầu tư thì việc chọn đối tượng đầu tư phù hợp là rất quan trọng do vậy trước khi ra quyết định chủ trương đầu tư cần phải có những giải pháp cụ thể:

Thứ nhất, cần khảo sát và có những phân tích đánh giá một cách khoa học, khách quan, trung thực về tiềm năng, lợi ích kinh tế của dự án sẽ đem lại và khả năng thu hồi vốn.

Thứ hai, cần tuân thủ đúng các bước đầu tư theo đúng trình tự quy định của pháp luật về đầu tư hiện hành để phân tích được những thuận lơi, khó khăn trong quá trình thực hiện đầu tư như những thủ tục pháp lý cần thiết, những chế độ chính sách, ưu đãi được hưởng, tổng mức đầu tư.

Thứ ba, cần tham khảo và có ý kiến đánh giá của các chuyên gia đầu ngành về phát triển kinh tế, du lịch để xây dựng những phương án đầu tư phù hợp để trả lời cho việc nên hoặc không nên đầu tư, đầu tư với tổng mức đầu tư là bao nhiêu, thời gian thu hồi vốn là bao lâu, quy mô đầu tư thế nào, quản lý và khai thác dự án ra sao…

Thứ tư, quy mô dự án phải phù hợp với nhu cầu thực tế tại các vị trí đầu tư để tránh những tồn tại đã xảy ra ở một số dự án, khi nhu cầu trước mắt chưa cao nhưng quy mô đầu tư lại lớn dẫn đến tổng mức đầu tư cao, kéo dài thời gian thu hồi vốn làm giảm hiệu quả đầu tư.

Thứ năm, nguồn lực đầu tư phải đảm bảo yêu cầu để thực hiện dự án.

4.2.3. Đa dạng hóa các dự án đầu tư.

Các sản phẩm đầu tư luôn đặt ra mục tiêu đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút được thị hiếu của khách hàng do vậy để làm được điều đó cần da dạng hóa trong đầu tư. Không chỉ đầu tư các cơ sở lưu trú mà phải đầu tư đồng bộ các yếu tố cộng đồng cụ thể như:

- Xây thêm các tuyến đi bộ, lội suối, đạp xe leo núi, các chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, cắm trại và hòa mình cùng thiên nhiên, cùng

tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp như làm ruộng, trồng hoặc thu hoạch hoa màu ngô, khoai, sắn, lạc, đỗ, hái lá thuốc trên rừng.

- Xây dựng kế hoạch triển khai mô hình thí điểm sản phẩm du lịch mới như: Du lịch cộng đồng gắn với: du lịch nông nghiệp, du lịch tâm linh, du thể thao mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng.

- Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng; Mua sắm các thiết bị tiết kiệm năng lượng nhằm phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững (bình nước nóng lạnh sử dụng năng lượng mặt trời, bóng đèn tiết kiệm năng lượng, hầm biogas); Mua sắm vật dụng trang bị cho hộ dân kinh doanh lưu trú tại gia; mua sắm trang thiết bị trưng bày tại nhà du lịch cộng đồng.

- Tích cực đi tham quan học hỏi các mô hình du lịch cộng đồng trong và ngoài nước để rút ra được những bài học kinh nghiệm để thiết kế mô hình tổng thể của dự án đảm bảo phù hợp với Lào Cai.

- Thiết kế và đầu tư xây dựng dự án phải đồng bộ, liên kết chặc chẽ giữa cơ sở lưu trú và các dịch vụ khác như tham quan, khám phá, vui trơi giải trí … tạo nên một quần thể du lịch đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu của du khách.

- Dự án về du lịch cộng đồng nên phải thân thiện với môi trường, giữ được vẻ đẹp tư nhiên, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.

4.2.4. Tăng cường công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư.

- Thực hiện đúng trình tự đầu tư từ khi chuẩn bị cho dự án đầu tư cho đến khi thực hiện đầu tư.

- Cần thận trọng hơn trong quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa dịch vụ. Nhà thầu phải có đủ kinh nghiệm thực hiện các dự án có quy mô tương tự, có đủ khả năng về nguồn lực tài chính và con người để đảm bảo thực hiện dự án hoàn thành đúng tiến độ và có cạnh tranh về giá cả.

- Phân công cán bộ có đủ năng lực và kinh nghiệm và trình độ chuyên môn giám sát quá trình thực hiện dự án.

- Lập kế hoạch sử dụng vốn và giải ngân đúng tiến độ cho các nhà thầu để duy trì tính liên tục của dự án.

- Thường xuyên kiểm tra giám sát về quy trình và tiến độ thực hiện các dự án để có những phân tích, đánh giá và hướng xử lý những tồn tại phát sinh.

- Triển khai thực hiện dự án theo đúng kế hoạch và tiến độ đã lập ra.

- Phối kết hợp chặc chẽ giữa các dự án để cùng triển khai tiết kiệm nguồn nhân lực, chi phí vận chuyển và kho bãi cho các dự án.

-Ưu tiên tự tổ chức thực hiện các hạng mục đơn giản của dự án để giảm chi phí khác và lợi nhuận định mức cho các nhà thầu.

- Quản lý bảo quản tốt những vật tư, thiết bị đưa vào sử dụng tránh gây hư hỏng, mất mát và lãng phí.

4.2.5. Tổ chức khai thác hiệu quả các dự án đầu tư.

Không ngừng quảng bá sản phẩm dịch vụ, xây dựng thương hiệu vững mạnh hơn nữa, tạo được tiếng vang về uy tín, chất lượng dịch vụ và độ tin cậy trên toàn cầu.

Phân tích, đánh gia và khai thác và phát triển các kênh quảng bá thu hut được nhiều du khách để có định hướng phát triển kinh doanh cụ thể.

Thường xuyên khảo sát, đánh giá sự hài lòng của du khách để kịp thời nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để đưa ra những giải pháp phù hợp.

Xây dựng hệ thống quản lý chặt chẽ, đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp đủ đáp ứng yêu cầu phục vụ do khách như tăng cường khả năng giao tiếp về ngoại ngữ, am hiểu về nguồn gốc, lịch sử và các bản sắc văn hóa đặc sắc của địa phương.

Thiết lập hệ thống tour du lịch chặt chẽ, khoa học, liên kết và lồng ghép các chương trình khám phá thiên nhiên, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc, những điểm kỳ thú tạo ra sự đang dạng phong phú về dịch vụ.

4.2.6. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

- Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại, phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng. Chú trọng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ tay nghề, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, ngoại ngữ…cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các điểm tham quan.

- Thường xuyên kiểm tra, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, tham quan của du khách tại các điểm tham quan du lịch cộng đồng;

- Đào tạo, tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ như: lưu trú tại gia, thuyết minh và hướng dẫn tham quan tại địa phương, chế biến món ăn, phát triển sản phẩm du lịch cộng

đồng, tiếng Anh giao tiếp;

- Tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch; Tuyên truyền, phổ biến Luật du lịch và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về phát triển du lịch cộng đồng;

- Khảo sát, học tập kinh nghiệm công tác quản lý hoạt động du lịch;

4.2.7. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá:

Tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch cộng đồng;- Tăng cường giới thiệu, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về các điểm tham quan du lịch do doanh nghiệp đầu tư phát triển;

- In ấn, xuất bản tài liệu quảng bá (bản đồ, tờ rơi, tập gấp, ...), giới thiệu tiềm năng về du lịch cộng đồng như: truyền thống văn hoá tiêu biểu, cảnh quan tự nhiên...tại các điểm du lịch cộng đồng;

- Tổ chức các tour thử nghiệm phối hợp với các đơn vị lữ hành, các đơn vị truyền thông để quảng bá điểm đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của sapa ochau travel social enterprise (Trang 102 - 107)