5. Bố cục của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Sapa O’Chau
Qua nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại một số địa phương trong nước như: Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ có thể rút ra bài học cho đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau tại Lào Cai như sau:
- Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng phải dựa vào cộng đồng, phải có sự liên kết, kết hợp chặt chẽ với cộng đồng, bởi chính yếu tố cộng đồng mới là nguồn thu hút du khách đến với các dịch vụ du lịch. Doanh nghiệp chỉ có vai trò kết hợp đầu tư vốn, kinh nghiệm để hỗ trợ các hộ dân xây dựng các cơ sở lưu trú, các dịch vụ trải nghiệm dựa trên chính những tài sản, tài nguyên sẵn có của cộng đồng như: nhà cửa, đất đai, phong tục tập quán, ngành nghề và phân chia lợi ích theo thoả thuận.
- Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng phải trú trọng đến việc giữ được các phong cảnh tự nhiên, môi trường và các phong tục tập quán của địa phương, không được thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày, trang phục, các món ăn và các nghĩ thức, thủ tục của địa phương. Duy trì phát huy bản sắc dân tộc của địa phương tạo nên sự gần gũi, thân thiện với du khách.
- Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng phải gắn với việc khôi phục các ngành nghề truyền thống và các tinh hoa văn hoá bản sắc độc đáo của dân tộc của Lao Cai như: nghề dệt thổ cẩm, trồng lúa nước, trồng cây dược liệu, săn bắt cá, múa khèn,
chợ tình, các lễ hội truyền thống như lễ hội xuống đồng, lễ hội lúa mới.để tạo thêm sự phong phú đa dạng cho du khách tham quan, khám phá và trải nghiệm được vẻ trân thực của cuộc sống người dân tộc ở các làng bản. Phải tận dụng tối đa các nguồn lợi của địa phương như nguồn lợi tự nhiên và xã hội như vị trí địa lý khí hậu, văn hoá... để đưa vào chương trình du lịch cộng đồng.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu.
(1) Thực trạng ĐTPT DLCĐ của Sapa O’Chau như thế nào?
(2) Những nhân tố nào ảnh hưởng tới ĐTPT DLCĐ của Sapa O’Chau?
(3) Những giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển DLCĐ của Sapa O‘Chau?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Nguồn thông tin: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, sổ sách kế toán của Sapa O’Chau, các xuất bản phẩm, các báo cáo của phòng văn hóa huyện Sapa, các báo cáo của Sở VHTT&DL tỉnh Lào Cai, Sở KH-ĐT tỉnh Lào Cai, Báo cáo của các BQL du lịch cộng đồng, các đề án, quy hoạch ĐTPT DLCĐ trên địa bàn Lào cai trong giai đoạn 2017 – 2019.
- Phương pháp thu thập thông tin: Tác giả liên hệ, gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, các cán bộ nhân viên Sapa O’Chau, Chuyên viên các sở ban ngành có liên quan trên địa bàn, các BQL DLCĐ, các hộ gia đình liên kết ĐTPT DLCĐ và các hộ có nguyện vọng liên kết ĐTPT DLCĐ với Sapa O’Chau để thu thập và ghi nhận những thông tin, số liệu.
- Thời gian thu thập thông tin: Từ tháng 08/2019 đến tháng 01/2020.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
* Nội dung thu thập:
+ Mức độ đầu tư của Sapa O’chau cho từng nội dung đầu tư. + Cơ chế phối hợp của Sapa O’chau với các đối tác.
+ Tỷ lệ phân chia lợi ích của Sapa O’ Châu với các đối tác.
+ Lợi ích của các dự án du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau đem lại. + Đánh giá của lãnh đạo và nhân viên Sapa O’Chau về ĐTPT DLCĐ.
+ Đánh giá của du khách trong và ngoài nước sử dụng dịch vụ của Sapa O’Chau về chất lượng dịch vụ tại các dự án đầu tư.
+ Đánh giá của cán bộ ngành du lịch Lào Cai về tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và lợi ích xã hội do du lịch cộng đồng đem lại.
* Đối tượng khảo sát:
+ Lãnh đạo và nhân viên Sapa O’Chau.
+ Cán bộ quản lý du lịch sở VHTT&DL tỉnh Lào Cai. + Các Nhân viên ban quản lý DLCĐ.
+ Các hộ dân đã liên kết và có nguyên vọng liên kết đầu tư phát triển DLCĐ với Sapa O’Chau.
+ Du khách sử dụng dịch vụ du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau
* Xác định số đơn vị mẫu cần lựa chọn.
Với cán bộ, nhân viên của Sapa O’Chau, cán bộ các Ban QL DLCĐ tại các dự án DLCĐ do Sap O’châu đầu tư và các hộ dân thực hiện các dự án DCĐ, các hộ dân có nguyện vọng tham gia DLCĐ tại xã Tả Van, một số cán bộ quản lý du lịch tại Lào Cai, Luận văn sẽ điều tra toàn bộ, cụ thể:
+ 60/60 cán bộ, nhân viên của Sapa O’Chau. (nhóm đối tượng khảo sát 1) + 23/23 cán bộ Ban quản lý DLCĐ tại các xã nơi Sapa O’chau đầu tư (nhóm đối tượng khảo sát 2)
+ 18/18 hộ dân đã liên kết thực hiện các dự án đầu tư phát triển DLCĐ cùng Sapa O’chau (nhóm đối tượng khảo sát 3)
+ Khảo sát trực tiếp 18 hộ gia đình có nguyên vọng liên kết với Sapa O’Chau đầu tư phát triển DLCĐ trên địa bàn Lào Cai (nhóm đối tượng khảo sát 4).
+ Phỏng vấn lấy ý kiến của 4 cán bộ ngành du lịch Lào Cai về đánh giá tiềm năng, lợi ích của ĐTPT DLCĐ tại tỉnh Lào Cai đó là Trưởng phòng văn hóa thể thao và du lịch huyện Sapa tỉnh Lào Cai (Thạc sỹ quản lý kinh tế du lịch đào tạo ở Mỹ). Phó giám đốc sở Văn Hóa thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai (Thạc sỹ quản lý kinh tế du lịch). Trưởng phòng quản lý du lịch sở VHTT&DL tỉnh Lào Cai (Thạc sỹ quản lý du lịch), Phó giám đốc trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai (Thạc sỹ quản lý du lịch) (Nhóm đối tượng khảo sát 5).
+ Phỏng vấn lấy ý kiến về sự hài lòng của du khách. Căn cứ vào số liệu tổng hợp số lượng khách du lịch 2018, với số lượng 12.316 khách đã sử dụng dịch vụ từ các dự án đầu tư phát triển DLCCĐ của Sapa O’Chau:
Cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:
n = N/(1 + Ne2) (Slovin, 1984), Trong đó:
N: tổng số đối tượng để chọn mẫu với từng loại mẫu lựa chọn. n: số người đại diện (số mẫu)
e: sai số cho phép (lấy bằng 0,05) * Thu được số lượng mẫu khảo sát như sau
+ 387 mẫu khảo sát theo số lượng 12.316 khách du lịch (2018) lưu trú tại các Home Stay có đầu tư hoặc liên kết với Sapa O’Chau (nhóm đối tượng khảo sát 6)
(n = 12.316 / (1+12.316*0,052) = 387 du khách)
(Bao gồm cả khách du lịch trong và người nước, số mẫu được lấy theo tỷ lệ % du khách nội địa và quốc tế tham gia du lịch cộng đồng năm 2018 tại Sapa O’Chau, và theo tỷ lệ % du khách nam và nữ thực tế tại thời điểm khảo sát)
- Mục đích của việc phỏng vấn để nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến kết quả đầu tư. Tỷ lệ phân chia lợi ích giữa các bên hưởng lợi và mức độ hài lòng của du khách, sự hỗ trợ của xã hội và các tổ chức trong và ngoài nước, lợi ích đem lại cho xã hội từ việc ĐTPT DLCĐ.
* Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn các đối tượng khảo sát bằng phiếu điều tra.
- Đối với nhóm đối tượng khảo sát 1,2,3,4,5 tác giả đến trực tiếp đi phát và thu phiếu phỏng vấn trong thời gian thu thập thông tin.
- Đối với nhóm đối tượng khảo sát 6, tác giả phỏng vấn trực tiếp một số ngày trong thời gian từ 20/9/2019 đến 30/09/2019 ở các địa điểm khác nhau, số phiếu còn lại được gửi tại các cơ sở lưu trú để nhờ sự trợ giúp của nhân viên, hướng dẫn viên và các chủ hộ phát phiếu khảo sát khi du khách chuẩn bị kết thúc chuyến tham quan trải nghiệm dịch vụ tại cơ sở, vì số lượng mẫu lớn cần nhiều thời gian thu thập.
- Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:
Phần 1: Thông tin của đối tượng điều tra: họ tên, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, quốc tịch mục đích nắm được thông tin và phân tổ khảo sát.
đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau:
- Đối với phiếu khảo sát các nhóm đối tượng 1,2,3,4,5 (123 phiếu):
+ Từ câu 1 đến câu 5: Phán ánh chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại Lào Cai.
+ Từ câu 6 – Câu 10: Phản ánh điều kiện tiếp cận các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của doanh nghiệp tại Lào Cai.
+ Từ câu 11 đến câu 15: Phản ánh tỷ lệ phân chia lợi ích giữa các bên hưởng lợi trong ĐTPT DLCĐ của Sapa O’Chau.
+ Từ câu 16 đến 19 phản ánh: Lợi ích xã hội đem lại từ việc đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau.
+ Từ câu 20 đến 24 phản ánh: Tiềm năng lợi thế đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Lào Cai.
- Đối với phiếu khảo sát sự hài lòng của du khách: 387 phiếu (nhóm đối tượng khảo sát 6) :
+ Bao gồm 12 câu hỏi phản ánh: Chất lượng sản phẩm dịch vụ đầu tư của Sapa O’Chau.
* Thời gian thu thập thông tin sơ cấp: Từ tháng 20/09/2019 đến tháng 01/2020.
* Địa điểm điều tra: Các huyện và Thành phố thuộc địa bàn tỉnh Lào Cai Bao gồm: Huyện Sapa; Huyện Bắc Hà; Huyện Bát Xát; Xã Hợp Thành thành phố Lào Cai.
Bảng 2.1: Tổng hợp số đối tượng và địa điểm điều tra Đơn vị tính: Người Đối tượng Địa điểm Cán bộ nhân viên Sapa O’Chau Các hộ dân liên kết ĐTPT DLCĐ Các hộ dân có nguyện vọng liên kết ĐTPT DLCĐ Cán bộ các BQL DLCĐ và QLDL Du khách tham gia DLCĐ Tổng sô Tổng số 60 18 18 27 387 510 Thành phố Lào Cai 1 1 6 25 33 - Thành phố 3 3 -Xã Hợp thành 1 1 3 25 30 Huyện Sapa 60 9 9 12 181 271 - Thị xã Sa Pa 60 1 61 - Xã Tả Van 4 4 5 68 81 - Xã Tả Phìn 3 3 3 68 77 - Xã Bản Hồ 2 2 3 45 52 Huyện Bắc Hà 5 5 6 113 129
- Xã Tả Van Chư 2 2 3 45 52
- Xã Bản Phố 3 3 3 68 77
Huyện Bát Xát 3 3 3 68 77
Xã Ý Tý 3 3 3 68 77
* Với các chỉ tiêu định tính, luận văn điều tra, phỏng vấn quan điểm đánh giá của các du khách, cán bộ nhân viên Sapa O’Chau, cán bộ quản lý du lịch tỉnh Lào Cai, Các hộ dân tham gia và có nguyện vọng liên kết ĐTPT du lịch cộng đồng, cán bộ BQL dự án DLCĐ bằng cách sử dụng Thang đo Likert-5.
Thang điểm 5 quy ước như sau:
1 - Hoàn toàn không đồng ý 2 - Không đồng ý 3 - Bình thường 4 - Đồng ý 5 - Hoàn toàn đồng ý
25 để cho ra kết quả cuối cùng về mức độ trung bình của việc đánh giá các chỉ tiêu điều tra. Điểm trung bình của mỗi biến quan sát sẽ dùng để đánh giá dựa trên cơ sở phân loại sau:
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8
Bảng 2.2: Phân loại mức điểm đánh giá Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1,00 – 1,80 1,81 – 2,60 2,61 – 3,40 3,41 – 4,20 4,21 – 5,00
2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin
Dựa trên cơ sở các thông thông tin thứ cấp và sơ cấp đã thu thập được, tổng hợp các thông tin đưa vào các bảng biểu, sử dụng một số công cụ máy tính như Microsoft Excel 2019 và một số chương trình ứng dụng SPSS-25 để tính toán phục vụ cho quá trình phân tích.
Phân tổ là phương pháp chủ yếu để tổng hợp các thông tin riêng biệt của cá nhân, du khách, các hộ dân làm DLCĐ thành thông tin phản ánh cho từng nhóm đối tượng tùy theo tiêu thức phân tổ, cũng như cho toàn bộ tổng thể chung.
Bảng thống kê, biểu đồ/đồ thị là hai phương pháp cơ bản để trình bày kết quả tổng hợp;
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin.
Đề tài áp dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích như: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tổ thống kê.
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả.
Là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Theo đề tài này thống kê mô tả sẽ thu thập số liệu trình bày, tính toán, mô tả một cách trân thực về quá trình đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau đến hiệu quả từ việc đầu tư đem lại qua các sổ sách, báo cáo của doanh nghiệp như: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, kết quả điều tra khảo sát về môi trường đầu tư của doanh nghiệp, tỷ lệ phân chia lợi ích giữa các bên liên kết, thu nhập của các đơn vị hưởng lợi và các yếu tố tác động đến môi trường, tạo công ăn việc làm
cho người lao động và các vấn đề an sinh xã hội khác như giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí cho người dân tộc thiểu số.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh.
Phương pháp so sánh sẽ sử dụng nguồn số liệu qua từng thời kỳ, từng giai đoạn, từng năm so với năm hiện tại để so sánh xem mức độ tăng lên hay giảm xuống, mức độ hiệu quả hay không hiệu quả cả về các yếu tố định tính và định lượng để đưa ra các giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả đầu tư. Hoặc có thể so sánh chỉ tiêu kế hoạch đặt ra với kỳ gốc, kết quả thực hiện trong kỳ nghiên cứu với chỉ tiêu kế hoạch dựa trên các chỉ tiêu nghiên cứu. Ngoài so sánh theo thời gian, còn có thể so sánh theo không gian như: giữa các địa điểm đầu tư dự án khác nhau.
2.2.3.4. Phương pháp phân tổ thống kê:
Tác giả sẽ sử dụng phân tổ thống kê trong khảo sát để phân tổ các đối tượng khảo sát theo giới tính, độ tuổi, trình độ, vị trí công tác và quốc tịch. Cụ thể:
+ Đối với độ tuổi: Phân làm 3 mức độ: Dưới 30; Từ 30 đến 45; Trên 45 tuổi. + Đối với giới tính: Phân theo giới tính Nam và Nữ.
+ Đối với trình độ: (áp dụng cho các mẫu 1,2,3,4,5) phân theo 3 mức: Trung cấp trở xuống; Cao đẳng và đại học; Sau đại học.
+ Đối với Quốc tịch (chỉ áp dụng đối tượng khảo sát 6): Phân theo 2 đối tượng quốc tịch: Việt Nam và Quốc tịch khác (du khách quốc tế).
+ Đối với vị trí công tác: Phân thành Cán bộ quản lý và Nhân viên;
- Dựa vào kết quả tổng hợp, và kết quả của từng nhóm tổ để so sánh đánh giá được kết quả tối ưu nhất, bởi mỗi nhóm có trình độ, độ tuổi, quốc gia khác nhau sẽ có nhận thức khác nhau, giới tính Nữ sẽ khắt khe hơn trong trả lời câu hỏi đánh giá so với giới tính Nam.
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh môi trường ĐTPT DLCĐ tại tỉnh Lào Cai.
- Phân tích môi trường đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Lào Cai bằng việc thu thập những thông tin về điều kiện tự nhiên, văn hoá xã hội, những chính sách hỗ trợ của nhà nước và lượng khách du lịch đến với Lào Cai trong những năm qua từ các báo cáo đánh giá về tiềm năng phát triển du lịch của ngành du lịch tỉnh Lào Cai. Cụ thể như sau:
+ Điều kiện tự nhiên: Phân tích về diện tích (km2), điều kiện giao thông vận tải, khí hậu (oC) và các danh lam thắng cảnh, địa điểm nổi tiếng để đưa ra những nhận định về sự phù hợp với điều kiện hấp dẫn khách du lịch.
+ Điều kiện văn hóa xã hội: Phân tích những nét độc đáo về văn hoá bản sắc