Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của sapa ochau travel social enterprise (Trang 39 - 44)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Nguồn thông tin: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, sổ sách kế toán của Sapa O’Chau, các xuất bản phẩm, các báo cáo của phòng văn hóa huyện Sapa, các báo cáo của Sở VHTT&DL tỉnh Lào Cai, Sở KH-ĐT tỉnh Lào Cai, Báo cáo của các BQL du lịch cộng đồng, các đề án, quy hoạch ĐTPT DLCĐ trên địa bàn Lào cai trong giai đoạn 2017 – 2019.

- Phương pháp thu thập thông tin: Tác giả liên hệ, gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, các cán bộ nhân viên Sapa O’Chau, Chuyên viên các sở ban ngành có liên quan trên địa bàn, các BQL DLCĐ, các hộ gia đình liên kết ĐTPT DLCĐ và các hộ có nguyện vọng liên kết ĐTPT DLCĐ với Sapa O’Chau để thu thập và ghi nhận những thông tin, số liệu.

- Thời gian thu thập thông tin: Từ tháng 08/2019 đến tháng 01/2020.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

* Nội dung thu thập:

+ Mức độ đầu tư của Sapa O’chau cho từng nội dung đầu tư. + Cơ chế phối hợp của Sapa O’chau với các đối tác.

+ Tỷ lệ phân chia lợi ích của Sapa O’ Châu với các đối tác.

+ Lợi ích của các dự án du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau đem lại. + Đánh giá của lãnh đạo và nhân viên Sapa O’Chau về ĐTPT DLCĐ.

+ Đánh giá của du khách trong và ngoài nước sử dụng dịch vụ của Sapa O’Chau về chất lượng dịch vụ tại các dự án đầu tư.

+ Đánh giá của cán bộ ngành du lịch Lào Cai về tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và lợi ích xã hội do du lịch cộng đồng đem lại.

* Đối tượng khảo sát:

+ Lãnh đạo và nhân viên Sapa O’Chau.

+ Cán bộ quản lý du lịch sở VHTT&DL tỉnh Lào Cai. + Các Nhân viên ban quản lý DLCĐ.

+ Các hộ dân đã liên kết và có nguyên vọng liên kết đầu tư phát triển DLCĐ với Sapa O’Chau.

+ Du khách sử dụng dịch vụ du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau

* Xác định số đơn vị mẫu cần lựa chọn.

Với cán bộ, nhân viên của Sapa O’Chau, cán bộ các Ban QL DLCĐ tại các dự án DLCĐ do Sap O’châu đầu tư và các hộ dân thực hiện các dự án DCĐ, các hộ dân có nguyện vọng tham gia DLCĐ tại xã Tả Van, một số cán bộ quản lý du lịch tại Lào Cai, Luận văn sẽ điều tra toàn bộ, cụ thể:

+ 60/60 cán bộ, nhân viên của Sapa O’Chau. (nhóm đối tượng khảo sát 1) + 23/23 cán bộ Ban quản lý DLCĐ tại các xã nơi Sapa O’chau đầu tư (nhóm đối tượng khảo sát 2)

+ 18/18 hộ dân đã liên kết thực hiện các dự án đầu tư phát triển DLCĐ cùng Sapa O’chau (nhóm đối tượng khảo sát 3)

+ Khảo sát trực tiếp 18 hộ gia đình có nguyên vọng liên kết với Sapa O’Chau đầu tư phát triển DLCĐ trên địa bàn Lào Cai (nhóm đối tượng khảo sát 4).

+ Phỏng vấn lấy ý kiến của 4 cán bộ ngành du lịch Lào Cai về đánh giá tiềm năng, lợi ích của ĐTPT DLCĐ tại tỉnh Lào Cai đó là Trưởng phòng văn hóa thể thao và du lịch huyện Sapa tỉnh Lào Cai (Thạc sỹ quản lý kinh tế du lịch đào tạo ở Mỹ). Phó giám đốc sở Văn Hóa thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai (Thạc sỹ quản lý kinh tế du lịch). Trưởng phòng quản lý du lịch sở VHTT&DL tỉnh Lào Cai (Thạc sỹ quản lý du lịch), Phó giám đốc trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai (Thạc sỹ quản lý du lịch) (Nhóm đối tượng khảo sát 5).

+ Phỏng vấn lấy ý kiến về sự hài lòng của du khách. Căn cứ vào số liệu tổng hợp số lượng khách du lịch 2018, với số lượng 12.316 khách đã sử dụng dịch vụ từ các dự án đầu tư phát triển DLCCĐ của Sapa O’Chau:

Cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

n = N/(1 + Ne2) (Slovin, 1984), Trong đó:

N: tổng số đối tượng để chọn mẫu với từng loại mẫu lựa chọn. n: số người đại diện (số mẫu)

e: sai số cho phép (lấy bằng 0,05) * Thu được số lượng mẫu khảo sát như sau

+ 387 mẫu khảo sát theo số lượng 12.316 khách du lịch (2018) lưu trú tại các Home Stay có đầu tư hoặc liên kết với Sapa O’Chau (nhóm đối tượng khảo sát 6)

(n = 12.316 / (1+12.316*0,052) = 387 du khách)

(Bao gồm cả khách du lịch trong và người nước, số mẫu được lấy theo tỷ lệ % du khách nội địa và quốc tế tham gia du lịch cộng đồng năm 2018 tại Sapa O’Chau, và theo tỷ lệ % du khách nam và nữ thực tế tại thời điểm khảo sát)

- Mục đích của việc phỏng vấn để nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến kết quả đầu tư. Tỷ lệ phân chia lợi ích giữa các bên hưởng lợi và mức độ hài lòng của du khách, sự hỗ trợ của xã hội và các tổ chức trong và ngoài nước, lợi ích đem lại cho xã hội từ việc ĐTPT DLCĐ.

* Phương pháp thu thập thông tin: Phỏng vấn các đối tượng khảo sát bằng phiếu điều tra.

- Đối với nhóm đối tượng khảo sát 1,2,3,4,5 tác giả đến trực tiếp đi phát và thu phiếu phỏng vấn trong thời gian thu thập thông tin.

- Đối với nhóm đối tượng khảo sát 6, tác giả phỏng vấn trực tiếp một số ngày trong thời gian từ 20/9/2019 đến 30/09/2019 ở các địa điểm khác nhau, số phiếu còn lại được gửi tại các cơ sở lưu trú để nhờ sự trợ giúp của nhân viên, hướng dẫn viên và các chủ hộ phát phiếu khảo sát khi du khách chuẩn bị kết thúc chuyến tham quan trải nghiệm dịch vụ tại cơ sở, vì số lượng mẫu lớn cần nhiều thời gian thu thập.

- Nội dung phiếu điều tra gồm 2 phần:

Phần 1: Thông tin của đối tượng điều tra: họ tên, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, quốc tịch mục đích nắm được thông tin và phân tổ khảo sát.

đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau:

- Đối với phiếu khảo sát các nhóm đối tượng 1,2,3,4,5 (123 phiếu):

+ Từ câu 1 đến câu 5: Phán ánh chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại Lào Cai.

+ Từ câu 6 – Câu 10: Phản ánh điều kiện tiếp cận các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của doanh nghiệp tại Lào Cai.

+ Từ câu 11 đến câu 15: Phản ánh tỷ lệ phân chia lợi ích giữa các bên hưởng lợi trong ĐTPT DLCĐ của Sapa O’Chau.

+ Từ câu 16 đến 19 phản ánh: Lợi ích xã hội đem lại từ việc đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau.

+ Từ câu 20 đến 24 phản ánh: Tiềm năng lợi thế đầu tư phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh Lào Cai.

- Đối với phiếu khảo sát sự hài lòng của du khách: 387 phiếu (nhóm đối tượng khảo sát 6) :

+ Bao gồm 12 câu hỏi phản ánh: Chất lượng sản phẩm dịch vụ đầu tư của Sapa O’Chau.

* Thời gian thu thập thông tin sơ cấp: Từ tháng 20/09/2019 đến tháng 01/2020.

* Địa điểm điều tra: Các huyện và Thành phố thuộc địa bàn tỉnh Lào Cai Bao gồm: Huyện Sapa; Huyện Bắc Hà; Huyện Bát Xát; Xã Hợp Thành thành phố Lào Cai.

Bảng 2.1: Tổng hợp số đối tượng và địa điểm điều tra Đơn vị tính: Người Đơn vị tính: Người Đối tượng Địa điểm Cán bộ nhân viên Sapa O’Chau Các hộ dân liên kết ĐTPT DLCĐ Các hộ dân có nguyện vọng liên kết ĐTPT DLCĐ Cán bộ các BQL DLCĐ QLDL Du khách tham gia DLCĐ Tổng Tổng số 60 18 18 27 387 510 Thành phố Lào Cai 1 1 6 25 33 - Thành phố 3 3 -Xã Hợp thành 1 1 3 25 30 Huyện Sapa 60 9 9 12 181 271 - Thị xã Sa Pa 60 1 61 - Xã Tả Van 4 4 5 68 81 - Xã Tả Phìn 3 3 3 68 77 - Xã Bản Hồ 2 2 3 45 52 Huyện Bắc Hà 5 5 6 113 129

- Xã Tả Van Chư 2 2 3 45 52

- Xã Bản Phố 3 3 3 68 77

Huyện Bát Xát 3 3 3 68 77

Xã Ý Tý 3 3 3 68 77

* Với các chỉ tiêu định tính, luận văn điều tra, phỏng vấn quan điểm đánh giá của các du khách, cán bộ nhân viên Sapa O’Chau, cán bộ quản lý du lịch tỉnh Lào Cai, Các hộ dân tham gia và có nguyện vọng liên kết ĐTPT du lịch cộng đồng, cán bộ BQL dự án DLCĐ bằng cách sử dụng Thang đo Likert-5.

Thang điểm 5 quy ước như sau:

1 - Hoàn toàn không đồng ý 2 - Không đồng ý 3 - Bình thường 4 - Đồng ý 5 - Hoàn toàn đồng ý

25 để cho ra kết quả cuối cùng về mức độ trung bình của việc đánh giá các chỉ tiêu điều tra. Điểm trung bình của mỗi biến quan sát sẽ dùng để đánh giá dựa trên cơ sở phân loại sau:

Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8

Bảng 2.2: Phân loại mức điểm đánh giá Hoàn toàn Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1,00 – 1,80 1,81 – 2,60 2,61 – 3,40 3,41 – 4,20 4,21 – 5,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của sapa ochau travel social enterprise (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)