Tình hình cơ bản về về Sapa O’Chau Travel Social Enterprise

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của sapa ochau travel social enterprise (Trang 57 - 62)

5. Bố cục của luận văn

3.2. Tình hình cơ bản về về Sapa O’Chau Travel Social Enterprise

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển.

Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội du lịch Sapa O’Chau là một doanh nghiệp hoạt động dưới loại hình doanh nghiệp xã hội đầu tiên tại tỉnh Lào Cai theo luật Doanh nghiệp Việt Nam 2014. Công ty tiền thân là từ dự án “Sapa O’Chau” được sáng lập bởi cô gái người dân tộc H’Mông Tẩn Thị Su cùng với sự giúp đỡ của một số khách du lịch người Úc vào đầu năm 2007. Dự án Sapa O’Chau bước đầu là mở các lớp dạy học tiếng Anh cho trẻ em người dân tộc thiểu số và dạy kỹ năng để họ trở thành những hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp.

(CSIP) và KOTO quốc tế, Tẩn Thị Su – Người sáng lập dự án Sapa O’Chau đã được đào tạo về năng lực lãnh đạo và quản lý kinh doanh. Sau khi được đào tạo, với mong muốn có một doanh nghiệp do người dân tộc thiểu số làm chủ sở hữu để làm tấm gương cho các bạn trẻ dân tộc vùng cao noi theo và hướng tới mục tiêu hoạt động có lợi nhuận để dành một phần lợi nhuận đó hỗ trợ trẻ em người dân tộc thiểu số được đi học.

Năm 2013 (06/03/2013) dự án Sapa O’Chau chính thức được chuyển đổi sang loại loại hình Công ty TNHH một thành viên với tên gọi: Công ty TNHH Một thành viên du lịch Sapa O’Chau. Ngành nghề kinh doanh chính là: Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế; Dịch vụ lưu trú ngắn ngày; Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Sản xuất các hàng dệt; Bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ, vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt trong các cửa hàng chuyên doanh; Đào tạo nguồn nhân lực du lịch địa phương.

Năm 2017 (tháng 01/2017) sau khi Luật doanh nghiệp 2014 có quy định rõ hơn về loại hình doanh nghiệp xã hội. Công ty TNHH Một thành viên du lịch Sapa O’Chau đã đăng ký chuyển đổi sang loại hình hoạt động là doanh nghiệp xã hội và đổi tên thành:

Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội du lịch Sapa O’Chau (tên giao dịch chính là: Sapa O’Chau Travel Social Enterprise)’ (Tên viết tắt là Sapa O’Chau)

Từ khi thành lập đến nay, Sapa O’Chau đã xây dựng được mô hình và mục tiêu hoạt động đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế và xã hội như: Thu được lợi nhuận cao, tạo việc làm thu nhập ổn định cho người lao động, hỗ trợ người dân làm kinh tế góp phần xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng. Sapa O'Chau được chính quyền địa phương và nhiều tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao ở tính năng động và tính đột phá. Chủ sở hữu doanh nghiệp Tẩn Thị Su được nhiều tờ báo, tạp chí trong và ngoài nước vinh danh. Liên tục trong các năm 2016 – 2019 Sapa O’Chau được cộng đồng thế giới bình chọn là doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm về các lĩnh vực như: ý tưởng cộng đồng, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Tổng cán bộ công nhân viên, cộng tác viên đến thời điểm nghiên cứu là 60 lao động, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Bao gồm:

* Ban lãnh đạo doanh nghiệp 03 người ( 01 giám đốc và 02 phó giám đốc) * Bộ phận Tài chính - kế toán (04 người)

* Bộ phận Kinh doanh – Phát triển (38 người)

* Bộ phận Hành chính - Nhân sự - Đào Tạo (10 người)

* Chi nhánh: Có 01 chi nhánh tại số 18- Hàng Muối – Hà Nội (05 người). * Các cơ sở kinh doanh hàng hoá và dịch vụ.

* Các cơ sở lưu trú được Sapa O’Chau đầu tư và liên kết) 18 cơ sở đầu tư và nhiều cơ sở liên kết).

Sơ đồ 3.1 sau đây thể hiện cơ chế bộ máy hoạt động của Sapa O’Chau trong đó: Giám đốc là người quản trị tối cao của doanh nghiệp; Hai phó giám đốc dưới quyền chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham mưu cho giám đốc và có phối hợp qua lại với nhau. Các phòng ban chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc và các phó giám đốc, các phòng ban có mối quan hệ phối kết hợp qua lại với nhau; Dưới cùng là các cơ sở kinh doanh, các cơ sở này chịu sự quản lý trực tiếp từ giám đốc, các phó giám đốc và các phòng ban xuống, các cơ sở có trách nhiệm sản xuất kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ theo ngành nghề và mục tiêu nhiệm vụ của công ty giao cho.

Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của Sapa O’Chau

(Nguồn: Sapa O’Chau)

+ Ban giám đốc:

* Giám đốc là người quản lý chung, quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của đơn vị. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

* Phó giám đốc tham mưu, giúp giám đốc quản lý điều hành hoạt động của công ty theo lĩnh vực được phân công. Chủ động triển khai, lập mục tiêu chính sách thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước giám đốc về kết quả thực hiện nhiệm vụ.

+ Bộ phận Tài chính - kế toán chức năng chính là: Bộ phận tài chính - kế toán có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Công ty và tổ chức thực hiện các mặt công tác sau: hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ

GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN BỘ PHẬN KINH DOANH – PHÁT TRIỂN BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH - NHÂN SỰ - ĐÀO TẠO CÁC CƠ SỞ KINH DOANH LƯU TRÚ CÁC CƠ SỞ KD HÀNG HÓA DV CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KINH DOANH PHÁT TRIỂN PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH TÀI CHÍNH NHÂN SỰ

phải trả, các hoạt động thu, chi tài chính, lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của đơn vị; tham mưu cho lãnh đạo đơn vị chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính – kế toán , chính sách thuế.

+ Bộ phận kinh doanh – Phát triển có chức năng chính là: Bộ phận kinh doanh – Phát triển tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác kinh doanh các sản phẩm & dịch vụ của Công ty; Công tác nghiên cứu & phát triển sản phẩm du lịch, phát triển thị trường; công tác xây dựng & phát triển mối quan hệ khách hàng; Khảo sát, thiết kế, quản lý và giám sát các dự án đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, các cơ sở lưu trú. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

+ Bộ phận Hành chính -Nhân sự và đào tạo có chức năng chính là: Tham mưu giúp lãnh đạo Công ty lĩnh vực tổ chức cán bộ; chế độ chính sách đối với người lao động; Lao động tiền lương, an toàn vệ sinh lao động; Thi đua tuyên truyền; Khen thưởng, kỷ luật; Hành chính quản trị; Đào tạo nhân lực và các lớp dạy nghiệp vụ, tiếng anh cho học sinh sinh viên.

+ Các cơ sở kinh doanh và chi nhánh có chức năng: Tiếp nhận và phục vụ nhu cầu của khách hàng. Quản lý cơ sở vật chất tại đơn vị mình quản lý; Quản lý các lớp đào tạo nghề, và tiếng anh cho học sinh, sinh viên; Tổ chức bày bán các mặt hàng Công ty đang kinh doanh; Tổ chức thực hiên các dịch vụ kinh doanh của Công ty; Thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động với các cấp quản lý theo nội quy của Công ty.

Nhìn chung việc bố trí nhân lực ở các vị trí chủ chốt của Sapa O’Chau vẫn còn phụ thuộc vào quan hệ ràng buộc, quen biết hoặc người thân mà chưa đánh giá cao năng lực của cán bộ để đề bạt bổ nhiệm, cán bộ còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm.

3.2.3. Tình hình tài chính doanh nghiệp.

Vốn điều lệ đăng ký của công ty Sapa O’Chau là: 2.500 triệu đồng.

Bảng 3.1 sau đây thống kê tình hình tài chính của Sapa O’Chau giai đoạn 2017 - 2019 bao gồm: Thông tin tài chính theo bảng cân đối kế toán: Phản ánh tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động của doanh nghiệp và thông tin tài chính theo báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. phản ánh tình hình doanh thu và lợi nhuận thu được của doanh nghiệp.

Bảng 3.0: Tình hình tài chính của Sapa O’Chau 2017-2019

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

I. Thông tin theo bảng cân đối kế toán

1. Tổng tài sản 5.836 8.658 11.581 2. Tổng nợ 2.607 5.170 7.756 3. Giá trị tài sản ròng 3.229 3.488 3.825 4. Tài sản ngắn hạn 4.086 4.880 5.731 5. Nợ ngắn hạn 2.887 3.502 4.138 6. Vốn lưu động 1.199 1.378 1.593

II. Thông tin theo Báo cáo kết quả hoạt động KD

1. Tổng doanh thu 6.274 7.726 9.012

2. Lợi nhuận sau thuế 729 988 1.325

Nguồn: Sapa O’Chau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của sapa ochau travel social enterprise (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)