Các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của sapa ochau travel social enterprise (Trang 91 - 95)

5. Bố cục của luận văn

3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau

3.5.2. Các nhân tố bên trong

3.5.2.1. Chủ doanh nghiệp (Kỹ năng quản lý, tầm nhìn)

Chủ của Sapa O’Chau là cô gái trẻ người dân tộc thiểu số H’Mong, tuy nhiên với lòng nhiệt huyết vừa học vừa làm đến nay đã dẫn dắt Sapa O’Chau từng bước lớn mạnh, minh chứng cho kết quả lãnh đạo đó năm 2016 Tẩn Thị Su được tạp chí Forbes vinh danh là một trong 30 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu dưới 30 tuổi, được tôn vinh là công dân toàn cầu và Sapa O’Chau được nêu danh trong Điển hình doanh nghiệp xã hội Việt Nam. Với sự quyết tâm đạt được mục tiêu đề ra là vì mục tiêu xã hội của lãnh đạo Sapa O’Chau đây là nhân tố quyết định sự thành công trong đầu tư PT DLCĐ của Sapa O’Chau.

3.5.2.2. Nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng dẫn đến thành công trong đầu tư PT DLCĐ của Công ty, với đội ngũ cán bộ công nhiên viên đông đảo của Sapa O’Chau, chủ yếu là lao động trẻ người dân tộc thiểu số ở địa phương, khoẻ mạnh, chăm chỉ, gần gũi và am hiểu về địa lý, lịch sử và ngôn ngữ của địa phương nên thuận lợi trong việc giao tiếp, khai thác hiệu quả các dự án đã đầu tư, tuy nhiên về trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý đầu tư PT DCĐ của doanh nghiệp.

Với mục tiêu và ý tưởng kinh doanh là kết hợp với cộng đồng đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, đây là ngành nghề du lịch đang dần được ưa chuộng trong tương lai, với mức đầu tư thấp và đem lại hiệu quả cao, đây là mục tiêu hàng đầu của Sapa O’Chau, trong 3 năm qua đã đầu tư được 18 dự án đang đem lại kết quả cao nên nhân tố này rất quan trọng trong đầu tư PT DLCĐ của Sapa O’Chau.

3.5.2.4. Yếu tố Sản phẩm.

Xác định yếu tố sản phẩm ảnh hưởng đến kết quả đầu tư PT DLCĐ của Sapa O’Chau, nên Sapa O’Chau thường xuyên nghiên cứu, phân tích thị trường đưa ra các sản phẩm du lịch mới mẻ bằng các tour vừa kết hợp thăm quan các địa danh nổi tiếng của địa phương có các điểm dừng chân gắn liền với các cơ sở lưu trú mà doanh nghiệp đã đầu tư như các tour: Mường Hum & Ý Tý 3 ngày 2 đêm; Bắc Hà Trecking & Homestay 3 ngày 2 đêm; Sapa Village trọn gói 2 ngày 3 đêm… Đây là những sản phẩm tour du lịch rất độc đáo thu hút được nhiều khách nước ngoài ưa chuộng.

3.5.2.5. Quản lý tài chính và quản lý rủi ro.

Việc không chủ động được nguồn vốn trong đầu tư dẫn đến nguy cơ rủi ro cao trong quá trình ĐTPT DLCĐ của Sapa O’Chau, xác định được tiềm năng rủi do cao nên Lãnh đạo công ty luôn chú trọng trong việc đánh giá rủi ro theo 7 bước để kiểm soát được rủi ro tiềm năng và kịp thời có kế hoạch xử lý.

3.5.2.6. Quan hệ đối tác, mạng lưới quan hệ.

Một trong các mục tiêu đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau là dựa vào cộng đồng, cộng đồng là đối tác quan trọng để cung cấp mặt bằng. tài sản như nhà cửa, vật kiến trúc cho các dự án của Sapa O’Chau. Đối tác cho yếu tố đầu vào cho các dự án của Sapa O’Chau là các hộ gia đình. Các hộ gia đình này là người có mặt bằng, có nhà cửa, Sapa O’Chau chỉ cung cấp nguồn nhân lực, ý tưởng kinh doanh và nguồn tài chính để cải tạo, nâng cấp những tài sản đó thành các có sở lưu trú và các dịch vụ. Để khai thác tốt dự án đầu tư hoàn thành thì đối tác đầu ra là các kênh quảng bá thông tin như: Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, các trang Booking, BQL DLCĐ… Các đối tác này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ĐTPT DLCĐ và sản xuất kinh doanh của Sapa O’Chau.

Để duy trì mối quan hệ đối tác thì tỷ lệ phân chia lợi ích giữa các bên cũng phải được rõ ràng, cụ thể và được thống nhất giữa các bên. Theo hợp đồng của doanh nghiệp với các đối tác và quy định của các ban quản lý du lịch cộng đồng quy định rõ quyền lợi được hưởng của các bên và giá dịch vụ lưu trú được đăng ký với Liên sở: VHTT&DL với Sở Tài Chính và Sở Công thương, các bên không được tự ý nâng giá cao hơn giá niêm yết. Mức phân chia quyền lợi được hưởng như sau:

- Người môi giới đầu vào như các trang booking hưởng: 7% - Ban quản lý du lịch cộng đồng tại các xã: 3%

- Doanh nghiệp hưởng: 60%

- Hộ dân làm du lịch cộng đồng hưởng: 30%

Tỷ lệ trên chỉ tính cho dịch vụ lưu trú, còn chi phí dịch vụ ăn uống, nếu Sapa O’Chau mang nguyên liệu thì hộ dân chỉ thu tiền dịch vụ chế biến tuỳ theo các món ăn khác nhau thì chi phí khác nhau. Còn nếu các hộ dân vừa cung cấp nguyên liệu, vừa chế biến thì giá cả là thoả thuận giữa 3 bên: Khách du lịch, Sapa O’Chau và Hộ Dân làm du lịch. Đối với dịch vụ hướng dẫn viên là do Sapa O’Chau tổ chức và được hưởng 100% thu nhập theo thỏa thuận giữa du khách và doanh nghiệp. Đối với các địa điểm khám phá, trải nghiệm có hợp tác giữa Sapa O’Chau với các hộ dân tổ chức thì các hộ dân được hưởng 50% thu nhập, doanh nghiệp hưởng 50% thu nhập.

Với mức giá lưu trú niêm yết hiện nay: 150.000đ/khách/ngày thì các bên được hưởng dịch vụ lưu trú cụ thể là:

Bảng 3.20: Tỷ lệ phân chia lợi ích giữa các bên

Chỉ tiêu Bên môi

giới đầu Ban QL du lịch cộng Sapa O’Chau Các hộ dân làm du lịch

vào đồng

VND % VND % VND % VND %

Thu nhập dịch vụ lưu trú 10.500 7 4.500 3 90.000 60 45.000 30 Để đánh giá một cách trung thực khách quan hơn nữa về tỷ lệ phân chia lợi ích, trách nhiệm và quyền hạn giữa các bên, tác giả đã phỏng vấn các đối tượng liên quan và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.21: Đánh giá sự hài hòa quyền lợi và lợi ích giữa các bên tham gia đầu tư phát triển du lịch cộng đồng cùng Sapa O’Chau

T

T Các câu hỏi khảo sát

Kết quả đánh

giá (%) TB

Đánh giá

3 4 5

1 Tỷ lệ phân chia lợi ích như hiện nay là

hợp lý. 3,25 27,6 4 69,1 1 4,66 Rất đồng ý 2 Thu nhập chủ yếu thuộc về các hộ dân. 24,3

9 49,5 9 26,0 2 4,02 Đồng ý 3

Thu nhập của các hộ dân làm du lịch cộng đồng cao hơn so với những hộ dân làm kinh tế truyền thống. 0 50,4 1 49,5 9 4,50 Rất đồng ý 4

Vai trò của doanh nghiệp là rất quan trọng trong việc hỗ trợ các hộ dân làm du lịch cộng đồng. 0 38,2 1 61,7 9 4,62 Rất đồng ý 5 Trách nhiệm giám sát của BQL du lịch

cộng đồng chặt chẽ và cần thiết . 18,7 0 53,6 6 27,6 4 4,09 Đồng ý

(Nguồn: tác giả điều tra thu thập 2019)

Theo bảng kết quả trên ta nhận thấy cơ bản các bên giữa Sapa O’Chau, Các hộ tham gia đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, các hộ đang mong muốn tham gia phát triển du lịch cộng đồng và Ban quản lý du lịch cộng đồng đều đánh giá cao vai trò của các bên và đồng ý với tỷ lệ phân chia lợi ích như thực trạng đã nêu, tuy nhiên với mức % Ban quản lý du lịch cộng đồng đang được hưởng là quá thấp nên không thể hoạt động độc lập được mà chủ yếu là kiêm nhiệm nên hoạt động hiệu quả chưa cao.

3.5.2.7. Kế hoạch, mô hình kinh doanh.

Là doanh nghiệp hoạt động theo loại hình doanh nghiệp xã hội tuy nhiên Sapa O’Chau không trông chờ vào các nguồn tài trợ mà doanh nghiệp đã xây dựng được kế hoạch và mô hình kinh doanh cụ thể đó là: Đầu tư vào lĩnh vực du lịch cộng đồng. Mô hình kinh doanh đã chải qua nhiều giai đoạn thử thách và bước đầu đã thu được lợi nhuận để Sapa O’Chau có nguồn kinh phí thực hiện các mục tiêu xã hội đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của sapa ochau travel social enterprise (Trang 91 - 95)