Kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển DLCĐ của DNXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của sapa ochau travel social enterprise (Trang 29 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của DNXH

1.1.3. Kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển DLCĐ của DNXH

1.1.3.1. Kết quả đầu tư

Kết quả của hoạt động đầu tư được biểu hiện ở khối lượng vốn đầu tư đã được thực hiện, ở các tài sản cố định được huy động hoặc năng lực sản xuất kinh doanh phục vụ tăng thêm về mặt số lượng và chất lượng.

- Khối lượng vốn đầu tư thực hiện bao gồm tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của công cuộc đầu tư như là các chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhà cửa và các cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị máy móc, để tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư.

- Tài sản cố định huy động được hiểu là từng công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm, hay hàng hoá hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự án đầu tư), đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng có thể đưa vào hoạt động được ngay.

- Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư.

Trong nền kinh tế hàng hoá, hai yếu tố tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất kinh doanh phục vụ sản xuất tăng thêm chính là hai chỉ tiêu giá trị và hiện vật của kết quả vốn đầu tư. Sự liên kết chắt chẽ có tính chất, khoa học giữa hai chỉ tiêu giá trị và hiện vật của kết quả đầu tư sẽ đảm bảo cung cấp một cách toàn diện nhưng luận cứ nhằm xem xét và đánh giá tình hình thực hiện vốn đầu tư trên cơ sở đó có thể đề ra biện pháp để đẩy mạnh tốc độ thực hiện đầu tư, tập trung hoàn thành dứt điểm các hạng mục công trình đưa vào hoạt động. Đồng thời việc sử dụng hai chỉ tiêu này sẽ phản ánh kịp thời quy mô tài sản cố định trong các ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. (Nguyễn Thị Minh Thu, 2014)

Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh tế - xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định. (Nguyễn Thị Minh Thu, 2014).

Theo cách tính toán, có hiệu quả tuyệt đối và tương đối.

+ Hiệu, quả tuyệt đối được tính bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí; + Hiệu quả tương đối được tính bằng tỷ số giữa kết quả và chi phí. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đầu tư:

+ Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính. 1. Hiện giá ròng (NPV):

Một chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư. Thể hiện giá trị gia tăng của dự án mang lại cho công ty. Giá trị hiện tại ròng được tính bằng tổng giá trị ngân lưu ròng của dự án với suất chiết khấu hợp lý

2. Suất sinh lời nội bộ (IRR): Là suất chiết khấu để hiện giá ròng của dự án bằng 0

3. Thời gian hoàn vốn (PBP):

Là thời gian để ngân lưu được tạo ra từ dự án bù đắp cho chi phí đầu tư ban đầu. Cơ sở để chấp nhận dự án dựa trên tiêu chuẩn về thời gian hoàn vốn là thời gian hoàn vốn phải nhỏ hơn hay bằng thời gian hoàn vốn yêu cầu.

+ Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư. (Nguyễn Thị Minh Thu, 2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư phát triển du lịch cộng đồng của sapa ochau travel social enterprise (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)