5. Bố cục của luận văn
3.1. Thực trạng về môi trường đầu tư phát triển DLCĐ tại tỉnh Lào cai
3.1.1. Điều kiện từ nhiên
Lào Cai có tổng diện tích (2018) là: 6.384km2 bao gồm 1 thành phố và 8 huyện thị. Hệ thống giao thông kết nối Lào Cai với các tỉnh, thành trong và ngoài nước rất thuận tiện với hệ thống đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường cao tốc và trong tương lai là đường hàng không. Tuy nằm ở miền Bắc Việt Nam, lẽ ra phải mang khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng do nằm ở địa hình cao và gần chí tuyến nên Sa Pa có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, ôn đới, không khí mát mẻ quanh năm. Vào mùa hè, thời tiết ở thị trấn một ngày như là có đủ bốn mùa: buổi sáng là tiết trời mùa xuân, buổi trưa tiết trời như vào hạ, có nắng, không khí dịu mát, buổi chiều mây và sương rơi xuống tạo cảm giác lành lạnh như trời thu và ban đêm là cái rét của mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình năm của Sa Pa là 15 °C. Mùa hè, thị trấn không phải chịu cái nắng gay gắt như vùng đồng bằng ven biển, khoảng 13 °C - 15 °C vào ban đêm và 20 °C - 25 °C vào ban ngày. Mùa đông thường có mây mù bao phủ và lạnh, nhiệt độ có lúc xuống dưới 0 °C và có mưa tuyết. Lào cai có nhiều danh thắng nguyên sơ, hùng vỹ, phù hợp cho việc tổ chức nhiều hoạt động du lịch đặc biệt là các hoạt động du lịch khám phá và chinh phục. Đỉnh Fansipan cao 3.143m so với mực nước biển nằm trong vườn quốc gia Hoàng Liên được coi là nóc nhà của Đông Dương; đèo Ô Quý Hồ - được coi là đèo dài và cao nhất Việt Nam, đỉnh Nhìu Cù San và núi Ngũ Chỉ Sơn – là dãy núi đồ sộ có thể quan sát được từ Trung Quốc; Vườn quốc gia Hoàng Liên - một trong 4 vườn di sản ASEAN đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận, là một bảo tàng thiên nhiên với thảm động thực vật phong phú trong đó có nhiều loại đặc hữu và nằm trong sách đỏ thế giới; ruộng bậc thang ở Sa Pa. Ngoài ra, các địa danh của Lào Cai như Bắc Hà, Mường Khương, Ý Tý, Thác Bạc, Cầu Mây, có Vườn Lan núi Hàm Rồng, khu trạm khắc đá cổ Hầu Thào… là điểm đến ưa thích của mỗi du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt Lào Cai còn có cửa khẩu quốc Tế với Trung Quốc cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút du khách đến với Lào Cai.
Lào Cai có tổng dân số (2018) là: 701.716 người bao gồm 25 dân tộc anh em, mỗi dân tộc còn bảo lưu tốt các giá trị văn hóa và lối sống của mình. Sa Pa độc đáo với văn hóa đặc sắc của nhóm các dân tộc Mông Đen, Dao Đỏ, Tày, Giáy và Xa Phó. Bát Xát tiêu biểu với văn hóa của các dân tộc Hà Nhì, Mông, Dao và Giáy; Si Ma Cai, Mường Khương và Bắc Hà tiêu biểu với văn hóa của các nhóm Mông Hoa, Thu Lao, Phù Lá, Pa Dí, Tày, Nùng,… Đặc biệt, có một số nhóm dân tộc chỉ sinh sống duy nhất tại Lào Cai như: dân tộc Giáy, Pa Dí, Xa Phó … hoặc sinh sống tại một số tỉnh lân cận: Nùng Dín, Thu Lao, Tu Dí, Hà Nhì....Phần lớn các dân tộc Lào Cai tập trung sinh sống thành từng làng bản riêng biệt vì vậy còn bảo tồn khá tốt các giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của tộc người cả về văn hóa, lối sống, kiến trúc, phong tục tập quán và những ứng xử với môi trường tự nhiên xung quanh. Chính sự kết hợp độc đáo giữa phong cảnh tự nhiên và văn hóa bản địa đã tạo điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển du lịch – đặc biệt là loại hình du lịch cộng đồng.
3.1.3. Điều kiện pháp lý
Với lợi thế du lịch sẵn có Lào Cai đặc biệt được chính phủ và địa phương quan tâm để xây dựng ngàng du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Lào Cai. Cụ thể Thủ Tướng Chính Phủ đã ký quyết định Số: 1845/QĐ-TTg ngày 26/09/2016 phê duyệt quy hoạch tổng thể du lịch quốc gia Sa Pa tỉnh Lào Cai đến năm 2030. Tỉnh Lào Cai đã phê duyệt dự án Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 – 2020, theo đó đến năm 2020, điểm du lịch cộng đồng tại xã Tả Van về cơ bản đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nông thôn mới, trở thành các điểm đến hấp dẫn của khu vực Tây Bắc và cả nước; Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Đề án và Kế hoạch thực hiện Đề án “mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2019, theo đó, Lào Cai sẽ xây dựng và triển khai các dự án thành phần “đề án chương trình phát triển du lịch nông nghiệp gắn với nông thôn mới” và các “ Nhóm dự án khai thác thế mạnh ngành nghề nông thôn gắn với du lịch”.
3.1.4. Môi trường chính trị.
Việt Nam là quốc gia được đánh giá là ổn định về chính trị. Các rào cản chính trị qua việc cấp thị thực (visa) đã hạn chế sự phát triển du lịch. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, của kinh tế, du lịch như một ngành kinh tế cần khuyến khích
phát triển, vì thế, nhiều quốc gia đã nới lỏng các thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch. Các hình thức hộ chiếu điện tử hay visa điện tử sẽ thay thế cho hộ chiếu giấy. Trong tương lai, xu hướng đi lại giữa các quốc gia ngày càng trở lên đơn giản và thuận tiện hơn, tạo điều kiện cho du lịch phát triển, nhưng cũng là yếu tố cạnh tranh gay gắt giữa các điểm đến du lịch.
3.1.5. Quy mô thị trường:
Lào Cai là nơi lý tưởng để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Theo thống kê của Sở VHTT&DL Lào Cai trong năm từ 2016 đến 2019 lượng khách du lịch đến với Lào Cai tăng từ 2.769.821 lượt khách trong năm 2016 lên đến 5.106.851 lượt khách năm 2019 tỷ lệ tăng trưởng hàng năm so với năm trước đạt: 27 % năm 2017; 21% năm 2018; 20% năm 2019. trong đó khách quốc tế lại tăng không đáng kể, gần 700.000 khách vào năm 2017 và có 806.106 tỷ lệ tăng trưởng chỉ đạt từ 2 đến 12% năm. Lượng khách trong nước ngày một tăng cao do có hệ thống giao thông thuận lợi, tỷ lệ tăng trưởng khách trong nước hàng năm đạt từ: 20 đến 25% từ 2.804.547 du khách năm 2017 tăng lên 4.300.745 lượt khách nội địa vào năm 2019. Do vậy có thể đánh giá là thị trường khách du lịch ở Lào Cai là rất rộng mở, phù hợp cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ lưu trú, du lịch đối với tất cả các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch Lào Cai nói chung và Sapa O’Chau nói riêng.
Bảng 3.1: Thống kê lượng khách du lịch đến lào cai năm (2017 – 2019)
Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019
1. Số lượng khách du lịch Lượt 3.503.924 4.246.590 5.106.851 - Khách Quốc tế Lượt 699.377 718.585 806.106 - Khách nội địa Lượt 2.804.547 3.528.005 4.300.745
2. Ngày lưu trú bình quân Ngày 2,00 2,10 2,3
- Khách Quốc tế Ngày 2,10 2,20 2,4
- Khách nội địa Ngày 1,90 2,00 2.2
3. Mức chi tiêu bình quân
/ngày/khách 1.000đ 1.348 1.503 1.635
- Khách quốc tế 1.000đ 1.990 2.719 1.827 - Khách nội địa 1.000đ 1.320 1.291 1.455
(Nguồn: Báo cáo hoạt động du lịch tỉnh Lào Cai 2017-2019- Sở VHTT&DL Lào Cai )
Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh. Áp dụng mô hình 5 áp lực cảnh tranh của Michael Porter vào phân tích mực độ cạnh tranh trong đầu tư phát triển DLCĐ của Sapa O’Chau.
- Nhà cung cấp: Mục tiêu kinh doanh của Sapa O’Chau là đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, các dự án chủ yếu ở vùng sâu vùng xa, nguồn nguyên vật liệu chủ yếu là các nguồn tự khai thác ở địa phương như, tre, đá, cát, gỗ, thổ cẩm và một số nguyên vật liệu phổ thông trên thị trường sẵn có cho nên việc gây áp lực cạnh tranh của các nhà cung cấp ở thời điểm hiện tại là không bị ảnh hưởng.
- Sản phẩm thay thế:
Du lịch cộng đồng là sản phẩm du lịch đặc thù chủ yếu thu hút khách du lịch có sức khoẻ, có đam mê và thích khám phá, tuy nhiên với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều sản phẩm du lịch mới hình thành như: Cáp treo lên phansipang, cầu kính, thung lũng hoa, hồ sinh thái vô cực tại Sapa cũng thu hút khách làm giảm đi lượng khách du lịch đáng kể của Sapa O’Chau. Hơn nữa, các dự án du lịch cộng đồng của Sapa O’Chau lại ở các xã vùng sâu vùng xa, yếu tố thời tiết không thuận lợi cũng làm cho du khác chuyển hướng sang sử dụng các dịch vụ thay thế.
- Khách hàng.
Khách hàng của Sapa O’Chau thường là các tổ chức nhỏ lẻ hoặc cá nhân có thời gian, thích đi du lịch khám phá, chủ yếu là khách hàng sử dụng dịch vụ 1 lần, cụ thể năm 2019 có 16.274 khách du lịch trong đó chỉ có 5,8% số lượng khách hàng quay trở lại. Với nỗ lực không ngừng tăng cường quảng bá sản phẩm dịch vụ sẽ giúp khách hàng tìm đến Sapa O’Chau ngày một tăng lên. Do vậy yếu tố khách hàng không ảnh hưởng lớn đến áp lực cạnh tranh của Sapa O’Chau.
- Đối thủ cạnh tranh hiện tại
+ Về doanh nghiệp hiện nay Lào Cai chỉ có Công ty du lịch Cát Cát là đầu tư phát triển du lịch cộng đồng. Tuy nhiên doanh nghiệp này chỉ chú trọng đầu tư vào bản Cát Cát Sapa mà chưa có hoạt động đầu tư sang các vùng lân cận khác. Tuy nhiên du lịch bản Cát Cát đã thu hút lượng lớn khách du lịch cộng đồng, vì đây là doanh
nghiệp lớn, đầu tư có quy mô lớn và đồng bộ, đây được coi là đối thủ lớn của Sapa O’Chau.
+ Đối với các hộ dân: Hiện nay với sự phát triển của du lịch và được hỗ trợ của chính quyền địa phương nhiều hộ dân cũng tự xây dựng mô hình kinh tế thông qua du lịch cộng đồng, tuy nhiên họ thiếu kinh nghiệm cho nên đây cũng là những đối tác quan quan trọng để Sapa O’Chau tạo thêm những điểm đến thu hút thêm du khách mà không phải bỏ vốn đầu tư ban đầu.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Du lịch cộng đồng đang dần phát triển, đây cũng là sản phẩm du lịch có nhiều tiềm năng, tuy nhiên phát triển du lịch cộng đồng phải có thời gian dài, không thể phát triển ồ ạt và phù hợp với cách doanh nghiệp du lịch vừa và nhỏ có nhiều kinh nghiệm. Hiện nay ở Lào Cai du lịch hiện đại vẫn đang thu hút được du khách nên các doanh nghiệp chủ yếu tập trung đầu tư vào lĩnh vực này, nên trước mắt đầu tư phát triển du lịch cộng đồng các doanh nghiệp ngoài vẫn chưa thực sự quan tâm.
Xét về mặt tổng thể, hiện nay áp lực cạnh tranh của Sapa O’Chau là không lớn, với mục tiêu là doanh nghiệp xã hội nên Sapa O’Chau vẫn có lợi thế hơn về nhiều mặt và được các tổ chức, cá nhân và du khách ủng hộ.
Để có cái nhìn trực quan hơn về môi trường đầu tư triển du lịch cộng đồng tại Lào Cai, tác giả đã tiến hành khảo sát và kết quả thu được như sau:
TT Các câu hỏi khảo sát Kết quả đánh giá (%) TB
Đánh giá
4 5
1 Lào Cai là tỉnh có môi trường đầu tư phù hợp
để đầu tư phát triển du lịch cộng đồng. 13,82 86,18 4,86
Rất đồng ý 2 Du lịch cộng đồng tại Lào Cai đang được
quan tâm và khuyến khích đầu tư phát triển. 40,65 59,35 4,59
Rất đồng ý 3 Du lịch cộng đồng tại Lào Cai đang dần
được ưa chuộng. 29,27 70,73 4,71
Rất đồng ý 4 Sự phát triển của du lịch tỉnh Lào cai góp
phần quảng bá cho du lịch cộng đồng. 23,58 76,42 4,76
Rất đồng ý 5
Du lịch cộng đồng Lào Cai đã từng bước phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cho nhà đầu tư.
22,76 77,24 4,77 Rất
đồng ý
(Nguồn: điều tra của tác giả, 2019)
Theo kết quả đánh giá của các nhà quản lý du lịch Lào Cai và những người trực tiếp ĐTPT DLCĐ ta nhận thấy, tất cả các chỉ tiêu đều được đánh giá cao, vì các nhà quản lý nắm bắt được xu thế và thị trường du lịch và các tiềm năng, lợi thế chính sách của nhà nước về đầu tư phát triển du lịch của địa phương. Do vậy đánh giá được tính khả thi trong đầu tư phát triển du lịch cộng đồng ảnh hưởng tích cực đến quá trình ra quyết định đầu tư của doanh nghiệp.