Tên biến Mô tả biến Công thức tính Dấu kỳ
vọng
Biến phụ thuộc:
ROA Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
ROE Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu
Biến độc lập:
CAPITAL Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản +
COST Chi phí hoạt động Chi phí hoạt động/Tổng thu
nhập -
LOAN Cho vay khách hàng Cho vay/Tổng tài sản +
DEPOSIT Tiền gửi khách hàng Tiền gửi khách hàng/Tổng tài
sản +/-
LIQUID Tính thanh khoản
(Tiền + tƣơng đƣơng tiền + tiền gửi + chứng khoán đầu tƣ)/Tổng tài sản
-
SIZE Quy mô ngân hàng Log(Tổng tài sản) +
PROVI Rủi ro tín dụng Dự phòng rủi ro tín
dụng/Tổng dƣ nợ cho vay -
NPL Nợ xấu Nợ xấu/ Tổng dƣ nợ cho vay -
GDP Tốc độ tăng trƣởng kinh tế +
Phƣơng trình nghiên cứu:
Từ giả thuyết nghiên cứu, tác giả tiến hành kiểm định mô hình hồi quy với ß0 là hằng số của mô hình, ß1 … ß10 là hệ số ƣớc lƣợng hồi quy, i là ngân hàng nghiên cứu, t là năm nghiên cứu và e là phần dƣ của phƣơng trình hồi quy (đại diện cho sai số và các biến không xuất hiện trong mô hình). Phƣơng trình hồi qui nhƣ sau:
ROA = ß0 + ß1 (CAPITAL) it + ß2 (COST) it + ß3 (LOAN) it + ß4 (DEPOSIT) it + ß5 (LIQUID) it + ß6 (SIZE) it + ß7 (PROVI) it + ß8 (NPL) it +ß9 (GDP) t + ß10 (INF) t + eit
ROE = ß0 + ß1 (CAPITAL) it + ß2 (COST) it + ß3 (LOAN) it + ß4 (DEPOSIT) it + ß5 (LIQUID) it + ß6 (SIZE) it + ß7 (PROVI) it + ß8 (NPL) it +ß9 (GDP) t + ß10 (INF) t + eit
Phƣơng trình hồi qui của tác giả dựa trên việc kết hợp các biến có ý nghĩa thống kê tác động đến ngân hàng thƣơng mại của tác giả Syafri (2012) nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng tại Indonesia và Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012) đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của 37 ngân hàng ở Kenya; Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của 27 ngân hàng tại Châu Âu để phân tích đánh giá một cách tổng thể các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3. Dữ liệu nghiên cứu 3.3.1. Dữ liệu quan sát 3.3.1. Dữ liệu quan sát
Dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thƣờng niên của các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2008 – 2015.
Các báo cáo tài chính gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lƣu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính của các ngân hàng đƣợc thu thập từ trang thông tin điện tử của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần có hội sở chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và trang thông tin điện tử
Ngoài ra các thông tin về biến độc lập bên ngoài ngân hàng tác giả thu thập từ trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê, địa chỉ truy cập www.gso.gov.vn.
3.3.2. Nguyên tắc chọn dữ liệu
Để đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu của các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2015 đã đƣợc kiểm toán độc lập và báo cáo tình hình kinh tế – xã hội hàng năm của Tổng cục Thống kê.
3.3.3. Dữ liệu thu thập
Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu này đƣợc lấy từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng đƣợc chọn làm mẫu nhƣ bảng cân đối kế toán, báo cáo thƣờng niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính từ 2008 đến 2015 để tính các biến độc lập bên trong ngân hàng và biến phụ thuộc, báo cáo tình hình kinh tế – xã hội hàng năm của Tổng cục Thống kê để thu thập các biến bên ngoài ngân hàng. Tính đến thời điểm 31/12/2015 có tổng cộng 11 NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Danh sách các ngân hàng TMCP đƣợc trình bày ở Phụ lục 1.
Tuy nhiên đề tài chỉ chọn 10/11 NHTMCP có hội sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh mà không chọn tất cả vì tác giả không thu thập đƣợc dữ liệu năm 2015 của NHTMCP Đông Á, lý do tháng 8/2015 Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam công bố kết luận thanh tra toàn diện và ban hành quyết định kiểm soát đặc biệt đối với DongAbank. Sau khi thu thập dữ liệu 10 NHTMCP từ năm 2008 đến 2015, đề tài có tổng cộng 80 mẫu quan sát trên cơ sở thu thập các dữ liệu từ báo cáo tài chính. Dữ liệu của 10 biến độc lập, 02 biến phụ thuộc đã đƣợc tác giả tính toán và kết quả đƣợc trình bày ở Phụ lục 2.
Trong 10 ngân hàng có hội sở chính đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó NHTMCP Bƣu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là NHTMCP Liên Việt (LienVietBank) đƣợc thành lập theo Giấy phép thành lập và
hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc NHNNVN. Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bƣu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cho phép đổi tên thành NHTMCP Bƣu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.
Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital bank) tiền thân là Ngân hàng TMCP Gia Định, ngày 30/01/2012 NHTMCP Gia Định đƣợc đổi tên thành ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bản Việt với việc thay đổi thƣơng hiệu này đánh dấu sự chuyển mình và phát triển mới của một thƣơng hiệu mới cùng với việc tăng vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng.
Năm 2013, với sức mạnh hội nhập từ DaiABank và HDFinance, HDBank trở thành một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam, có tổng tài sản gần 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ trên 8.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: NHTMCP Sài Gòn (SCB), NHTMCP Đệ Nhất (Ficombank), NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). NHTMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.
3.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Tác giả sử dụng phƣơng pháp dữ liệu bảng để kiểm tra và phân tích mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi với 10 biến độc lập với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14 và thực hiện theo trình tự các bƣớc sau :
- Phân tích thống kê mô tả dữ liệu, khảo sát các cặp tƣơng quan giữa các biến
- Phân tích hiện tƣợng đa cộng tuyến bằng chỉ số VIF .
- Phân tích hồi quy và phƣơng trình hồi quy với ROA, ROE thông qua mô hình dữ liệu bảng.
- Kiểm định F test và Hausman để lựa chọn mô hình Pooled OLS, FEM, REM cho phù hợp.
Đầu tiên lựa chọn mô hình FEM và REM thông qua so sánh thông số Prob.Chi-Square bằng kiểm định Hausman, nếu Prob.Chi-Square có giá trị < α = 5% nên ta kết luận bác bỏ giả thuyết H0 với giả thiết H0 là nên chọn mô hình REM.
Trƣờng hợp loại bỏ mô hình REM, ta tiến hành kiểm định F test để chọn lựa mô hình Pooled OLS hay FEM bằng chỉ số P-value ≤ 5% để bác bỏ giả thuyết H0 với giả thiết H0 là nên chọn mô hình Pooled OLS.
Trƣờng hợp loại bỏ mô hình FEM, ta tiến hành kiểm định F test để chọn lựa mô hình REM hay Pooled OLS, tiến hành kiểm định nhân tử Largrange để chọn mô hình REM hay Pooled OLS bằng chỉ số P-value ≤ 5% để bác bỏ giả thuyết H0 với giả thiết H0 là nên chọn Pooled OLS.
- Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, ta tiến hành kiểm định mô hình đã chọn và xử lý vi phạm mô hình (nếu có).
- Dựa vào các giá trị thống kê để lựa chọn biến phù hợp
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.4.1. Phân tích thống kê mô tả 3.4.1. Phân tích thống kê mô tả
Phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc nhằm giúp ta nhìn sơ bộ về mẫu nghiên cứu. Phân tích thống kê mô tả sẽ đi tóm tắt thống kê các biến độc lập và các biến phụ thuộc của các NHTMCP có hội sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2015, qua đó cho biết giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của từng biến nghiên cứu.
3.4.2. Phân tích tự tƣơng quan
Phân tích tự tƣơng quan đƣợc sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Phân tích nhằm xác định các biến có tƣơng quan với nhau hay không từ đó phát hiện dấu hiệu của mô hình có bị tƣơng quan hay không,
nếu có thì hiện đa cộng tuyến cũng có nguy cơ xảy ra. Để lƣợng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến định lƣợng, ta sử dụng hệ số tƣơng quan Peason, trị tuyệt đối của Peason cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị này tiến gần đến 1 khi hai biến có mối liên hệ tƣơng quan tuyến tính chặt chẽ, trƣờng hợp Peason = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tƣơng quan.
3.4.3. Phân tích hồi quy
Để đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc và xem chiều tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc nhƣ thế nào ta sử dụng phƣơng pháp tổng bình phƣơng bé nhất để hồi quy, hằng số và các tham số của mô hình sẽ đƣợc ƣớc lƣợng. Hệ số P-value của kết quả phân tích hồi quy cho biết mức độ tác động của các biến độc lập lên các biến phụ thuộc. Các mức thống kê có ý nghĩa thƣờng đƣợc sử dụng là 1%, 5%, 10% (có độ tin cậy là 99%, 95%, 90%). Trong nghiên cứu này, tác giả chọn mức ý nghĩa thống kê là 10% tức là biến độc lập chỉ đƣợc xem là có ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc khi giá trị P-value của từng biến độc lập trong mô hình hồi quy nhỏ hơn 10% (P-value < 0,1), tức là biến độc lập có ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc với độ tin cậy là 90%.
Hệ số R – squared từ kết quả phân tích cho biết mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu đến mức độ nào. Hay mức độ khác biệt của biến phụ thuộc có thể giải thích bởi sự khác biệt của các biến độc lập
3.4.4. Kiểm định tính thích hợp của mô hình
Sau khi phân tích hồi quy, vấn đề tiếp theo là xem xét mức độ phù hợp của mô hình đối với dữ liệu qua giá trị Prob > Chi - square. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ta đặt giả thuyết hệ số R-squared = 0. Nếu giá trị Prob < 5% thì bác bỏ giả thuyết.
3.4.5. Kiểm định Durbin Watson về tự tƣơng quan
Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, ta tiến hành kiểm định để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy và tìm ra những vi phạm giả thuyết (nếu có).
- Trƣờng hợp chọn mô hình FEM, ta đọc các kết quả hồi qui và tiến hành kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi, kiểm định tự tƣơng quan phần dƣ và kiểm định tƣơng quan phần dƣ của đơn vị chéo.
- Trƣờng hợp chọn mô hình REM, ta đọc các kết quả hồi qui và tiến hành kiểm định tự tƣơng quan.
- Trƣờng hợp chọn mô hình Pooled OLS, ta đọc các kết quả hồi qui và tiến hành kiểm định đa cộng tuyến, thiếu biến, phƣơng sai sai số thay đổi, phân phối chuẩn phần dƣ.
3.4.6. Kiểm định đa cộng tuyến
Khi phân tích tƣơng quan, hệ số tƣơng quan giữa các biến cao là dấu hiệu của đa cộng tuyến, đây là cơ sở để chúng ta kiểm định đa cộng tuyến. Để phát hiện trƣờng hợp một biến có tƣơng quan tuyến tính mạnh với các biến còn lại của mô hình. Ta sử dụng hệ số phóng đại phƣơng sai. Dựa vào kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính và hệ số phóng đại phƣơng sai, các biến có hệ số phóng đại phƣơng sai > 10 sẽ lần lƣợt bị loại khỏi mô hình và tiếp tục phân tích hồi quy cho đến khi không còn hiện tƣợng đa cộng tuyến
Sau khi kiểm định mô hình đã chọn, trƣờng hợp mô hình vi phạm thì tiến hành xử lý vi phạm mô hình, ta xử lí vi phạm bằng cách sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất tổng quát khả thi FGLS - Feasible General Least Square hoặc phƣơng pháp hiệu chỉnh số liệu mảng PCSE – Panel correted standar error.
Kết luận chƣơng 3
Chƣơng 3, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu, dựa trên các mô hình nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đƣợc trình bày tại Chƣơng 2 tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu và xây dựng hai mô hình nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của các NHTMCP có hội sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh với 02 biến phụ thuộc ROA và ROE và cũng đã trình bày chi tiết phần mô tả, đo lƣờng các biến độc lập CAPITAL, SIZE, LIQUID, NPL, GDP, INF, LOAN, DEPOSIT, PROVI, COST. Giới thiệu chi tiết các bƣớc phân tích, kiểm định trong mô hình nghiên cứu thông qua việc phân tích thống kê mô tả, phân tích tự tƣơng quan, kiểm định đa cộng tuyến, phân tích hồi quy, kiểm định tính thích hợp của mô hình, kiểm định mô hình đã chọn, xử lý vi phạm mô hình (nếu có)
Trên cơ sở các nội dung của phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc trình bày ở chƣơng 3, tiếp theo chƣơng 4 tác giả trình bày kết quả nghiên cứu với những phân tích và các kiểm định cần thiết.
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng về tỷ suất sinh lợi.
Với dữ liệu nghiên cứu đã thu thập, tác giả sử dụng hàm summarize trong phần mềm Stata 14 để phân tích thống kê mô tả đƣợc thực hiện nhằm mục đích tóm tắt đặc điểm của dữ liệu, kết quả đƣợc trình bày ở phụ lục 3. Thống kê mô tả phân tích các chỉ tiêu phổ biến nhƣ giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, độ lệch chuẩn. Dữ liệu thu thập của 10 ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2015 với các thông số về thống kê đƣợc tính toán theo bảng 4.1 nhƣ sau :