quản trị tài sản nợ, có, nhất là quản trị thanh khoản
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng, khó khăn, tính thanh khoản tác động ngƣợc chiều đối với tỷ suất sinh lợi . Tuy nhiên hiện nay nền kinh tế đã phục hồi thì việc các ngân hàng nắm giữ càng nhiều tài sản dự trữ, tính thanh khoản càng cao càng tốt, giải pháp tăng tính thanh khoản tại các NHTMCP:
Cung cấp sản phẩm, dịch vụ gắn với các chƣơng trình gia tăng giá trị cho khách hàng nhƣ chƣơng trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng… nhằm gia tăng hình ảnh, uy tín của ngân hàng đối với khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
Sử dụng hiệu quả vốn huy động của khách hàng, ngoài việc phát vay, ngân hàng nên đầu tƣ mua trái phiếu chính phủ với lãi suất thấp, việc nắm giữ trái phiếu chính phủ giúp NHTM có thể vay thế chấp lẫn nhau hoạc tái chiết khấu tại NHNN với lợi suất hấp dẫn mà rủi ro thấp trong giai đoạn nền kinh tế đang phục hồi.
Chấp hành và tuân thủ các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động theo quy định của Nhà nƣớc, nâng cao đạo đức trong kinh doanh và tránh chạy theo tỷ suất sinh lợi mà bất chấp rủi ro.
Thực hiện cơ cấu lại tài sản có, tài sản nợ cho hợp lý. Đây là công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTMCP. Cơ cấu lại nguồn vốn huy động, cho vay trên thị trƣờng, i dƣ nợ cho vay ngắn hạn với vay trung hạn, giữa vốn huy động ngắn hạn dùng cho vay trung hạn, dài hạn. Thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn. Vấn đề sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn với tỷ trọng lớn hoặc cùng là vốn ngắn, trung và dài hạn nhƣng thời gian phải cụ thể rõ ràng để kiểm soát dòng tiền ra, vào của mình, đảm bảo an toàn trong hoạt động, giảm thiểu rủi ro thanh khoản