THỰC TRẠNG VỀ TỶ SUẤT SINH LỢI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 64 - 75)

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG VỀ TỶ SUẤT SINH LỢI

Với dữ liệu nghiên cứu đã thu thập, tác giả sử dụng hàm summarize trong phần mềm Stata 14 để phân tích thống kê mô tả đƣợc thực hiện nhằm mục đích tóm tắt đặc điểm của dữ liệu, kết quả đƣợc trình bày ở phụ lục 3. Thống kê mô tả phân tích các chỉ tiêu phổ biến nhƣ giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, độ lệch chuẩn. Dữ liệu thu thập của 10 ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2015 với các thông số về thống kê đƣợc tính toán theo bảng 4.1 nhƣ sau :

Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu

Tên biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất ROE 80 8.670118 6.3139 0.304259 28.4644 ROA 80 1.095645 1.0307 0.023519 5.95144 CAPITAL 80 12.82166 7.0611 4.255612 46.2446 COST 80 51.64302 13.768 22.71009 91.3087 LOAN 80 49.66186 14.176 11.56711 82.2852 DEPOSIT 80 60.81433 14.058 29.20983 89.2171 LIQUID 80 20.364 10.437 5.601566 42.8868 SIZE 80 7.710129 0.4625 6.770192 8.49348 PROVI 80 1.24687 0.9707 0.286938 5.54926 NPL 80 2.130735 1.7806 0 11.4 GDP 80 5.91 0.5943 5.03 6.78 INF 80 9.76875 6.9965 0.63 22.97

Bảng 4.1 mô tả giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và số mẫu quan sát dùng trong nghiên cứu.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAPITAL) có giá trị thấp nhất là 4.26% (năm 2011 của ACB) và lớn nhất là 46.244% (năm 2008 của LienVietPostbank). Tỉ lệ có giá trị trung bình là 12.8217% và độ lệch chuẩn là 7.0610.

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập (COST) có giá trị thấp nhất là 22.71% (năm 2001 của SGB) và tỷ lệ lớn nhất là 91.31% (năm 2008 của VietCapitalbank). Tỉ lệ có giá trị trung bình là 51.6430% và độ lệch chuẩn là 13.7682.

Cho vay khách hàng (LOAN) có giá trị nhỏ nhất là 11.5671% (năm 2008 của VietCapitalbank) và có giá trị lớn nhất là 82.2852% (năm 2009 của SGB). Tỉ lệ có giá trị trung bình là 49.66186% và độ lệch chuẩn là 14.17649.

Tiền gửi khách hàng (DEPOSIT) có giá trị nhỏ nhất là 29.2098% ( năm 2011 của Eximbank) và có giá trị lớn nhất là 89.21708% ( năm 2015 của Sacombank). Tỉ lệ có giá trị trung bình là 60.8143% và độ lệch chuẩn là 14.0578.

Tính thanh khoản (LIQUID) có giá trị nhỏ nhất là 5.6% (năm 2015 của Sacombank) và có giá trị lớn nhất là 42.89% ( năm 2012 của Eximbank). Tỉ lệ có giá trị trung bình là 20.364% và độ lệch chuẩn là 10,4370.

Quy mô tài sản (SIZE) có giá trị nhỏ nhất là 5,891,034 triệu đồng (năm 2008 của Namabank) và có giá trị lớn nhất là 331,513,679 triệu đồng (năm 2015 của SCB). Tỉ lệ có giá trị trung bình là 83,588,965 triệu đồng.

Rủi ro tín dụng (PROVI) có giá trị nhỏ nhất là 0,2869% (năm 2008 của LienVietPostbank) và có giá trị lớn nhất là 5.55% (năm 2008 của VietCapitalbank). Tỉ lệ có giá trị trung bình là 1.2468% và độ lệch chuẩn là 0.9707.

Nợ xấu (NPL) có giá trị nhỏ nhất là 0.28% (năm 2009 của LienVietPostbank) và có giá trị lớn nhất là 11.4% ( năm 2010 của SCB). Tỉ lệ có giá trị trung bình là 2.1307% và độ lệch chuẩn là 1.7806.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 ROA ROE

Biểu đồ 4.1. ROA, ROE bình quân của các NHTMCP có hội sở chính tại TPHCM giai đoạn 2008 – 2015

Giai đoạn 2008 – 2015, hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng tác động ảnh hƣởng không nhỏ từ những khó khăn của nền kinh tế trong bối cảnh chung của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những khó khăn từ thị trƣờng hàng hóa, thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng chứng khoán cùng với những tồn tại hạn chế trong chính hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn hội tụ, phát sinh trở thành những vấn đề lớn của nên kinh tế, nhất là tình hình nợ xấu phát sinh và có xu hƣớng tăng; cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn không hợp lý, chủ yếu tập trung tín dụng, đầu tƣ trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN, một số tổ chức tín dụng không có đầu mục đầu tƣ hoặc vốn huy động ngắn hạn là chủ yếu song tập trung nhiều vào cho vay trung hạn, cho vay bất động sản, do đó tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn.

Sự tăng trƣởng của các hoạt động kinh doanh và việc mở rộng hoạt động, mạng lƣới hoạt động gắn liền với hiệu quả hoạt động, các sản phẩm dịch vụ sẽ mang lại tiện ích cho khách hàng, thu hút khách hàng và mở rộng thị phần, đó là kết quả của tăng trƣởng hiệu quả. Tuy nhiên trong thời gian qua gần đây khi một số vụ việc liên quan đến hoạt động ngân hàng phát sinh, tâm lý thị trƣờng và niềm tin của ngƣời dân ảnh hƣởng đã trực tiếp tác động đến các hoạt động kinh doanh của một số NHTMCP.

Bảng 4.2. ROA tại các NHTMCP có hội sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2015 ĐVT: % Ngân hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 ABBANK 0.37 1.18 1.26 0.75 0.86 0.24 0.17 0.14 ACB 2.10 1.31 1.14 1.14 0.44 0.50 0.53 0.14 Eximbank 1.47 1.73 1.38 1.65 1.26 0.39 0.21 0.03 HDBank 0.63 1.02 0.78 0.95 0.62 0.25 0.48 0.59 LienVietpostbank 5.95 3.11 1.95 1.74 1.31 0.71 0.46 0.33 Namabank 0.16 0.51 0.96 1.26 1.13 0.47 0.50 0.55 Sacombank 1.40 1.61 1.25 1.44 0.86 1.76 1.20 0.39 SCB 1.20 0.58 0.46 0.21 0.04 0.02 0.04 0.03 Saigonbank 1.44 1.77 4.73 1.91 2.00 1.18 1.14 0.24 VietCapitalbank 1.44 1.77 4.75 1.98 2.00 1.18 0.63 0.18

Nguồn Báo cáo tài chính của các Ngân hàng và tính toán của tác giả

Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các ngân hàng dao động từ mức thấp nhất là 0.02352% (năm 2013 của SCB) và cao nhất là 5.9514% (năm 2008 của LienVietPostbank). Trung bình tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản là 1.096% và độ lệch chuẩn là 1.0307.

LienVietpostbank có ROA cao nhất hai năm liên tiếp năm 2008 (5.95%) và năm 2009 (3.11%); VietCapitalbank có ROA cao nhất vào năm 2010 (4.75%), năm 2013 (1.18%), Saigonbank có ROA cao nhất là 2.01% vào năm 2012, Sacombank có ROA cao nhất 1.21% vào năm 2014 va HDBank có tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản cao nhất 0.59%. Phần lớn các ngân hàng đều đạt mức ROA lớn nhất trong năm 2009, 2010; ngoại trừ LienVietpostbank năm 2008, Namabank năm 2012 và

Sacombank năm 2013. Xu hƣớng chung của các ngân hàng đều trãi qua sự sụt giảm trong ROA từ sau năm 2010 do tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn cùng với năng lực quản trị yếu kém đã dẫn đến hàng loạt vụ việc mua bán, sáp nhập ngân hàng trong năm 2012, một năm khó khăn với ngành ngân hàng. Trong năm 2013 hầu hết các ngân hàng đều có ROA tiếp tục sụt giảm, ngoại trừ ACB, Sacombank có ROA tăng so với năm trƣớc và đến năm 2015 ROA các ngân hàng tiếp tục sụt giảm, ngoại trừ HDBank, Namabank có ROA tăng so với năm 2014. Đây cũng là các ngân hàng có kết quả hoạt động tốt hơn năm 2014. Trong năm 2015, hầu hết tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của các ngân hàng đều dƣới 1%.

Bảng 4.3. ROE tại các NHTMCP có hội sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2015 ĐVT: % Ngân hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 ABBANK 1.26 6.94 10.30 6.66 8.21 2.45 2.05 1.58 ACB 28.46 21.78 20.52 26.82 6.33 6.61 7.68 2.24 Eximbank 5.54 8.48 13.43 18.64 13.53 4.49 2.42 0.30 HDBank 3.58 10.81 11.43 12.02 6.05 2.53 5.37 6.71 LienVietpostbank 12.87 14.11 16.63 14.82 11.75 7.79 6.31 4.60 Namabank 0.75 4.21 6.37 7.29 4.85 4.14 5.62 5.69 Sacombank 12.31 15.84 13.63 14.06 9.60 16.63 12.61 5.08 SCB 16.51 6.87 5.90 2.64 0.56 0.32 0.68 0.52 Saigonbank 10.97 10.86 22.53 9.20 8.40 4.94 5.19 1.27 VietCapitalbank 10.97 10.86 22.61 9.20 8.40 4.94 4.89 1.61

Nguồn Báo cáo tài chính của các Ngân hàng và tính toán của tác giả

Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) dao động từ mức thấp nhất là 0.3043% (năm 2015 của Eximbank) và cao nhất là 28.4644% (năm 2008 của ACB).

Trung bình tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản là 8.6701% và độ lệch chuẩn là 6.3139. Từ năm 2012 đến năm 2015 đánh dấu sự sụt giảm trong ROE của các ngân hàng. Có thể thấy rằng hầu hết các ngân hàng đều đạt ROE cao nhất trong giai đoạn 2010, 2011, ngoại trừ ACB, SCB với mức ROE cao nhất năm 2008, Sacombank có ROE cao nhất vào năm 2013.

Giai đoạn từ 2008 – 2010, hầu hết các ngân hàng đều có ROE đạt ở mức trên hai chữ số thì trong năm 2011 có 5 ngân hàng đạt ROE trên 10% gồm ACB (26.82%), Eximbank (18.64%), HDBank (12.02%), LietVietpostbank (14.82%), Sacombank (14.06%). Mặc dù lợi nhuận sau thuế của HDB thấp hơn ABBank nhƣng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của ABBank vẫn thấp hơn HDBank.

SCB có ROE đạt thấp nhất 0.35% vào năm 2013, sụt giảm rất nhiều so với năm 2010 (16.51%), tƣơng tự Eximbank có mức ROE rất thấp năm 2015, sụt giảm sâu so với năm 2011.

Sacombank có ROE tăng trƣởng ở mức trên hai chữ số, riêng năm 2012 đạt 9.6% và đến năm 2015 tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu chỉ đạt 5.08%. Trái với xu hƣớng của Sacombank thì tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của ACB liên tục giảm mạnh trong giai đoạn 2008 – 2012, đến năm 2013 và 2014 ROE tăng nhẹ nhƣng đến năm 2015 tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu lại tiếp tục sụt giảm.

Việc sụt giảm ROE của các ngân hàng là do tình hình nợ xấu tăng cao khiến cho lợi nhuận sau thuế sụt giảm. Thêm vào đó, nền kinh tế đang dần ổn định, các ngân hàng đã tiến hành hạ lãi suất để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ đến mức lợi nhuận của các ngân hàng. Mặt khác, nguồn vốn chủ sở hữu của các ngân hàng lại gia tăng đều qua các năm khiến cho tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận không theo kịp gây ra sự sụt giảm trong tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu trong thời gian qua.

Tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015 diễn biến phức tạp nhƣ tăng trƣởng GDP chậm, tỷ lệ lạm phát không ổn định, thị trƣờng trong nƣớc thu hẹp, sức mua giảm mạnh, doanh nghiệp bị giải thể tăng cao, thị trƣờng bất động

sản trầm lắng kéo dài… những khó khăn đó đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP) có giá trị nhỏ nhất là 5.03% vào năm 2012 và có giá trị lớn nhất là 6.78% vào năm 2010. Tỉ lệ có giá trị trung bình là 5.91% và độ lệch chuẩn là 0.5943. Dƣới dây là đặc điểm tiêu biểu của nền kinh tế Việt Nam.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nguồn Tổng cục thống kê Việt Nam

Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2008 – 2015

Mặc dù khó khăn khủng hoảng năm 2008 nhƣng tăng trƣởng GDP thực của Việt Nam vẫn đạt mức trên 5% giai đoạn 2008 – 2014 (biểu đồ 4.1). Sở dĩ GDP thực thấp hơn GDP danh nghĩa vì lạm phát năm 2008 cao ở mức gần 20%, các năm 2012 – 2015 GDP thực gần bằng so với GDP danh nghĩa bởi lẻ giai đoạn này Chính phủ kiểm soát chặt chẽ tình hình lạm phát trong nƣớc cố giữ lạm phát về lạm phát mục tiêu một con số.

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Nguồn Tổng cục thống kê Việt Nam

Biểu đồ 4.3. Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015

Lạm phát (INF) có giá trị nhỏ nhất là 0.63% vào năm 2015 và có giá trị lớn nhất là 22.97% vào năm 2008. Tỉ lệ có giá trị trung bình là 9.76875% và độ lệch chuẩn là 6.996465.

Lạm phát năm 2008 ở Việt Nam tăng mạnh và đạt mức cao nhất trong suốt thập kỷ qua. Nguyên nhân tiềm ẩn của mức lạm phát cao tại Việt Nam trong năm 2008 là do năm 2007 NHNN đã tung một lƣợng lớn tiền đồng ra để thu mua ngoại tệ từ nƣớc ngoài đổ vào Việt Nam, chính điều này đã làm tăng lƣợng tiền lƣu thông trong nền kinh tế tăng quá cao so với nhu cầu. Mặt khác, giá nguyên liệu, nhiên liệu, đặc biệt là xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu, thép và phôi thép… trên thế giới trong hai năm 2007, 2008 tăng mạnh, trong điều kiện kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu với nhập khẩu chiếm 90% GDP, giá nhiên liệu nhập khẩu tăng làm tăng giá thị trƣờng trong nƣớc. Trƣớc tình hình lạm phát ở mức cao năm 2008, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt trong sáu tháng đầu năm. Lãi suất cơ bản tăng dần từ 8.75% vào tháng 1 lên 14% vào tháng 7. Lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn cũng đạt đỉnh lần lƣợt ở mức 15% và 13%. Hệ quả là lãi suất huy động đạt đỉnh ở mức 20% và lãi suất cho vay chạm tới 24 – 25%. Tuy nhiên việc thắt chặt tiền tệ không thể kéo dài trƣớc nguy cơ kinh tế suy thoái do chịu ảnh

hƣởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu. từ tháng 9/2008, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt hơn bao gồm việc cắt giảm lãi suất huy động, lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn giảm xuống chỉ còn 8.5%, 7.5% và 9.5% vào cuối năm 2008. Lãi suất cho vay cao nhất giảm xuống chỉ còn 12.75% và lãi suất huy động cũng hạ xuống quanh mức 8%/năm.

Sang năm 2009, lạm phát trong nƣớc giảm mạnh xuống chỉ còn 6.88%. Lạm phát năm 2009 tƣơng đối ổn định, ngoài tháng 2 và tháng 12 có chỉ số giá tiêu dung tăng trên 1%, các tháng còn lại giảm hoặc tăng thấp hơn 1%, đây là kết quả của biện pháp tiền tệ thắt chặt, nền kinh tế Việt Nam đạt đƣợc thành công kép, vừa tăng trƣởng tƣơng đối khá, vừa duy trì đƣợc mức độ lạm phát không cao, là thành công lớn trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô.

Năm 2010, lạm phát cao lại quay lại với nền kinh tế ở mức 9.19% và tiếp tục tăng mạnh ở mức 18,58% trong năm 2011. Sự gia tăng lạm phát này do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân đầu tiên là do Nhà nƣớc chủ trƣơng phát triển kinh tế ở mức độ cao bằng mọi giá với những gói kích cầu nhằm vực lại nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.. Tuy nhiên đồng Việt Nam mất giá cũng làm tăng lạm phát. Ngoài ra việc gia tăng giá xăng, điện cùng các yếu phẩm khác cũng là một trong những nguyên nhân góp phần làm tình trạng lạm phát trở nên trầm trọng hơn.

Năm 2012, lạm phát giảm mạnh và đƣợc kiềm chế, nguyên nhân chủ yếu là từ sự chi phối rất lớn của sự tăng chậm lại rõ rệt của tổng cầu bao gồm cả tổng cầu tiêu dùng và tổng cầu đầu tƣ, cả tổng cầu trong nƣớc và xuất khẩu. Cuối năm 2012 tổng vốn đầu tƣ giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua còn 33.5% GDP. Đáng chú ý là tỷ trọng vốn đầu tƣ của khu vực kinh tế nhà nƣớc 2012 vẫn duy trì ở mức 37.8% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội.

Do sức mua trong và ngoài nƣớc đều tăng chậm nên phần lớn doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn về đầu ra cho các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ suốt cả năm 2012. Do những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm đi đôi với chi phí đầu vào

cao nên năm 2012 đã có thêm khoảng 50000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, đƣa tổng số doanh nghiệp thể ngừng hoạt động trong 2 năm 2011 và 2012 lên đến 10 vạn chiếm hơn một nửa doanh nghiệp loại này trong suốt hai thập kỷ qua. Do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp hạn chế tạo công ăn việc làm, thậm chí làm gia tăng thất nghiệp và giảm thu nhập của ngƣời lao động, tạo ra vòng xoáy cắt giảm tiêu dùng. Mặt khác, chính sách tiền tệ và tín dụng ngân hàng thận trọng đã góp phần tích cực vào kiềm chế lạm phát năm 2012. Mặt bằng lãi suất cũng đƣợc kéo giảm xuống rõ rệt trong năm 2012 nhằm ổn định thị trƣờng tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)