Mối quan hệ giữa ROA và ROE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 40)

CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.3. TỔNG QUAN VỀ TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

2.3.2.4. Mối quan hệ giữa ROA và ROE

Mối quan hệ trên cho thấy thu nhập của một ngân hàng rất nhạy cảm với phƣơng thức tài trợ tài sản. (Sử dụng nhiều nợ hơn hay nhiều vốn chủ sở hữu hơn). Một ngân hàng có ROA thấp vẫn có thể đạt ROE ở mức cao nếu nhƣ sử dụng nhiều nợ (bao gồm cả tiền gởi của khách hàng) và sử dụng tối thiểu vốn chủ sở hữu trong quá trình tài trợ tài sản.

ROE = ROA *

Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

2.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại các NH thƣơng mại

Tỷ suất sinh lợi của một ngân hàng chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố, bao gồm nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong ngân hàng. Các nhân tố bên ngoài là các nhân tố không liên quan đến các quyết định quản lý ngân hàng; các nhân tố bên trong là các nhân tố chịu ảnh hƣởng bởi các quyết định quản lý và mục tiêu chính sách của ngân hàng.

2.3.3.1. Các nhân tố môi trƣờng kinh doanh từ bên ngoài ảnh hƣởng đến ngân hàng. ngân hàng.

- Tăng trƣởng kinh tế: Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) là thƣớc đo để đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế. GDP là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối dùng đƣợc sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thƣờng là một năm, khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, còn đƣợc gọi là tổng sản phẩm quốc nội. Hay nói cách khác GDP là tổng chi tiêu của gia đình, đầu tƣ của doanh nghiệp, chi tiêu của Chính phủ cộng phần chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết đối với sự tăng trƣởng của nền kinh tế. Nguồn huy động vốn từ khu vực tiết kiệm đƣợc ngân hàng phân phối sang khu vực đầu tƣ, từ đó tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao mức sống, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng giúp thúc đẩy tiêu dùng, kích cầu cho nền kinh tế, gián tiếp thúc đẩy hoạt động kinh doanh, mở rộng hoạt động cũng nhƣ đầu tƣ nƣớc ngoài vào một quốc gia.

Khi nền kinh tế tăng trƣởng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về vốn cũng nhƣ sử dụng các dịch vụ bảo lãnh, L/C, thanh toán và các dịch vụ NH khác cũng gia tăng mạnh mẽ, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống NHTM. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế chậm phát triển thì lƣợng hàng sản xuất của doanh nghiệp không bán đƣợc, dòng vốn lƣu động không đáp ứng đƣợc nhu cầu

hoạt động cũng nhƣ thanh khoản của doanh nghiệp, dẫn đến các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc có trƣờng hợp phá sản, gây tổn thất cho các NHTM.

- Lạm phát (INF): Là hiện tƣợng tiền trong lƣu thông vƣợt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên ồ ạt, ảnh hƣởng đến giá trị thực của chi phí và doanh thu. Khi tình hình lạm phát tăng cao, đồng tiền bị mất giá, các ngân hàng muốn giữ chân khách hàng đồng thời tránh bị các ngân hàng khác thu hút nguồn vốn, buộc các ngân hàng thƣơng mại phải tăng lãi suất huy động và dẫn đến cuộc chạy đua về lãi suất, gây ảnh hƣởng đến hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Mặt khác khi lãi suất huy động tăng cao sẽ kéo theo hệ quả lãi suất cho vay cũng tăng cao, điều này sẽ làm xấu đi môi trƣờng đầu tƣ của các ngân hàng.

Khi lạm phát xảy ra, NHNN phải thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ, cùng với việc giá cả hàng đầu vào ngày càng lớn khiến cho nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh tuy lớn nhƣng không thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn của ngân hàng, gây ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi lạm phát tăng cao gây thị trƣờng gặp nhiều khó khăn và suy yếu cũng nhƣ gây tổn thất cho nền kinh tế và trong đó không ngoại trừ hệ thống ngân hàng thƣơng mại, tổn hại lòng tin của nhà đầu tƣ, gây khó khăn trong việc ra các quyết định đầu tƣ cũng nhƣ quản trị.

2.3.3.2. Các nhân tố môi trƣờng kinh doanh từ bên trong ảnh hƣởng đến ngân hàng. ngân hàng.

- Vốn chủ sở hữu (CAPITAL): là lƣợng tiền mà ngân hàng phải có để hoạt động, là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp và nó đƣợc tạo ra trong quá trình kinh doanh dƣới dạng lợi nhuận giữ lại, vốn chủ sở hữu còn đƣợc gọi là vốn riêng; và là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản, tạo niềm tin cho công chúng và đảm bảo với chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng. Ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng lớn, nhu cầu vay vốn bên ngoài ít hơn thì càng có thể giảm đƣợc chi phí vốn, từ đó tăng khả năng sinh lợi. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng gồm

vốn của NHTM, các nguồn quỹ của NHTM và các tài sản nợ khác đƣợc xếp vào vốn; trong đó vốn của NHTM gồm vốn điều lệ đƣợc quy định trong điều lệ và tối thiểu phải bằng vốn pháp định, là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng; vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định để xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc, mua sắm máy móc, trang thiết bị, phƣơng tiện vận tải… phục vụ công tác quản lý, kinh doanh của NHTM; các khoản thặng dƣ phát hành cổ phiếu, các khoản lợi nhuận để lại.

Một ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao thì sau khi đảm bảo các tiêu chuẩn về vốn, phần vốn thặng dƣ có thể dùng nhƣ nguồn vốn cho vay. Nguồn vốn chủ sở hữu là vốn không phải hoàn trả trong quá trình hoạt động kinh doanh, vì vậy nguồn vốn này rất ổn định và có thể dùng để đầu tƣ và cho vay trung dài hạn. Là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chỉ tiêu này giúp đánh giá đƣợc khả năng thanh toán của ngân hàng trong trƣờng hợp ngân hàng gặp thua lỗ.

Một trong những điều ƣớc quốc tế đƣợc hầu hết nhà quản trị ngân hàng trên thế giới đặc biệt quan tâm là Hiệp ƣớc quốc tế về an toàn vốn do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ban hành lần đầu vào năm 1988 (với tên gọi Basel I). Sau đó hiệp ƣớc vốn này đƣợc thay thế bằng Basel II và cuối cùng là Basel III. Theo hiệp định Basel II quy định về an toàn vốn tối thiểu phải ít nhất là 8%, trong khi đó Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam quy định áp dụng mức tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phải là 9% đối với các ngân hàng thƣơng mại hoạt động tại Việt Nam tại Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN và hiện nay áp dụng Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN. Đồng thời theo lộ trình Ngân hàng nhà nƣớc chọn 10 ngân hàng thực hiện thí điểm áp dụng các chuẩn mực của Basel II và đến năm 2018 hoàn thành, sau đó sẽ mở rộng áp dụng đối với các NHTM khác. Uỷ ban Basel giám sát ngân hàng đã phát triển Hiệp ƣớc vốn Basel II thành Hiệp ƣớc vốn Basel III với những quy định nghiêm ngặt hơn dành cho 27 ngân hàng thành viên với lộ trình để thực hiện Basel III bắt đầu từ tháng 01/2013 và hoàn thành vào cuối năm 2018.

- Chi phí hoạt động (COST): Là khoản phải chi trong kỳ cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Chi phí hoạt động gồm chi trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền

vay, lãi phát hành trái phiếu, kinh doanh vàng bạc, đá quý, kinh doanh ngoại tệ, mua bán chứng khoán, khấu hao tài sản cố định, chi nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật, chi lƣơng và các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phí quảng cáo, tiếp thị, trích lập quỹ dự phòng…

Ngƣời ta thƣờng dùng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập để đánh giá mức độ hiệu quả trong việc quản lý chi phí của ngân hàng, từ đó ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra chỉ tiêu này cho thấy mối tƣơng quan giữa chi phí và thu nhập, thông qua đó các nhà đầu tƣ có cái nhìn tốt hơn về khả năng sinh lợi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ thì càng tốt vì khi đó cần ít chi phí hơn để tạo 1 đồng thu nhập, nói cách khác, ngân hàng thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn từ đó tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng sẽ cao hơn. Thêm vào đó, tỷ suất sinh lợi của ngân hàng còn chịu nhiều ảnh hƣởng bởi các chiến lƣợc phát triển kinh doanh của ngân hàng, do đó các nhà quản trị cần hoạch định, phân kỳ thời gian thực hiện cụ thể và cần gắn với tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tình hình kinh tế vĩ mô để gia tăng tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng.

- Cho vay khách hàng (LOAN): là hoạt động giữ vai trò quan trọng, khoản mục này chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng tài sản của ngân hàng, vì vậy lợi nhuận đem lại từ cho vay là nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Các nghiệp vụ cho vay sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng từ thu nhập lãi vay. Tuy nhiên hầu hết rủi ro của ngân hàng đều nằm trong lĩnh vực cho vay khi tăng trƣởng của hoạt động cho vay không đi cùng với việc kiểm soát chất lƣợng. [9,tr188]

Chỉ tiêu dƣ nợ cho vay thƣờng đƣợc đo lƣờng thông qua tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản. Tỷ số này quá nhỏ chứng tỏ ngân hàng cho vay quá ít so với nguồn vốn huy động đƣợc, lợi nhuận thu đƣợc không cao. Ngƣợc lại, tỷ số này quá cao cho thấy ngân hàng cho vay quá nhiều, ngân hàng có khả năng mất khả năng thanh khoản nếu xảy ra biến động.

Bên cạnh đó, ngƣời ta thƣờng sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ cho vay để đánh giá một cách gián tiếp chất lƣợng tài sản có của NHTM. Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài

sản có đƣợc sử dụng để cấp tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao, gần bằng 100% thì rủi ro hoạt động của ngân hàng cũng tăng theo vì khi ấy ngân hàng hầu nhƣ không có tiền dự trữ cho nhu cầu rút vốn của khách hàng.

- Tiền gửi của khách hàng (DEPOSIT): là nguồn huy động vốn chính của ngân hàng. Khi tiền gửi của khách hàng tăng cao, vốn huy động có chi phí thấp của ngân hàng càng dồi dào. Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay, đầu tƣ mang lại tỷ suất sinh lợi càng cao.

Phân loại theo chủ thể giao dịch: tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, từ các cá nhân dân cƣ. Các hình thức tiền gửi của tổ chức kinh tế gồm: Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi không kỳ hạn; Tiền gửi có kỳ hạn;Tiền gửi ký quỹ là những khoản tiền gửi vào ngân hàng với mục đích sử dụng xác định trƣớc (tiền gửi ký quỹ mở L/C), bảo chi séc, chờ thanh toán;

Theo tính chất giao dịch việc huy động vốn chia làm loại: Tiền gửi giao dịch và tiền gửi tiết kiệm và nó có thể đƣợc chia thành dạng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nguồn vốn nằm trên tài khoản thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn là khá lớn bởi vì nó phục vụ cho nhu cầu thanh toán giao dịch trong nền kinh tế. Đặc điểm của nguồn vốn này thƣờng là ngắn hạn, không ổn bởi vì khách hàng có thể rút tiền trên tài khoản bất kỳ lúc nào họ có nhu cầu. Ngân hàng sử dụng vốn phải đối phó với rủi ro thanh khoản hoặc sự ứ đọng vốn nhƣng ngƣợc lại chi phí sử dụng nó rất thấp. Việc huy động nguồn vốn tiền gửi phụ thuộc nhu cầu thanh toán của từng cá nhân. Ví dụ nhƣ những ngày giáp Tết hay lễ lớn, nhu cầu chi tiêu lớn, khách hàng thƣờng đến Ngân hàng để rút tiền. Lãi suất cũng có yếu tố quan trọng có tính cạnh tranh lớn, nhất là trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ. Sự thu hút nguồn tiền gửi phụ thuộc vào mức độ đa dạng hoá dịch vụ trình độ công nghệ Ngân hàng hiện đại tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng. Uy tín, thâm niên, sự giao tiếp lịch sự của đội ngũ cán bộ công nhân viên ảnh hƣởng khả năng huy động tiền gửi của Ngân hàng. Ngoài ra khả năng sử dụng vốn nhƣ khả năng cho vay, khả năng đầu tƣ sẽ ảnh hƣởng gián tiếp trong việc huy động nguồn vốn.

- Tính thanh khoản (LIQUID): là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Một ngân hàng có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng mở rộng nguồn vốn nhanh với chi phí thấp. [9,tr200]

Có nhiều chỉ tiêu để đo lƣờng tính thanh khoản của ngân hàng nhƣ tiền gửi trên tổng tài sản, tiền gửi trên tổng dƣ nợ, tiền và tƣơng đƣơng tiền trên tổng tài sản, tiền mặt trên tiền gửi, tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động. Khi tính thanh khoản tăng cao đồng nghĩa với việc ngân hàng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, lúc này số tiền dùng để thanh toán cho nhu cầu rút tiền đột xuất của khách hàng bị sụt giảm. Mặt khác, khi tỷ lệ này tăng cao, các nhà quản trị sẽ có xu hƣớng kiềm hãm sự cho vay và gia tăng huy động để có thể cân bằng lại nguồn đầu vào và đầu ra, theo chiều hƣớng gia tăng lãi suất cho vay và huy động. Ngƣợc lại, khi tỷ lệ này quá thấp lại cho thấy ngân hàng hoạt động kinh doanh không hiệu quả khi mà nguồn vốn đầu vào quá cao trong khi lại không cho vay ra đƣợc, khiến cho lợi nhuận của ngân hàng bị sụt giảm.

Trong hoạt động của ngân hàng thì việc duy trì thanh khoản là mục tiêu vô cùng quan trọng nếu rủi ro thanh khoản xảy ra có thể làm suy giảm lợi nhuận của ngân hàng, dẫn đến ngân hàng có thể rơi vào tính thế chấp nhận cho vay một cách miễn cƣỡng do phải huy động vốn với lãi suất cao hơn lãi suất cho vay, từ đó làm giảm khả năng sinh lợi. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân hàng không gặp rủi ro thanh khoản khi luôn có đƣợc nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà NH không có đủ nguồn vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trƣờng sẽ có thể mất khả năng thanh toán, mất uy tín và dẫn đến sự đỗ vỡ của toàn hệ thống.

- Quy mô ngân hàng (SIZE): thƣờng đƣợc sử dụng để nắm bắt các lợi thế kinh tế và tính phi kinh tế nhờ quy mô trong ngân hàng. Với tính lợi thế về quy mô các ngân hàng có quy mô tài sản lớn sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi trong quá trình mở rộng phân phối sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm các chi phí trong giao dịch từ đó có thể tăng lợi nhuận. Tuy nhiên tính phi kinh tế nhờ quy mô có thể xuất hiện khi quy mô

ngân hàng quá lớn, việc quản trị khối tài sản này đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và tốn kém nhiều chi phí, từ đó sẽ làm giảm lợi nhuận.

Căn cứ vào cấu trúc tài sản, quy mô tài sản ngân hàng gồm: Tiền mặt ;Các khoản cho vay gồm các khoản cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân; Đầu tƣ chứng khoán mà chủ yếu là thƣơng phiếu, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc…; TSCĐ và tài sản có khác chủ yếu là các khoản vốn trong quá trình thanh toán mà NHTM phải thu về bao gồm các khoản phải thu, các khoản lãi cộng dồn dự thu, tài sản có khác và các khoản dự phòng rủi ro khác.

Nếu ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì càng có khả năng mở rộng quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)