Dữ liệu thu thập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 58)

CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.3.3. Dữ liệu thu thập

Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu này đƣợc lấy từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng đƣợc chọn làm mẫu nhƣ bảng cân đối kế toán, báo cáo thƣờng niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính từ 2008 đến 2015 để tính các biến độc lập bên trong ngân hàng và biến phụ thuộc, báo cáo tình hình kinh tế – xã hội hàng năm của Tổng cục Thống kê để thu thập các biến bên ngoài ngân hàng. Tính đến thời điểm 31/12/2015 có tổng cộng 11 NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Danh sách các ngân hàng TMCP đƣợc trình bày ở Phụ lục 1.

Tuy nhiên đề tài chỉ chọn 10/11 NHTMCP có hội sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh mà không chọn tất cả vì tác giả không thu thập đƣợc dữ liệu năm 2015 của NHTMCP Đông Á, lý do tháng 8/2015 Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam công bố kết luận thanh tra toàn diện và ban hành quyết định kiểm soát đặc biệt đối với DongAbank. Sau khi thu thập dữ liệu 10 NHTMCP từ năm 2008 đến 2015, đề tài có tổng cộng 80 mẫu quan sát trên cơ sở thu thập các dữ liệu từ báo cáo tài chính. Dữ liệu của 10 biến độc lập, 02 biến phụ thuộc đã đƣợc tác giả tính toán và kết quả đƣợc trình bày ở Phụ lục 2.

Trong 10 ngân hàng có hội sở chính đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó NHTMCP Bƣu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là NHTMCP Liên Việt (LienVietBank) đƣợc thành lập theo Giấy phép thành lập và

hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc NHNNVN. Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bƣu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cho phép đổi tên thành NHTMCP Bƣu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.

Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital bank) tiền thân là Ngân hàng TMCP Gia Định, ngày 30/01/2012 NHTMCP Gia Định đƣợc đổi tên thành ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bản Việt với việc thay đổi thƣơng hiệu này đánh dấu sự chuyển mình và phát triển mới của một thƣơng hiệu mới cùng với việc tăng vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng.

Năm 2013, với sức mạnh hội nhập từ DaiABank và HDFinance, HDBank trở thành một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam, có tổng tài sản gần 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ trên 8.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: NHTMCP Sài Gòn (SCB), NHTMCP Đệ Nhất (Ficombank), NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). NHTMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.

3.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Tác giả sử dụng phƣơng pháp dữ liệu bảng để kiểm tra và phân tích mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi với 10 biến độc lập với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14 và thực hiện theo trình tự các bƣớc sau :

- Phân tích thống kê mô tả dữ liệu, khảo sát các cặp tƣơng quan giữa các biến

- Phân tích hiện tƣợng đa cộng tuyến bằng chỉ số VIF .

- Phân tích hồi quy và phƣơng trình hồi quy với ROA, ROE thông qua mô hình dữ liệu bảng.

- Kiểm định F test và Hausman để lựa chọn mô hình Pooled OLS, FEM, REM cho phù hợp.

Đầu tiên lựa chọn mô hình FEM và REM thông qua so sánh thông số Prob.Chi-Square bằng kiểm định Hausman, nếu Prob.Chi-Square có giá trị < α = 5% nên ta kết luận bác bỏ giả thuyết H0 với giả thiết H0 là nên chọn mô hình REM.

Trƣờng hợp loại bỏ mô hình REM, ta tiến hành kiểm định F test để chọn lựa mô hình Pooled OLS hay FEM bằng chỉ số P-value ≤ 5% để bác bỏ giả thuyết H0 với giả thiết H0 là nên chọn mô hình Pooled OLS.

Trƣờng hợp loại bỏ mô hình FEM, ta tiến hành kiểm định F test để chọn lựa mô hình REM hay Pooled OLS, tiến hành kiểm định nhân tử Largrange để chọn mô hình REM hay Pooled OLS bằng chỉ số P-value ≤ 5% để bác bỏ giả thuyết H0 với giả thiết H0 là nên chọn Pooled OLS.

- Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, ta tiến hành kiểm định mô hình đã chọn và xử lý vi phạm mô hình (nếu có).

- Dựa vào các giá trị thống kê để lựa chọn biến phù hợp

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.4.1. Phân tích thống kê mô tả 3.4.1. Phân tích thống kê mô tả

Phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc nhằm giúp ta nhìn sơ bộ về mẫu nghiên cứu. Phân tích thống kê mô tả sẽ đi tóm tắt thống kê các biến độc lập và các biến phụ thuộc của các NHTMCP có hội sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2015, qua đó cho biết giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của từng biến nghiên cứu.

3.4.2. Phân tích tự tƣơng quan

Phân tích tự tƣơng quan đƣợc sử dụng để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Phân tích nhằm xác định các biến có tƣơng quan với nhau hay không từ đó phát hiện dấu hiệu của mô hình có bị tƣơng quan hay không,

nếu có thì hiện đa cộng tuyến cũng có nguy cơ xảy ra. Để lƣợng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến định lƣợng, ta sử dụng hệ số tƣơng quan Peason, trị tuyệt đối của Peason cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính. Giá trị này tiến gần đến 1 khi hai biến có mối liên hệ tƣơng quan tuyến tính chặt chẽ, trƣờng hợp Peason = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tƣơng quan.

3.4.3. Phân tích hồi quy

Để đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc và xem chiều tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc nhƣ thế nào ta sử dụng phƣơng pháp tổng bình phƣơng bé nhất để hồi quy, hằng số và các tham số của mô hình sẽ đƣợc ƣớc lƣợng. Hệ số P-value của kết quả phân tích hồi quy cho biết mức độ tác động của các biến độc lập lên các biến phụ thuộc. Các mức thống kê có ý nghĩa thƣờng đƣợc sử dụng là 1%, 5%, 10% (có độ tin cậy là 99%, 95%, 90%). Trong nghiên cứu này, tác giả chọn mức ý nghĩa thống kê là 10% tức là biến độc lập chỉ đƣợc xem là có ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc khi giá trị P-value của từng biến độc lập trong mô hình hồi quy nhỏ hơn 10% (P-value < 0,1), tức là biến độc lập có ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc với độ tin cậy là 90%.

Hệ số R – squared từ kết quả phân tích cho biết mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu đến mức độ nào. Hay mức độ khác biệt của biến phụ thuộc có thể giải thích bởi sự khác biệt của các biến độc lập

3.4.4. Kiểm định tính thích hợp của mô hình

Sau khi phân tích hồi quy, vấn đề tiếp theo là xem xét mức độ phù hợp của mô hình đối với dữ liệu qua giá trị Prob > Chi - square. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ta đặt giả thuyết hệ số R-squared = 0. Nếu giá trị Prob < 5% thì bác bỏ giả thuyết.

3.4.5. Kiểm định Durbin Watson về tự tƣơng quan

Sau khi lựa chọn mô hình phù hợp, ta tiến hành kiểm định để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy và tìm ra những vi phạm giả thuyết (nếu có).

- Trƣờng hợp chọn mô hình FEM, ta đọc các kết quả hồi qui và tiến hành kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi, kiểm định tự tƣơng quan phần dƣ và kiểm định tƣơng quan phần dƣ của đơn vị chéo.

- Trƣờng hợp chọn mô hình REM, ta đọc các kết quả hồi qui và tiến hành kiểm định tự tƣơng quan.

- Trƣờng hợp chọn mô hình Pooled OLS, ta đọc các kết quả hồi qui và tiến hành kiểm định đa cộng tuyến, thiếu biến, phƣơng sai sai số thay đổi, phân phối chuẩn phần dƣ.

3.4.6. Kiểm định đa cộng tuyến

Khi phân tích tƣơng quan, hệ số tƣơng quan giữa các biến cao là dấu hiệu của đa cộng tuyến, đây là cơ sở để chúng ta kiểm định đa cộng tuyến. Để phát hiện trƣờng hợp một biến có tƣơng quan tuyến tính mạnh với các biến còn lại của mô hình. Ta sử dụng hệ số phóng đại phƣơng sai. Dựa vào kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính và hệ số phóng đại phƣơng sai, các biến có hệ số phóng đại phƣơng sai > 10 sẽ lần lƣợt bị loại khỏi mô hình và tiếp tục phân tích hồi quy cho đến khi không còn hiện tƣợng đa cộng tuyến

Sau khi kiểm định mô hình đã chọn, trƣờng hợp mô hình vi phạm thì tiến hành xử lý vi phạm mô hình, ta xử lí vi phạm bằng cách sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất tổng quát khả thi FGLS - Feasible General Least Square hoặc phƣơng pháp hiệu chỉnh số liệu mảng PCSE – Panel correted standar error.

Kết luận chƣơng 3

Chƣơng 3, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu, dựa trên các mô hình nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đƣợc trình bày tại Chƣơng 2 tác giả đặt giả thuyết nghiên cứu và xây dựng hai mô hình nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của các NHTMCP có hội sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh với 02 biến phụ thuộc ROA và ROE và cũng đã trình bày chi tiết phần mô tả, đo lƣờng các biến độc lập CAPITAL, SIZE, LIQUID, NPL, GDP, INF, LOAN, DEPOSIT, PROVI, COST. Giới thiệu chi tiết các bƣớc phân tích, kiểm định trong mô hình nghiên cứu thông qua việc phân tích thống kê mô tả, phân tích tự tƣơng quan, kiểm định đa cộng tuyến, phân tích hồi quy, kiểm định tính thích hợp của mô hình, kiểm định mô hình đã chọn, xử lý vi phạm mô hình (nếu có)

Trên cơ sở các nội dung của phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc trình bày ở chƣơng 3, tiếp theo chƣơng 4 tác giả trình bày kết quả nghiên cứu với những phân tích và các kiểm định cần thiết.

Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng về tỷ suất sinh lợi.

Với dữ liệu nghiên cứu đã thu thập, tác giả sử dụng hàm summarize trong phần mềm Stata 14 để phân tích thống kê mô tả đƣợc thực hiện nhằm mục đích tóm tắt đặc điểm của dữ liệu, kết quả đƣợc trình bày ở phụ lục 3. Thống kê mô tả phân tích các chỉ tiêu phổ biến nhƣ giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, độ lệch chuẩn. Dữ liệu thu thập của 10 ngân hàng trong giai đoạn 2008 – 2015 với các thông số về thống kê đƣợc tính toán theo bảng 4.1 nhƣ sau :

Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu

Tên biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất ROE 80 8.670118 6.3139 0.304259 28.4644 ROA 80 1.095645 1.0307 0.023519 5.95144 CAPITAL 80 12.82166 7.0611 4.255612 46.2446 COST 80 51.64302 13.768 22.71009 91.3087 LOAN 80 49.66186 14.176 11.56711 82.2852 DEPOSIT 80 60.81433 14.058 29.20983 89.2171 LIQUID 80 20.364 10.437 5.601566 42.8868 SIZE 80 7.710129 0.4625 6.770192 8.49348 PROVI 80 1.24687 0.9707 0.286938 5.54926 NPL 80 2.130735 1.7806 0 11.4 GDP 80 5.91 0.5943 5.03 6.78 INF 80 9.76875 6.9965 0.63 22.97

Bảng 4.1 mô tả giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và số mẫu quan sát dùng trong nghiên cứu.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAPITAL) có giá trị thấp nhất là 4.26% (năm 2011 của ACB) và lớn nhất là 46.244% (năm 2008 của LienVietPostbank). Tỉ lệ có giá trị trung bình là 12.8217% và độ lệch chuẩn là 7.0610.

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập (COST) có giá trị thấp nhất là 22.71% (năm 2001 của SGB) và tỷ lệ lớn nhất là 91.31% (năm 2008 của VietCapitalbank). Tỉ lệ có giá trị trung bình là 51.6430% và độ lệch chuẩn là 13.7682.

Cho vay khách hàng (LOAN) có giá trị nhỏ nhất là 11.5671% (năm 2008 của VietCapitalbank) và có giá trị lớn nhất là 82.2852% (năm 2009 của SGB). Tỉ lệ có giá trị trung bình là 49.66186% và độ lệch chuẩn là 14.17649.

Tiền gửi khách hàng (DEPOSIT) có giá trị nhỏ nhất là 29.2098% ( năm 2011 của Eximbank) và có giá trị lớn nhất là 89.21708% ( năm 2015 của Sacombank). Tỉ lệ có giá trị trung bình là 60.8143% và độ lệch chuẩn là 14.0578.

Tính thanh khoản (LIQUID) có giá trị nhỏ nhất là 5.6% (năm 2015 của Sacombank) và có giá trị lớn nhất là 42.89% ( năm 2012 của Eximbank). Tỉ lệ có giá trị trung bình là 20.364% và độ lệch chuẩn là 10,4370.

Quy mô tài sản (SIZE) có giá trị nhỏ nhất là 5,891,034 triệu đồng (năm 2008 của Namabank) và có giá trị lớn nhất là 331,513,679 triệu đồng (năm 2015 của SCB). Tỉ lệ có giá trị trung bình là 83,588,965 triệu đồng.

Rủi ro tín dụng (PROVI) có giá trị nhỏ nhất là 0,2869% (năm 2008 của LienVietPostbank) và có giá trị lớn nhất là 5.55% (năm 2008 của VietCapitalbank). Tỉ lệ có giá trị trung bình là 1.2468% và độ lệch chuẩn là 0.9707.

Nợ xấu (NPL) có giá trị nhỏ nhất là 0.28% (năm 2009 của LienVietPostbank) và có giá trị lớn nhất là 11.4% ( năm 2010 của SCB). Tỉ lệ có giá trị trung bình là 2.1307% và độ lệch chuẩn là 1.7806.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 ROA ROE

Biểu đồ 4.1. ROA, ROE bình quân của các NHTMCP có hội sở chính tại TPHCM giai đoạn 2008 – 2015

Giai đoạn 2008 – 2015, hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng tác động ảnh hƣởng không nhỏ từ những khó khăn của nền kinh tế trong bối cảnh chung của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những khó khăn từ thị trƣờng hàng hóa, thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng chứng khoán cùng với những tồn tại hạn chế trong chính hoạt động của các NHTMCP trên địa bàn hội tụ, phát sinh trở thành những vấn đề lớn của nên kinh tế, nhất là tình hình nợ xấu phát sinh và có xu hƣớng tăng; cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn không hợp lý, chủ yếu tập trung tín dụng, đầu tƣ trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN, một số tổ chức tín dụng không có đầu mục đầu tƣ hoặc vốn huy động ngắn hạn là chủ yếu song tập trung nhiều vào cho vay trung hạn, cho vay bất động sản, do đó tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn.

Sự tăng trƣởng của các hoạt động kinh doanh và việc mở rộng hoạt động, mạng lƣới hoạt động gắn liền với hiệu quả hoạt động, các sản phẩm dịch vụ sẽ mang lại tiện ích cho khách hàng, thu hút khách hàng và mở rộng thị phần, đó là kết quả của tăng trƣởng hiệu quả. Tuy nhiên trong thời gian qua gần đây khi một số vụ việc liên quan đến hoạt động ngân hàng phát sinh, tâm lý thị trƣờng và niềm tin của ngƣời dân ảnh hƣởng đã trực tiếp tác động đến các hoạt động kinh doanh của một số NHTMCP.

Bảng 4.2. ROA tại các NHTMCP có hội sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2015 ĐVT: % Ngân hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 ABBANK 0.37 1.18 1.26 0.75 0.86 0.24 0.17 0.14 ACB 2.10 1.31 1.14 1.14 0.44 0.50 0.53 0.14 Eximbank 1.47 1.73 1.38 1.65 1.26 0.39 0.21 0.03 HDBank 0.63 1.02 0.78 0.95 0.62 0.25 0.48 0.59 LienVietpostbank 5.95 3.11 1.95 1.74 1.31 0.71 0.46 0.33 Namabank 0.16 0.51 0.96 1.26 1.13 0.47 0.50 0.55

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)