KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP GIA TĂNG TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NHTMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 94)

5.2.1. Đối với các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 5.2.1.1. Hạn chế và xử lý nợ xấu

Kết quả hồi quy trong hai mô hình ROA, ROE cho thấy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có tác động tiêu cực và mức độ ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở

hữu của các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là mạnh mẽ nhất với hệ số ƣớc lƣợng hồi quy là 0.58785243.

Nhằm hạn chế và xử lý nợ xấu để có thể giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trên tổng dƣ nợ các NHTMCP cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

- Tập trung đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu:

Ngay từ những ngày đầu khi khách hàng có dấu hiệu chuyển biến xấu đi, các ngân hàng phải có biện pháp hợp tác với khách hàng để giải quyết tình hình. Khi đánh giá khách hàng vẫn còn khả năng khôi phục sản xuất kinh doanh, các ngân hàng cần tiến hành cơ cấu nợ cho khách hàng nếu nguồn tiền của khách hàng tạm thời chƣa về kịp, tiến hành miễn, giảm lãi cho khách hàng, cho vay cơ cấu tài chính… mặt khác ngân hàng cũng có thể tiếp tục giải ngân để khách hàng duy trì hoạt động kinh doanh, giúp khách hàng thoát khỏi việc phá sản và tránh thất thoát tài sản cho ngân hàng, tuy nhiên số tiền giải ngân sẽ thấp hơn số tiền thu nợ để có thể giúp khách hàng giảm dần nợ vay.

Khi khách hàng không còn khả năng chi trả, ngân hàng cần làm việc để khách hàng đồng ý bàn giao tài sản cho ngân hàng xử lý, tránh việc khởi kiện gây mấy uy tín cho cả hai bên, trƣờng hợp khách hàng không hợp tác cần hoàn thiện toàn bộ hồ sơ pháp lý để có thể khởi kiện khách hàng nhằm thu hồi nợ xấu.

Một trong những giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay là bán nợ cho các công ty tổ chức thu mua nợ nhƣ DATC và VAMC để các công ty này tập trung trong việc thu hồi nợ. Mặc dù hiệu quả không cao bằng việc ngân hàng tự xử lý nợ, nhƣng tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí trong việc xử lý nợ, đồng thời có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh cũng nhƣ đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ vẫn còn khả năng thu hồi. Ngoài ra công ty quản lý tài sản VAMC khi mua lại nợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ có khoảng thời gian 5 năm để tiến hành trích lập dự phòng rủi ro, nhờ đó giúp làm giảm chi phí trích lập dự phòng, nâng tỷ suất sinh lợi cho ngân hàng.

- Tăng cƣờng siết chặt kiểm soát hoạt động cho vay bằng lãi suất và kết hợp phƣơng pháp giải quyết nợ xấu.

Phát triển hệ thống ngân hàng đa năng theo hƣớng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng, có khả năng cạnh tranh lớn hơn dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Xây dựng một chính sách tín dụng là việc cụ thể hoá các quy định về cho vay của mục tiêu kinh doanh tại ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Một chính sách cho vay cần phải có những quy định rõ ràng và phải đƣợc truyền đạt đến tất cả các bộ phận có liên quan dƣới hình thức văn bản cụ thể trong đầu tƣ đối với khách hàng.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, sử dụng vốn vay : trong thực tế có một số khách hàng sử dụng sai mục đích, cố tình chiếm dụng vốn vay cho hoạt động khác với hoạt động đã cam kết ban đầu với ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra hồ sơ giải ngân chặt chẽ, giám sát dự án cho vay định kỳ.

Đối với khách hàng cũ thì cần phải tạo mọi điều kiện để phục vụ khách hàng nhanh hơn, chất lƣợng hơn, giúp cạnh tranh lành mạnh, qua đó thu hút nhiều khách hàng có uy tín đến giao dịch, mở rộng thị phần tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng phải thƣờng xuyên phân loại khách hàng theo tiêu chí nhất định để có chính sách ƣu đãi nhất định. Những doanh nghiệp có uy tín, có quan hệ tín dụng thƣờng xuyên, trả nợ gốc và lãi đúng hạn thì phải đƣợc hƣởng ƣu đãi nhƣ giảm lãi suất tiền vay, tăng lãi suất tiền gửi, giảm phí dịch vụ...

- Nâng cao vị thế, chất lƣợng hoạt động, phục vụ của ngân hàng để tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng bằng những hành động thiết thực. Niềm tin phải đƣợc xây dựng trên cơ sở thông tin minh bạch và kịp thời. Vì vậy mỗi ngân hàng cần phải minh bạch hoá thông (chính sách lãi suất, chính sách đầu tƣ, chính sách khách hàng, tình hình nợ xấu…). Xây dựng hệ thống thông tin để hình thành

cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích để đƣa ra những quyết sách điều hành nhanh nhạy và khoa học.

- Quản trị chất lƣợng tín dụng là việc cần thiết để hạn chế nợ xấu, việc nâng cao quản trị chất lƣợng tín dụng đƣợc tác giả trình bày tại mục 5.2.1.4

5.2.1.2. Mở rộng quy mô tổng tài sản

Kết quả hồi quy trong hai mô hình ROA, ROE cho thấy quy mô tổng tài sản của ngân hàng có tác động tích cực và mức độ ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với mức ý nghĩa thống kê 5% với hệ số hồi quy ƣớc lƣợng 0.41528511 là khá cao, nghĩa là khi quy mô tài sản tăng 1 tỷ đồng khi các yếu tố khác không đổi thì tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản tăng lên 0.41528511%. Để mở rộng quy mô tổng tài sản cần thực hiện một số biện pháp sau:

Điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đạt đƣợc mục đích cân bằng tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trƣởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bƣớc phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Xây dựng kế hoạch, mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Căn cứ những kết quả nghiên cứu thị trƣờng và khách hàng, kết hợp với định hƣớng và chiến lƣợc phát triển của mỗi ngân hàng cũng nhƣ tình hình kinh tế mà các ngân hàng xây dựng kế hoạch và mục tiêu cần đạt đƣợc trong hoạt động tín dụng theo từng thời kỳ từ ngắn hạn đến dài hạn.

Nâng cao chất lƣợng của hệ thống thông tin tín dụng. Tổ chức lƣu trữ, thu thập thông tin thị trƣờng, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng... dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học nhằm giảm thiểu tối đa thời gian và thủ tục hồ sơ cho khách hàng.

Các ngân hàng có thể tiến hành tăng trƣởng tín dụng để mở rộng quy mô hoạt động, tuy nhiên việc mở rộng quy mô bằng phƣơng thức tăng trƣởng tín dụng cần đƣợc xem xét cẩn trọng vì nếu không kiểm soát tốt, tình hình nợ xấu tăng cao,

không những không giúp tăng tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng mà còn khiến lợi nhuận của ngân hàng giảm mạnh.

Việc mở rộng quy mô tổng tài sản cần chú trọng đảm bảo gắn với tốc độ tăng trƣởng quy mô tổng tài sản và tốc độ tăng trƣởng vốn chủ sở hữu, tiền gửi khách hàng, tính thanh khoản, cho vay khách hàng, dự phòng rủi ro tín dụng hợp lý.

5.2.1.3. Nâng cao quản lý chi phí hoạt động

Theo kết quả nghiên cứu ở chƣơng 4 chi phí hoạt động có ảnh hƣởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập hoạt động càng cao thì tỷ suất sinh lợi của ngân hàng càng thấp, điều này cho ta thấy việc quản lý chi phí hoạt động là việc vô cùng cần thiết. Để nâng cao tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thì ngoài việc tăng doanh thu thì ngân hàng cần tiết kiệm chi phí.

Việc thành lập mỗi điểm giao dịch dù lớn hay nhỏ đều phát sinh các khoản chi phí nhƣ nhân sự, đầu tƣ trụ sở, đầu tƣ tài sản cố định, xe cộ, máy móc thiết bị, vật phẩm vật liệu, quảng bá, điện, nƣớc, an ninh, phòng cháy chữa cháy, hệ thống mạng,… do đó việc mở rộng hay thành lập điểm giao dịch mới cần phải đƣợc xem xét và tính toán kỹ lƣỡng trƣớc khi quyết định. Đồng thời cần xây dựng chiến lƣợc phát triển hệ thống theo hƣớng tinh gọn, tập trung nâng cấp đầu tƣ chuyên sâu cho các điểm còn lại tốt hơn, hiệu quả hơn.

Đầu tƣ công nghệ góp phần nâng cao chất lƣợng quản lý, kiểm soát, tăng tiện ích cho khách hàng… phát huy và ứng dụng hiệu quả công nghệ góp phần giảm chi phí cho ngân hàng.

Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí thì có những khoản chi ngân hàng phải chấp nhận gia tăng chi phí nhƣ trong hoạt động marketing, quảng bá thƣơng hiệu nhằm giành thị phần.

5.2.1.4. Hạn chế RRTD gắn với việc nâng cao quản lý chất lƣợng tín dụng

Nhƣ kết quả chƣơng 4, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trên dƣ nợ của các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hƣởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp

nâng cao chất lƣợng tín dụng gắn với việc xử lý nợ xấu để giảm tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng nợ, từ đó mới gia tăng tỷ suất sinh lợi cho ngân hàng.

Các ngân hàng cần nâng cao quy trình tín dụng một cách chặt chẽ và đánh giá quản trị rủi ro trong từng khâu của quy trình thẩm định tín dụng.

Ngay từ khâu bắt đầu cho vay các ngân hàng cần thẩm định tƣ cách pháp lý của khách hàng một cách thận trọng và kỹ càng cũng nhƣ xem phƣơng án vay vốn, tránh việc thẩm định chỉ trên hồ sơ mà khách hàng cung cấp; xem xét nguồn thu có thật sự nhƣ khách hàng cung cấp hay không, có phù hợp với quy định pháp luật hay không và nguồn thu có đáp ứng khoản vay của khách hàng hay không; có thể định giá tài sản đảm bảo dựa vào kết quả độc lập của một bên thứ ba để đảm bảo minh bạch hơn và cần đánh giá tài sản đảm bảo định kỳ nhằm tránh tình trạng khi xảy ra nợ xấu không đủ tài sản thu hồi nợ. Trong quá trình thực hiện hợp đồng vay tín dụng, ngân hàng cần theo dõi và kiểm soát để hỗ trợ và có những giải pháp kịp thời can thiệp nếu khách hàng có dấu hiệu trả nợ không tốt.

Một yếu tố không kém phần quan trọng là đạo đức của nhân viên tín dụng. Ngoại trừ những nguyên nhân khách quan thì nợ xấu xảy ra do cán bộ ngân hàng cấu kết với khách hàng để làm hồ sơ chứng từ giả cũng nhƣ thẩm định sai lệch tình hình thực tế đề tạo điều kiện cho khách hàng vay. Chính vì vậy trong khâu tuyển dụng cần tuyển nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và trong quá trình làm việc cũng nên thƣờng xuyên đào tạo nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên của ngân hàng gắn với việc nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng thời để việc thẩm định đạt chất lƣợng ngoài nghiệp vụ chuyên môn thì đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng tổng hợp, dự báo tình hình … nhằm bổ trợ cho công tác thẩm định.

5.2.1.5. Tăng vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản tại các ngân hàng vì vậy các ngân hàng cần chú trọng tăng vốn chủ sở hữu gắn với việc thực hiện theo lộ trình phát triển của ngân hàng cũng nhƣ quy định của pháp luật. Để tăng vốn chủ sở hữu, ta nên thực hiện một số biện pháp sau:

- Phát hành cổ phiếu và trái phiếu có khả năng chuyển đổi là một trong những biện pháp giúp ngân hàng tăng quy mô vốn chủ sở hữu nhanh nhất, ngoài tăng vốn điều lệ theo mệnh giá cổ phiếu còn đƣợc thặng dƣ vốn. Lựa chọn đƣợc phƣơng án tăng vốn chủ sở hữu có lợi và phù hợp nhất, các nhà quản trị cần phân tích các biện pháp tăng vốn trong quan hệ với mục đích và chiến lƣợc của từng ngân hàng.

- Thu hút đối tác chiến lƣợc: để có thể thu hút các đối tác chiến lƣợc, các NHTMCP cần có định hƣớng phát triển rõ ràng chiến lƣợc tăng trƣởng hợp lý để có thể tạo niềm tin nơi nhà đầu tƣ. Đối với những ngân hàng yếu kém cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, tiến hành các biện pháp hợp nhất và sáp nhập đề có thể cải thiện tình hình kinh doanh.

- Hợp nhất và sát nhập các ngân hàng đƣợc xem là giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, tái cấu trúc các định chế tài chính thông qua việc tăng quy mô hoạt động, mạng lƣới, vốn, cơ sở khách hàng, kết hợp các lợi thế kinh doanh của các tổ chức hợp nhất, sát nhập nhằm tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho cổ đông, ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.

- Việc sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để tăng vốn giúp ngân hàng không phụ thuộc vào thị trƣờng vốn nên tránh đƣợc các chi phí huy động vốn thả nổi, không tốn kém chi phí, không hoàn trả đồng thời cũng không làm loãng quyền kiểm soát ngân hàng cũng nhƣ không đe dọa đến quyền kiểm soát của các cổ đông hiện thời, tránh đƣợc tình trạng làm loãng phần sở hữu ngân hàng và lợi nhuận từ mỗi cổ phiếu đang nắm giữ của họ trong những năm sau.

- Việc tăng vốn chủ sở hữu cũng cần chú trọng đảm bảo các giải pháp mở rộng quy mô tổng tài sản nêu tại mục 5.2.1.2 gắn với tốc độ tăng trƣởng vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng trƣởng quy mô tài sản.

- Xác định cơ cấu tổ chức và quản trị thúc đẩy các mô hình quản lý vốn hiệu quả, các mô hình quản lý vốn hiệu quả, các mô hình phối hợp cho các bộ phận có liên quan đến quản trị tài chính và rủi ro ngân hàng. Nhờ vậy sẽ: cải thiện năng lực

trong đánh giá mức độ an toàn vố; phân bổ, quản trị vốn hiệu quả hơn và tiết kiệm vốn; đo lƣờng hiệu quả hoạt động và quản lý dựa trên giá trị.

5.2.1.6. Tăng cƣờng nghiên cứu và dự báo tốc độ lạm phát trong nền kinh tế

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lạm phát có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế có xu hƣớng khôi phục sau khi chịu do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, hiệu quả đầu tƣ thấp, tỷ nợ xấu và hàng tồn kho vẫn ở mức cao, kiểm soát lạm phát chƣa mang lại hiệu quả, tiềm ẩn nguy cơ tăng giá. Do đó, các ngân hàng cần phải có xây dựng đội ngũ dự báo chính xác đƣợc tốc độ lạm phát trong từng thời kỳ để có những định hƣớng phát triển phù hợp, nghiêm chỉnh thực hiện chỉ đạo của Chính phủ để góp phần kiềm chế lạm phát, tăng thu nhập thực cho ngân hàng.

5.2.1.7. Kiểm soát khả năng thanh khoản ở mức hợp lý, nâng cao hiệu quả quản trị tài sản nợ, có, nhất là quản trị thanh khoản quản trị tài sản nợ, có, nhất là quản trị thanh khoản

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng, khó khăn, tính thanh khoản tác động ngƣợc chiều đối với tỷ suất sinh lợi . Tuy nhiên hiện nay nền kinh tế đã phục hồi thì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)