TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 32)

2.2.1. Khái niệm

Theo luật các tổ chức tín dụng ban hành 26/12/1997 NHTM là một doanh nghiệp thực hiện toàn bộ “ hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán”.

Ngân hàng ra đời ở nƣớc ta năm 1951 với tên gọi “Ngân hàng quốc gia Việt Nam”. Cho đến 26/03/1988, nghị định 53/HĐBT quyết định chia hệ thống ngân hàng Việt Nam thành 2 cấp, tách bạch chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ (Ngân hàng nhà nƣớc) và chức năng kinh doanh tiền tệ (Ngân hàng thƣơng mại). Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nƣớc, ngành ngân hàng đã có những phát triển vƣợt bậc góp phần vào công cuộc đổi mới đất nƣớc. Ngành ngân hàng ngày càng hiện đại về công nghệ, nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng, tham gia rộng rãi vào thị trƣơng tiền tệ trong khu vực và quốc tế.

NHTM là ngân hàng đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. (Nghị định số

59/2009/NĐ-CP của chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM).

Theo luật NHNN: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thƣờng xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.

2.2.2. Chức năng của Ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế.

Tầm quan trọng của các Ngân hàng thƣơng mại có thể đƣợc minh họa một cách chi tiết thông qua các chức năng cơ bản của nó.

2.2.2.1. Chức năng trung gian tài chính

Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò là "cầu nối" giữa ngƣời dƣ thừa vốn và ngƣời có nhu cầu về vốn.

Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng thƣơng mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng thƣơng mại vừa đóng vai trò là ngƣời đi vay vừa đóng vai trò là ngƣời cho vay.

Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thƣơng mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: ngƣời gửi tiền, ngân hàng và ngƣời đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Chức năng trung gian tín dụng đƣợc xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thƣơng mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thƣơng mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác.

2.2.2.2. Chức năng trung gian thanh toán

Ngân hàng thƣơng mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhƣ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò là ngƣời "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là

ngƣời giữ tài khoản của họ.

Ngân hàng thƣơng mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng vì tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng chính là một phần tiền gửi trƣớc đó. Việc các ngân hàng thƣơng mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thƣơng mại cung cấp cho khách hàng nhiều phƣơng tiện thanh toán thuận lợi, giảm đƣợc lƣợng tiền mặt trong lƣu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lƣu thông tiền mặt nhƣ chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền...

Đối với ngân hàng thƣơng mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dƣ có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của ngân hàng thƣơng mại.

2.2.2.3. Chức năng "tạo tiền"

Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Nhƣng với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, ngân hàng thƣơng mại có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thƣơng mại. Đây chính là một bộ phận của lƣợng tiền đƣợc sử dụng trong các giao dịch.

Ban đầu từ những khoản tiền dự trữ tăng lên, ngân hàng thƣơng mại sử dụng để cho vay bằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ đƣợc quay lại ngân hàng thƣơng mại một phần khi những ngƣời sử dụng tiền gửi vào dƣới dạng tiền gửi không kỳ hạn. Quá trình này tiễp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên một lƣợng tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này, đến lƣợt nó chịu

tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vƣợt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng.

Với chức năng "tạo tiền", hệ thống ngân hàng thƣơng mại đã làm tăng phƣơng tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Rõ ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do ngân hàng trung ƣơng phát hành ra mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lƣợng tiền ghi sổ do các ngân hàng thƣơng mại tạo ra.

Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lƣu thông tiền tệ. Một khối lƣợng tín dụng mà NHTM cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của ngân hàng thƣơng mại, từ đó làm tăng lƣợng tiền cung ứng.

2.2.2.4. Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính

NHTM tạo điều kiện để tài trợ ngoại thƣơng. Trong trao đổi buôn bán, ngƣời mua phải thanh toán cho ngƣời bán bằng đồng ngoại tệ khác. Để làm điều đó, ngƣời mua hàng có thể đến các ngân hàng thƣơng mại để đổi lấy những đồng tiền thích hợp một cách nhanh chóng và có lợi nhất, theo nhu cầu của mình. Trong trao đổi, có thể tiến hành thuận lợi hơn thông qua việc phát hành thƣ tín dụng. Khi một thƣ tín dụng của NHTM đƣợc phát hành, cả ngƣời bán lẫn ngƣời mua đƣợc bảo vệ, loại và điều kiện hàng hóa đƣợc xác định và tín dụng ngân hàng đƣợc chuyển cho ngƣời mua theo số lƣợng hàng hóa đó.Việc tài trợ của các NHTM cho hoạt động ngoại thƣơng và du lịch góp phần vào quá trình tự do hóa ngoại thƣơng giữa các nƣớc với nhau và với một phí tổn thấp hơn. Vì hoạt động ngoại thƣơng trải rộng khắp thế giới và do vậy, dịch vụ ngân hàng đối ngoại của các NHTM cũng tăng lên không ngừng.

Các dịch vụ mà NHTM cung cấp nhƣ: cung cấp dịch vụ ủy thác; tƣ vấn tài chính; quản lý tiền mặt; dịch vụ thuê mua thiết bị; cho vay tài trợ dự án; bán các dịch vụ bảo hiểm; cung cấp các kế hoạch hƣu trí; cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tƣ chứng khoán;dịch vụ quỹ tƣơng hỗ và trợ cấp; dịch vụ ngân hàng đầu tƣ và ngân hàng bán buôn

2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn

Đây là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng nhất, ảnh hƣởng tới chất lƣợng hoạt động của ngân hàng. Vốn đƣợc ngân hàng huy động dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ huy động dƣới hình thức tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá. Mặt khác trên cơ sở nguồn vốn huy động đƣợc, ngân hàng tiến hành cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, cho các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phƣơng và cả nƣớc. Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng, tạo uy tín của ngân hàng ngày càng cao, các ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh, mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế và các tổ chức dân cƣ, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó các ngân hàng thƣơng mại phải căn cứ vào chiến lƣợc, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nƣớc, của địa phƣơng . Từ đó đƣa ra các loại hình huy động vốn phù hợp nhất là các nguồn vốn trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc

2.2.3.2. Hoạt động cấp tín dụng

Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trƣờng . Do vậy ngân hàng cần phải nghiên cứu và đƣa ra chiến lƣợc sử dụng vốn của mình sao cho hợp lý nhất .

Một là, ngân hàng tiến hành cho vay. Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM. Theo thống kê, nhìn chung thì khoảng 60%- 75% thu nhập của ngân hàng là từ các hoạt động cho vay. Thành công hay thất bại của một ngân hàng tuỳ thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành công của tín dụng xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng. Các loại cho vay có thể phân loại bằng nhiều cách, bao gồm: mục đích, hình thức bảo đảm, kỳ hạn, nguồn gốc và phƣơng pháp hoàn trả...

Hai là tiến hành đầu tƣ. Ngoài hình thức phổ biến là cho vay, ngân hàng còn sử dụng vốn để đầu tƣ.

Ba là nghiệp vụ ngân quỹ. Nghề ngân hàng là một nghề kinh doanh đầy mạo hiểm, trong hoạt động của mình, ngân hàng không thể bỏ qua sự “an toàn”. Vì vậy, ngoài việc cho vay và đầu tƣ để thu đƣợc lợi nhuận, ngân hàng còn phải sử dụng

một phần nguồn vốn huy động đƣợc để đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc do Trung ƣơng đề ra.

2.2.3.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản

Là trung gian tài chính, ngân hàng có rất nhiều lợi thế. Một trong những lợi thế đó là ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để thanh toán nhanh chóng , thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đƣa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán nhƣ thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu , các loại thẻ …cung cấp mạng lƣới thanh toán điện tử , kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần.

Mặt khác, các ngân hàng thƣơng mại còn tiến hành môi giới, mua, bán chứng khoán cho khách hàng và làm đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty.

2.2.3.4. Hoạt động kinh doanh khác

Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ uỷ thác nhƣ uỷ thác cho vay , uỷ thác đầu tƣ, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ…

2.3. Tổng quan về tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thƣơng mại 2.3.1. Khái niệm 2.3.1. Khái niệm

Lợi nhuận là thƣớc đo khả năng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên chỉ dùng lợi nhuận để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng thì không đầy đủ vì không phản ánh đƣợc tỷ lệ thu nhập đạt đƣợc trên cùng một đơn vị đầu tƣ nhƣ tài sản, vốn chủ sở hữu… để đánh giá chính xác hơn ngƣời ta sử dụng tỷ suất sinh lợi.

Tỷ suất sinh lợi của một tài sản là mức thu nhập mà nhà đầu tƣ kỳ vọng sẽ thu đƣợc trong tƣơng lai trên mỗi đồng vốn đầu tƣ ban đầu vào tài sản đó.

Tỷ suất sinh lợi là một tỷ số tài chính phản ánh khả năng sinh lợi của một ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi càng cao thì ngân hàng hoạt động càng có lãi, ngƣợc lại tỷ suất sinh lợi càng âm thì ngân hàng càng thua lỗ trong hoạt động kinh doanh.

khác tạo ra thu nhập nhƣ tổng tài sản, vốn cổ phần của NHTM. Tỷ suất sinh lời của NHTM đƣợc thể hiện qua các chỉ số nhƣ tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA). Bên cạnh đó, ngoài hệ số ROA và ROE, nhiều nhà nghiên cứu còn sử dụng thêm mốt số hệ số đặc thù để đo lƣờng khả năng sinh lời nhƣ tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên, chênh lệch lãi suất bình quân, tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản cố định....

2.3.2. Những chỉ tiêu đo lƣờng tỷ suất sinh lợi tại các NH thƣơng mại.

Các giới chức điều hành ngân hàng và các nhà phân tích ngân hàng sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng nhƣ: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE - return on equity), tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản tỷ (ROA- return on asset), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên, tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên…

Giống nhƣ tất cả các chỉ số tài chính khác, mỗi tỷ lệ đo lƣờng khả năng sinh lời đƣợc sử dụng trong từng trƣờng hợp khác nhau và phản ánh những ý nghĩa không khác nhau đáng kể.

2.3.2.1. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA- Return On Assets)

Hệ số ROA đƣợc tính bằng cách chia lợi tức ròng của ngân hàng cho tổng tài sản (tài sản có bình quân):

Lợi nhuận ròng

ROA (%) = * 100

Tổng tài sản

ROA là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý, nó chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. Nó là một tiêu chuẩn có giá trị khi so sánh doanh lợi của một ngân hàng này với một ngân hàng khác, hoặc với hệ thống ngân hàng thƣơng mại với nhau. Mức lợi nhuận thấp có thể là kết quả của các chính sách đầu tƣ và cho vay bảo thủ hay các chi phí hoạt động quá mức. Hệ số ROA cao có thể là kết quả của các hoạt động hữu hiệu.

2.3.2.2. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE- Return on equity)

Ngƣợc lại, ROE là một chỉ tiêu đo lƣờng tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng, nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận đƣợc từ việc đầu tƣ vào ngân hàng. Tiêu chuẩn này là quan trọng nhất đối với các cổ đông của một ngân hàng, bởi vì nó phản ánh cái mà ngân hàng kiếm đƣợc từ vốn đầu tƣ. Hệ số này thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trƣờng, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của NH nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là NH đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tƣ hơn.

ROE đƣợc tính theo công thức:

Lợi nhuận ròng

ROE (%) = * 100 Vốn chủ sở hữu

2.3.2.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM – Net Interest Margin)

Chỉ tiêu này đo lƣờng tính hiệu quả và khả năng sinh lời, đồng thời cho biết thu nhập lãi thuần từ các khoản đầu tƣ bởi nguồn huy động vốn từ tiền gửi; đi vay ngân hàng và là nguồn quan trọng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Thu nhập từ lãi là các khoản thu nhập mà ngân hàng có đƣợc từ tài sản nhƣ cho vay, thấu chi, tài trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)